Khi tuổi đã về già, cơ thể thường mệt mỏi. Chính vì thế việc dùng thêm vitamin bổ sung là điều cần thiết. Hiện nay trên thị trường, lượng vitamin đa chủng loại, nhiều tên gọi. Chính vì thế người tiêu dùng không biết nên chọn nhóm vitamin nào cho thích hợp với sức khỏe hiện tại của mình.
Căn bệnh lão suy là triệu chứng suy nhược chức năng ở người cao tuổi. Từ chỗ ăn ít, nhai khó, tiêu hóa chậm, hấp thụ dưỡng chất kém dẫn đến các hệ thông bài tiết, đào thải chất độc suy giảm làm nảy sinh nhiều bệnh của tuổi già. Chính vì thê thuốc bổ đùng cho người cao tuổi thường bao gồm những chất làm trẻ lại tế bào, tăng khả năng biến đổi thức ăn thành dưỡng chất nuôi dưỡng cơ thể đồng thời bồi bổ hệ xương khớp để phòng chống loãng xương gây tai nạn gãy xương.
Nhu cầu sinh tố trong sự biến dưỡng của cơ thể.
Trong cơ thể, sinh tố đóng vai trò chất xúc tác cho các phản ứng biến dưỡng để biến thức ăn thành chất bổ với nhu cầu không nhiều.
Sinh tố B 1: cần thiết cho sự đồng hóa glucid, chuyển hóa năng lượng và các chức năng thần kinh. Nếu cơ thể thiếu sinh tố B1 thì bị bệnh tê phù. Nhu cầu trung bình 2 – 3 mg/ngàỵ.
Sinh tố B2: Tham gia vào các phản ứng oxy hóa khử, oxỵ giúp tăng trưởng tế bào. Nếu thiếu sinh tố B2 sẽ bị tổn thương da, thị giác, rối loạn tiêu hóa. Cơ thể mỗi người một ngày cần trung bình 1 – 2 mg/ngày.
Sinh tố B3: (PP, Niacin) Ngừa bệnh pellagra, lôi loạn ngoài da. Lượng sử dụng trung bình từ 15 – 25 mg/ngày.
Sinh tố B5: Tạo Coenzym A. thúc đẩy nhiều phản ứng sinh học trong cơ thể, bồi dưỡng da tóc, lượng sinh tố cần trong ngày là 10 – 12 mg/ngày.
Sinh tố B6: Phòng các thương tổn ngoài da và hộ thần kinh, nếu thiếu thì viêm da, viêm lưỡi, rối loạn thần kinh. Lượng dùng trung bình một ngày là 1,5 – 2 mg/ngày.
Sinh tố B8: (Vitamin H, biotin): Phòng niêm mạc khô, tóc rụng, mệt mỏi, đau cơ. Lượng dùng trung bình 2 – 3 mg/ngày.
Sinh tố B12: Trị thiếu máu, rối loạn thần kinh.
Lượng dùng trung bình 1- 5 gamma (1 gamraa = 0,001 mg)
Sinh tố C: Làm bền thành mạch, tăng sức đề kháng, trị bệnh chảy máu chân răng. Lượng dùng trung bình 50 – 100 mg/ngày.
Sinh tố A: Rất cần thiết cho sự tăng trưởng, tạo mô, da, niêm mạc, võng mạc, thị giác, tăng cường sức để kháng của cơ thể chống nhiễm khuẩn. Lượng dùng trung bình 4 – 5000 UI/ngày
Sinh tố D: Phòng và trị còi xương, loãng xương, nhuyễn xương, trẻ chậm mọc răng. Lượng dùng trung bình 400 UI/ngày.
Sinh tố E: Rất cần thiết cho hoạt động tình dục, teo cơ do thần kinh, chất chống ôxy hóa, bảo vệ thành mạch. Lượng dùng trung bình một ngày 30 UI.
Sinh tố K: Rất cần thiết cho sự đông máu, điều hòa lượng calci/máu. Lượng dùng trung bình 0,07 – 0,14 mg/ngày.
Sinh tố trị bệnh:
Với liều cao, sinh tố được dùng để chữa bệnh:
Sinh tố A: Loại sinh tố này dùng phòng và chữa bệnh quáng gà, khô mắt (kết mạc, giác mạc). Trẻ còn bú (dưới 12 tháng tuổi) 100.000 UI. Trẻ từ 1 – 6 tuổi 200.000 UI.
Loại sinh tố này nên kết hợp BI – B6 – B12 liều cao: thường được dùng với người cao tuổi để trị các đau nhức thần kinh, cơ bắp, thấp khớp và suy dinh dưỡng do nghiện rượu với sự phối hợp hàm lượng 125 – 250 mg Bl, 125 – 250 mg B6, 1000 gamma B12/một viên thuốc.
Sinh tố C: Liều dùng 500 mg – 1000 mg/ngày làm tăng sức bền thành mạch, gia tăng tính đề kháng của cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng. Nếu sinh tố này kết hợp với A với lượng dùng là 5000 UI, c với hàm lượng 500 mg, E với hàm lượng 400 UI, kẽm selenium: Nhóm này chống được oxy hóa làm tăng tuổi thọ tế bào, dự phòng bệnh tật tuổi già như tim mạch, cao huyết áp, bệnh nhiễm trùng, rối loạn thị giác.
Nhưng nếu lạm dụng sinh tố cũng có hại đến sức khỏe. Khi lượng sinh tố thừa trong cơ thế, sẽ bị thải ra ngoài chủ yếu là theo nước tiểu. Một số sinh tố khác quá liều sẽ gây hại.
Sinh tố A: Dùng liều cao và lâu dài, có thể người bệnh cảm thấy ăn không ngon, mẩn ngứa, rụng tóc, chóng mặt, buồn nôn.
Sinh tố D: Dùng liều cao trong vài tuần dẫn đến ngộ độc cho trẻ em: chán ăn, táo bón hoặc tiêu chảy, nhức đầu, đau khớp xương.
Vitamin C: Người bị sỏi thận không nên dùng quá 1000 mg/ngày. Liều cao vitamin c có thể làm sai lạc các xét nghiệm sinh học của cơ thể.
Nên đặc biệt chú ý người cao tuổi dùng sinh tố như thê nào là hợp lý nhất: người cao tuổi thường cần đến các nhóm sinh tố giúp trẻ hóa tế bào, enzym hỗ trợ tiêu hóa cùng với nhóm sinh tố chóng loãng xương.
Nhóm trẻ hóa tế bào:
Nhóm này thường được gọi là liệu pháp chống oxy hóa, ngăn cản các gốc tự do trong cơ thể. Chính các gốc tự do này làm phá hủy tế bào, thoái hóa các cơ quan gây ra bệnh tật, già yếu. Các hoạt chất kết thường là nguyên tố vi lượng selenium bảo vệ tế bào, vitamin E tăng tuổi thọ hồng cầu, bảo vệ thành mạch, vitamin A, giúp hệ miễn nhiễm hoạt động tốt, vitamin c tăng sức bền thành mạch, tăng sức đề kháng. Ngoài ra còn có nhóm đa sinh tố kết hợp với nhân sâm và khoáng vi lượng (sắt, calci, phosphor, magnesium, kẽm, mangan, đồng và nhiều loại sinh tố khác nữa).
Nhóm trợ giúp tiêu hóa:
Thường là kết hợp các enzym giúp tiêu hóa thức ăn: glucid (amylaz), protid (proteaz), lipid (lipaz) hoặc kết hợp với enzym tuyến tụy, chiết xuất mật bò cùng các chất chống đầy hơi như dimethicone.
Nhóm chống loang xương:
Người già xương bị xốp nên dễ gẫy (Phụ nữ trên 55 tuổi bị loãng xương gấp 6 lần nam giới). Các thuốc nhóm này thường là thuốc bổ hỗn hợp giữa calci và vitamin D. Bên cạnh đó là việc kết hợp với uống sữa là nguồn cung cấp quan trọng calci và sinh tố D vì một chai sữa 250 ml có thể cung cấp 1000 mg calci, và 400 đơn vị sinh tố D đủ cho nhu cầu căn bản của người già.
Lạm dụng thuốc bổ cũng không tốt với người cao tuổi, khi chọn thuốc cần coi thành phần hoạt chất để tránh tình trạng hai tên thuốc thương mại khác nhau nhưng thành phần công thức lại giống nhau dẫn đến tình trạng dư thừa sinh tố.
Nguồn cung cấp sinh tố, vi lượng tố thiên nhiên:
Khi cảm thấy thiếu chất sinh tố, cơ thể mệt mỏi, người cao tuổi thường nghĩ đến uống thuốc để bổ sung sinh tố, nhưng lượng sinh tố này thực ra chỉ cần điều tiết thật tốt bữa ăn hàng ngày. Các vi lượng tố và sinh tố chứa rất nhiều trong thực phẩm hàng ngày: men bia, mầm lúa, thịt, gan bò, gan bê, bắp, hành tây, cresson, đậu nành, cá ngừ, trứng sữa, nấm, lòng, loài nhuyễn thể…