Nga bất thực thảo (鹅不食草)
Tên và nguồn gốc
+ Tên thuốc: Nga bất thực thảo
+ Tên khác: Thực hồ tuy (食胡荽), Dã viên tuy (野园荽), Kê trường thảo (鸡肠草), Nga bất thực (鹅不食), Địa nguyên tuy (地芫荽), Mãn thiên tinh (满天星), Sa phi thảo (沙飞草), Địa hồ tiêu (地胡椒), Đại cứu giá (大救驾) v.v…
+ Tên Trung văn: 鹅不食草 EBUSHICAO
+ Tên Anh Văn: SmallCentipedaHerb
+ Tên La tinh:
Dươc liệu HerbaCentipedae; Centipedaminima(L.)A.Br.EtAschers.nguồn gốc thực vật.
+ Nguồn gốc: Là tòan thảo kèm hoa của Thạch hồ tuy, thực vật họ Cúc (Composite.)
Nga bất thực thảo Centipeda minima
Dược liệu Nga bất thực thảo HERBA CENTIPEDAE
Phân bố
Các vùng Chiết Giang, Hồ Bắc, Giang Tô, Quảng Đông v.v…của Trung Quốc.
Bào chế
Rửa sạch tạp chất, cắt khúc, phơi khô.
Tính vị
– Trung dược học: Cay, ấm.
– Lý sàm nham bản thảo: Âm, không độc.
– Y lâm tỏan yếu: Cay đắng. Ấm.
Qui kinh
– Trung dược học: Vào kinh Phế, Can.
– Đắc phối bản thảo: Vào khí phận kinh Thủ thái âm.
Công dụng và chủ trị
– Công dụng và chủ trị: Phát tán phong hàn, thông tỵ khiếu, cầm ho, giải độc.
Trị cảm mạo, hen lạnh, hấu tý, ho gà, sa khí bụng đau, lỵ Amip, sốt trét, cam tả, tỵ uyên, tỵ tức nhục, mắt màng sáp ngứa, nhọt ống chân, ghẻ lở, té đánh.
– Bản thảo thập di: Trừ màng mắt, ấn nhét trong mũi, mây màng tự rụng.
– Tứ thanh bản thảo: Thông tỵ khí, lợi cửu khiếu, nôn phong đờm.
– Cương mục: Giải độc, sáng mắt, tán sưng đỏ mắt, mây màng mắt, ù tai, đầu đau não nhức, trị đờm ngược kêu ngáy, mũi nghẹt không thông, nhét mũi polip tự rụng, còn tán nhọt sưng.
– Y lâm tỏan yếu: Thông uất, trừ hàn, hết sốt rét, cầm lỵ. Dùng bột co giật mũi, có thể phát hắt hơi trừ hàn uất.
– Sinh thảo dược tính bị yếu: Trị té đánh gảy xương, ngừng đau tiêu sưng.
– Thực vật danh thực đồ khảo: Trị sa chứng.
– Quảng Tây dược thực đồ chí: Trị cam tích.
– Quảng Tây Trung dược vật: Trị hầu độc.
– Quảng Đông Trung dược II: Trị ho gà.
– Thường dùng Trung thảo dược thủ sách – Quảng Châu bộ đội: Trị lưng chân đau phong thấp.
Cách dùng và liều dùng
Sắc uống 6 ~10g. Dùng ngòai lượng thích hợp.
Nghiên cứu hiện đại
- Thành phần hóa học:Trong tòan thảo hàm chứa nhiều lọai thành phần triterpene, taraxerol, taraxasterol, arnidiol và 1 lọai chưa biết C30H5002, còn hàm chứa stigmasterol, sitosterol, flavonoid, dầu bay hơi, organic acid v.v…(Trung dược đại từ điển).
- Tác dụng dược lý:
Thành phần dầu bay hơi và dịch chiết cồn của nó có tác dụng trừ đờm, cầm ho, bình suyễn. Thuốc sắc nước 50% có thể ức chế sinh trưởng trực khuẩn lao, và đối với gốc khuẩn thực nghiệm trực khuẩn bạch hầu, khuẩn cầu chùm sắc vàng kim, khuẩn cầu chùm sắc trắng, khuẩn liên cầu thể A B, khuẩn song cầu viêm phổi, khuẩn cầu catarrh, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn bệnh lỵ họ Phúc và họ Tống, trực khuẩn đại trường, trực khuẩn mủ xanh v.v…đều có mẫn cảm cao độ. Dịch chưng cất của nó ở nồng độ 1: 8400 có tác dụng ức chế virut cúm (Trung dược học).
Bài thuốc cổ kim tham khảo
+ Phương thuốc 1:
Trị thương phong đau đầu, nghẹt mũi, màng mắt: Nga bất thực thảo (tươi hoặc khô đều được) vò xát, ngửi mùi của nó, sẽ hắt hơi, mỗi ngày 2 lần.
(Qúi Dương dân gian dược thảo)
+ Phương thuốc 2:
Trị hàn đờm ngáy suyễn: Dã viên tuy nghiền lấy nước hòa rượu uống.
(Tần hồ tập giản phương)
+ Phương thuốc 3:
Tị não lậu: Thạch hồ tuy tươi giã nát, nhét trong lổ mũi.
(Chiết Giang dân gian thảo dược)
+ Phương thuốc 4:
Trị bệnh mắt sưng trướng đỏ, mắt mờ không rõ, đau nhức rít bên trong. Phong ngứa, mũi nghẹt, đau đầu, nhức não, mây màng kéo che mắt, ghèn nứơc mắt đặc dính: Nga bất thực thảo 2 chỉ, Thanh đại 1 chỉ, Xuyên khung 1 chỉ, Xuyên khung 1 chỉ nghiền nhỏ, trước ngậm nước đầy miệng, mỗi lần dùng bột chút ít hít vào trong mũi, để nước mắt chảy ra là độ. Bất kễ lúc nào.
(Nguyên cơ khải vi – Súc tị bích vân tán)
+ Phương thuốc 5:
Trị Tỳ hàn sốt rét: Thạch hồ tuy 1 nắm, chày giã nước nửa chén, thêm vào rượu nửa chén, hòa uống.
(Tần hồ tập giản phương)
+ Phương thuốc 6:
Trị tiêu chảy cam tích: Thạch hồ tuy 3 chỉ. Sắc nước uống.
(Hồ Nam dược vật chí)
+ Phương thuốc 7:
Trị trĩ sang sưng đau: Thạch hồ tuy giã dán vậy.
(Tần Hồ tập giản phương)
+ Phương thuốc 8:
Trị ngưu bì tiển: Nga bất thực thảo giã thoa.
(Qúy Dương dân gian dược thảo)
+ Phương thuốc 9:
Trị sưng đau té đánh: Nga bất thực thảo lượng vừa phải, giã nát, sao nóng, đắp vào nơi đau.
(Quảng Châu dân gian thường dùng Trung thảo dược)
+ Phương thuốc 10:
Trị chai chân: Trước gọt bằng lớp da dày chai chân, dùng Thạch hồ tuy tươi giã nát đắp vào chổ bệnh, 3 ~ 5 ngày lấy ra.
(Triết Giang dân gian thường dùng thảo dược)
+ Phương thuốc 11:
Trị chấn thương sái lưng cấp tính, Nga bấ thực thảo 15g (tươi 30g), rượu gao 50ml. Trước lấy Nga bất thực thảo thêm nước độ 400ml, sắc còn 200ml, cho vào rượu gạo 1 lần uống, mỗi ngày 1lần, thường 1 ~ 3 lần là có thể trị khỏi, dùng liên tục dùng 3 lần vô hiệu thì đổi dùng phương pháp khác.
(Phép điều trị dân gian Trung Quốc, 2000, 10: 31)
+ Phương thuốc 12:
Trị đục thủy tinh thể ở người già thời kỳ chưa chín, Nga bất thực thảo 5 phần, Băng phiến 1 phần, tất cả nghiền bột, đóng vào chai để sẳn dùng. Lúc dùng lấy tăm bông sạch chấm thuốc chút ít nhét vào trong mũi, nhẹ nhành chuyển động cây bông tăm, bột thuốc sẽ lưu trong xoang mũi, lấy cây bông tăm ra. 1 ngày 3 ~ 5 lần, 30 ngày là 1 liệu trình, sau 3 liệu trình đánh giá hiệu quả điều trị. Trong điều trị phối hợp uống Kỉ Cúc Địa hòang hòan, kỵ ăn đồ cay nóng kích thích, giữ tâm trạng thỏai mái..
(Tạp chí Trung y Sơn Đông, 1996, 8: 359)