Bệnh sinh ra do nhiễm phải vi khuẩn hình lưỡi liềm ở nông thôn gọi loại lúa mạch đó là lúa mạch hôn mê. hoặc loại lúa mạch bệnh khuẩn đỏ. Không chỉ ở cây lúa mạch, mà tất cả các cây lúa đều có thể nhiễm phải loại khuẩn này, rồi gây ra độc tố men đỏ. Sau khi dùng các loại thực phẩm đó sẽ gây ra bệnh này.
Khi thu hoạch mà gặp phải trời mưa dầm ẩm thấp là lúc dễ nhiễm phải khuẩn hình lưỡi liềm nhất. Nếu khi lúa mạch ngậm sữa gặp trời mưa phùn hoặc sau khi thu hoạch lại đánh đống để quá lâu thì sẽ là cơ hội tốt tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh trưởng. Bề ngoài của hạt lúa mạch mang bệnh lên men đỏ là hạt lúa mạch bình thường không giống nhau, vỏ xám không trơn, hạt không mẩy căng, dễ mủn thành bột, có khi còn lốm đốm màu phấn nhạt. Hạt nặng bằng một nửa hạt mạch tốt, bên trong chứa chất lòng trắng trứng thì rõ ràng đã có biến dạng. Hạt nảy mầm khả năng là thấp.
Độc tố của bệnh men khuẩn đỏ này có khả năng kháng nhiệt rất mạnh, ở 60oC phải duy trì trong 2 ngày mới bị phá hủy, còn ở 100°c khi đun 1 giờ mà chất độc không hề giảm. Dùng bột mạch này để làm thực phẩm, thì bất kể là chế biến nấu, rán, luộc, ninh V.V…. theo kiểu gì thì sự gây bệnh cũng không thay đổi. Khi ngộ độc rồi bệnh phát rất nhanh, thường chỉ 1 giờ sau khi ăn đã thấy xuất hiện triệu chứng, có khi chỉ hơn 10 phút. Đầu tiên có ợ chua, lạnh, váng đầu, chóng mặt tinh thần sa sút, bước đi lộn xộn, có khi lại có biểu hiện là hưng phấn sắc mặt đỏ bừng lên. Do người bệnh có những biểu hiện giống như người vừa uống rượu xong bị say tuý luý cho nên mới gọi đó là bệnh tuý cốc (bệnh say ngũ cố). Đa số các triệu chứng nhanh chóng sẽ rút đi, nhưng cũng có khi kéo dài 2 đến 3 ngày. Có một số ít bệnh nhân bị rất nặng do ăn nhiều lần. Nhưng chưa có báo cáo nào về các trường hợp tử vong.
Khi gặp phải các ca bệnh nghi ngờ thì phải kiểm tra ngay các loại cốc. Bằng mắt thường cũng có thể phát hiện được các hạt mạch mang bệnh khuẩn đỏ, dùng kính hiển vi phóng sẽ nhìn thấy rất rõ các đám màu phấn hồng, đồng thời dưới kính hiển vi sẽ nhìn rõ các khuẩn tơ dày ở vách, các đám dầy bao tử, điều này có thể giúp cho chẩn đoán.
Do các hạt mạch có mầm bệnh là nhẹ, do vậy khi chọn hạt có thể tách chúng ra được. Chỉ cần có ý thức về lúa mạch cô có bệnh men khuẩn đỏ, thì việc đề phòng là không khó.
Chữa trị bệnh này, ngoài việc rửa dạ dày và thụt ra, thì điều trị trực tiếp đúng bệnh là chủ yếu.