CÂU HỎI
Bệnh nhân nữ, 55 tuổi, vào viện vì khó thở khi gắng sức.Chị có tiền sử tăng huyết áp từ năm 32 tuổi, và béo phì BMI là 44, chức năng phổi có rối loạn thông khí hạn chế nhẹ. Siêu âm tim cho thấy dày thất trái, phân số tống máu thất trái là 70%, áp lực tống máu của thất phải là 50mmHg, nhưng siêu âm tim không chỉ ra được có tăng áp lực động mạch phổi hay không. Thông tim được tiến hành và kết quả như sau:
Áp lực động mạch trung bình là 110mmHg.
Áp lực thất trái cuối kỳ tâm trương là 25mmHg.
Áp lực động mạch phổi kỳ tâm thu là 48mmHg.
Áp lực động mạch phổi kỳ tâm trương là 20mmHg.
Áp lực động mạch phổi trung bình là 34mmHg.
Lưu lượng tim tống máu là 3,4 ml/p.
Vậy nguyên nhân có khả năng nhất gây khó thở ở bệnh nhân này là?
A. Huyết khối động mạch phổi mạn tính.
B. Suy tim tâm trương.
C. Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn.
D. Tăng áp động mạch phổi.
E. Suy tim tâm thu.
TRẢ LỜI
Trong phác đồ chẩn đoán tăng áp động mạch phổi thì thông tim là rất quan trọng trong đánh giá biểu hiện và mức độ tăng áp động mạch phổi. Áp lực trong thất phải kỳ tâm thu trên siêu âm tim có thể dùng để ước lượng áp lực động mạch phổi, tuy nhiên độ chính xác phụ thuộc vào mức độ hở van 3 lá và máy siêu âm. Tình trạng bệnh nhân này không cho phép tiến hành siêu âm tim 1 cách chính xác, do đó thông tim được sử dụng cho đo áp lực động mạch phổi cũng như xác định nguyên nhân gây ra tăng áp động mạch phổi. Kết quả thông tim phải cho thấy áp lực động mạch trung bình, áp lực thất trái cuối kỳ tâm trương( áp lực mao mạch phổi bít) , áp lực động mạch phổi trung bình đều tăng. Đồng thời, cung lượng tim và phân số tống máu bình thường, điều này phù hợp với chẩn đoán suy tim tâm trương. Suy tim tâm thu cũng có kết quả thông tim phải giống như suy tim tâm trương nhưng phân số tống máu giảm. Có nhiều nguyên nhân khác gây ra tăng áp lực động mạch phổi mà không làm tăng áp lực thất trái cuối kỳ tâm trương. Hội chứng ngưng thở khi ngủ thường chỉ tăng nhẹ áp lực động mạch phổi. BMI bệnh nhân này có nguy cơ có hội chứng ngưng thở khi ngủ nhưng không cần thiết phải thông tim phải. Cả bệnh lý huyết khối mạn tính và tăng áp động mạch phổi đều có thể làm tăng áp lực động mạch phổi mà không làm tăng áp lực nhĩ trái.
Đáp án: B.