Thuốc sâu tuy là một chất độc, ngoài việc tiếp xúc trực tiếp với thuốc do bị ô nhiễm nghiêm trọng sinh ra ngộ độc ra, cũng có thể do một số nguyên nhân làm ô nhiễm quần áo hay dụng cụ của người không tiếp xúc trực tiếp với thuốc sâu, khi tiếp xúc vào các vật ô nhiễm đó chất độc sẽ hấp thụ qua da, gián tiếp gây ra ngộ độc, kiểu ngộ độc này được gọi là ngộ độc bị động mang tính di truyền. Đặc điểm của kiểu ngộ độc này gồm có:
- Lượng thuốc sâu ô nhiễm vào quần áo không lớn lắm, nhưng do lượng ô nhiễm đó chủ yếu là thuốc độc, mọi người lại sơ ý không xử lý kịp thời, nên người gián tiếp tiếp xúc lượng thuốc sâu không lớn lắm. Kiểu ngộ độc này chỉ có loại thuốc sâu có độc tính mạnh hấp thụ qua da mới có khả năng gầy ra ngộ độc. Kiểu ngộ độc này thường do thuốc có độc tính tương đối mạnh, thường hay gặp ở các loại thuốc sâu Phospho hữu cơ.
- Người có sức đề kháng kém, gián tiếp tiếp xúc với thuốc sâu chỉ với lượng hấp thụ nhỏ cũng có thể gây ra ngộ độc. Với kiểu ngộ độc này thì quá trình tiếp xúc thường không rõ rệt, bệnh nhân cũng thường không ngờ tới, nên cũng dễ chẩn đoán nhầm sang bệnh khác. Do vậy những người có rất ít thời giờ tiếp xúc với thuốc sâu, đặc biệt khi các cháu nhỏ bị ngộ độc thuốc sâu lại càng rất dễ chẩn đoán nhầm, chẩn đoán sai. Dưới đây là một số trường hợp xảy ra ngộ độc thuốc sâu ở các cháu nhỏ:
a- Lý XX, 2 tuổi, nam, chẩn đoán ngày … năm 1973, người nhà cho biết 3 ngày trước, đột nhiên thấy cháu ho, thở khó, hổn hển, bệnh nặng dần lên, 1 ngày trước đây thần trí không còn tỉnh táo, miệng sùi bọt, mặt trắng bệch. Chẩn đoán là “viêm nhánh khí quản phổi”, nhưng khi điều trị lại không thấy có chuyển biến gì, để giảm thiểu việc bài tiết ở đường hô hấp, sau nửa giờ đã cho tiêm Atropin, thấy bệnh cũng chẳng chuyển biến gì rõ rệt. Sau đó có 3 lần hô hấp đột ngột trở nên khó khăn, tiếp tục cho tiêm Atropin để giải trừ. Lúc này các bác sỹ nghi là đã bị ngộ độc thuốc sâu Phospho hữu cơ, hỏi xem có từng tiếp xúc với thuốc sâu không, lúc đó bố bệnh nhân mới cho hay là đã từng ngâm quần áo vào thuốc trừ rệp, sau khi giặt sạch mặc vào cho tới khi phát bệnh, khi vào viện vẫn mặc bộ quần áo đó. Sau khi thay quần áo, tiếp tục điều trị và đã khỏi bệnh.
b- Ngô XX, nam, 29 ngày, có người nhà làm công nhân xưởng hóa chất. Ngày X, năm 1974 đột nhiên thấy khó thở, mặt xanh ngắt kèm theo co rút, tại bệnh viện của thành phố X, sơ chẩn là “viêm phổi”, đã cho dùng một lượng lớn Atropin, nằm viện 10 ngày thấy có chuyển biến tốt đã xuất viện. Nhưng sau đó 12 ngày, lại thấy có các triệu chứng như đã kể trên, lại đến bệnh viện của thành phố để khám, do bác sỹ có hỏi là có tiếp xúc với thuốc sâu Phospho hữu cơ hay không, được biết bố cháu làm kỹ thuật viên phân xưởng 1605 của nhà máy hóa chất. Hai lần cháu phát bệnh đều là lúc bố cháu đi làm ca về nhà, chưa thay quần áo, đã bế con ngay gây ra ngộ độc cho cháu, các bác sỹ đã điều trị cho cháu theo hướng bị ngộ độc thuốc sâu Phospho hữu cơ, và cháu đã khỏi rất nhanh.
Các ví dụ trên đây cho chúng ta thấy rõ ràng, khi lượng nhỏ thuốc sâu có Phospho hữu cơ hấp thụ qua da, thì các biểu hiện của trẻ nhỏ rất dễ lẫn với viêm phổi cấp tính. Một điểm cần hết sức chú ý là ngộ độc thuốc sâu thường không sốt, không ho dữ dội. Nếu dùng Atropin để điều trị cũng rất tốt.
Nhưng quan trọng nhất là phải hỏi kỹ xem có từng tiếp xúc với thuốc sâu hay không. Với các cháu tương đối lớn, nếu đột nhiên thấy đau đầu, nôn oẹ, hay hôn mê, co rút rồi phát bệnh có khi còn chẩn đoán nhầm sang các bệnh viêm não hay viêm màng não. Nhưng chỉ cần điều trị sẽ không gặp khó khăn. Cho nên, với trẻ đã có tiếp xúc với thuốc sâu, mà đột nhiên phát bệnh cấp tính, thì nhất định phải báo cho bác sỹ biết về tình hình có liên quan tới việc đã từng tiếp xúc với thuốc sâu.
Kiểu ngộ độc thuốc sâu do hấp thu qua da, có khi cũng xảy ra đối với người lớn. Tại phân xưởng ép dầu 1605 của nhà máy làm thuốc sâu ở một thành phố, một công nhân ở đây đã mặc nguyên quần áo ở xưởng về nhà, rồi người em của anh ta lại mặc bộ quần áo bảo hộ đó để quét dọn vệ sinh, sau vài giờ, đột nhiên thấy ra nhiều mồ hôi, khó thở, mặt trắng bệch, đưa đến bệnh viện cấp cứu vẫn chưa rõ nguyên nhân nào gây khó thở. Sau khi cấp cứu bệnh nhân đã thở được, qua hội chẩn đã xác định khả năng lớn là bị ngộ độc thuốc sâu
Phospho hữu cơ, nhưng chưa hỏi xem bệnh nhân có liên quan gì đến việc đã tiếp xúc với thuốc sâu. Sau khi được cấp cứu theo hướng bị ngộ độc thuốc sâu Phospho hữu cơ bệnh nhân đã tỉnh lại, hỏi ra biết là anh đã phát bệnh sau khi mặc quần áo của người anh trai làm ở nhà máy sản xuất thuốc sâu mới’ chẩn đoán đúng bệnh. Từ việc này là khi đem quần áo đã bị ô nhiễm về nhà đã là mầm mống gây độc tiềm ẩn rất nguy hiểm, có khi còn đem lại những điều tổn thất không ngờ cho người thân.