(Caulis Clematidis)
Tên khác: Quan mộc thông – Hoài mộc thông – Tiểu mộc thông – Bạch mộc thông.
1. Nguồn gốc, đặc điểm
Mộc thông là thân leo đã phơi hoặc sấy khô của cây Tiểu mộc thông (Clematis amlandii Franch.) hoặc cây Tú cầu đằng (Clematis montana Buch. – Ham. ex DC), họ Hoàng liên (Ranunculaceae).
Vị thuốc có dạng hình trụ tròn dài, hơi cong. Mặt ngoài màu nâu hơi vàng, có rãnh nút dọc. Mấu thường phình to, có vết sẹo của lá và cành. Thể chất cứng, khó bẻ, không mùi, vị nhạt.
Dược liệu mộc thông đã được ghi trong Dược điển Việt Nam (2002).
2. Thành phần hóa học
Mộc thông có chứa glycosid, tinh dầu và các muối ka li.
3. Công dụng, cách dùng
Dược liệu Mộc thông có tác dụng lợi tiểu, lưu thông khí huyết, lợi sữa, điều hòa kinh nguyệt. Dùng chữa các chứng bệnh: bí tiểu tiện, thủy thũng, đái rắt, bế kinh, ít sữa và đau khớp.
Cách dùng:
Dùng 3 – 6g/ngày, dạng thuốc sắc. Dùng riêng hoặc phối hợp với
các vị thuốc khác.
Lưu ý: Phụ nữ có thai không dùng.