CÂU HỎI
Một bệnh nhân nam 57 tuổi được đưa tới bệnh viện do mất nước và lú lẫn. Tại khoa cấp cứu bệnh nhân kêu khát nước và được xác định lượng Na huyết là 162meq/dL, creatinin: 2,2mg/dL. Sau khi được truyền dịch đường tĩnh mạch, bệnh nhân tỉnh táo và nói với bạn rằng mỗi ngày ông ta uống một lượng lớn nước và đi tiểu khoảng 2l. Lượng Na vẫn duy trì ở mức 150meq/L, và nồng độ thẩm thấu nước tiểu là 80 mosmol/kg. Sau khi hạn chế lượng nước đưa vào cẩn thận, bạn cho bệnh nhân dùng 10µg desmopressin đường mũi và định lượng lại nồng độ thẩm thấu nước tiểu bệnh nhân, kết quả là 94 mmosmol/kg. Nguyên nhân thích hợp nhất gây ra tình trạng tăng natri ở bệnh nhân này là?
A. Thở sâu mạn tính.
B. Đái tháo nhạt.
C. Uống quá nhiều.
D. Mất qua đường tiêu hóa.
E. Sử dụng thuốc lợi tiểu.
TRẢ LỜI
Có ít trường hợp cần chẩn đoán phân biệt với tăng Natri máu, đây là hậu quả của tình trạng mất nước tương đối. Nước bị mất qua thận hoặc không qua thận. Nồng độ thẩm thấu nước tiểu là dữ liệu quan trọng. Nếu bệnh nhân bài tiết một lượng nhỏ trong số lượng lớn nước tiểu tập trung được thì mất qua đường tiêu hóa (tiêu chảy thẩm thấu), không biết (qua da hoặc hô hấp), hoặc qua thận (đái tháo đường) sẽ là các nguyên nhân gây ra tình trạng này. Bệnh nhân này bài tiết một lượng lớn nước tiểu loãng, bài tiết < 750 mosms trong nước tiểu hàng ngày, và sẽ được sử dụng lợi tiểu. Đái tháo nhạt trung tâm hay tại nhu mô thận phải là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Ở bệnh nhân này, việc không đáp ứng với Desmopressin cho thấy đây là đái tháo nhạt tại thận.
Đáp án: B.