Mục lục
Tên khoa học:
Mạch môn, là rễ, củ phơi hay sấy khô ( Radix Ophiopogoni) của cây Mạch môn đông ( Ophiopogon Japonicus Ker – Gawl) thuộc họ Hành tỏi ( Liliaceae).
Tên khác:
Mạch môn đông, thốn đông, Mạch đông, Đại mạch đông, cây Lan tiên
Nguồn gốc:
Đây là rễ củ mạch môn đông khô thuộc loài thực vật họ bách hợp, sản xuất chủ yếu ở Triết Giang, Tứ Xuyên, Giang Tô v.v… đa số là do trồng cây.
Phân biệt tính chất, đặc điểm:
Mạch môn đông có hình thoi, hai đầu hơi nhọn, dài 1,5 – 3cm, đường kính khoảng 0,3 – 0,6cm, bề mặt màu trắng vàng hoặc màu vàng nhạt, có vân dọc nhỏ. Chất mềm, dai, mặt cắt màu trắng vàng nhạt, nửa trong suốt, trụ giữa dài và nhỏ. Mùi thơm thoang thoảng, vị ngọt hơi đắng. Loại nào bề mặt màu trắng vàng nhạt, to mập, chất mềm, mủi thơm, vị ngọt, nhấm lên miệng thấy dính là loại tốt.
Tác Dụng Dược Lý của mạch môn
+ Thuốc có tác dụng tăng huyết lượng động mạch vành, bảo vệ bệnh thiếu máu cơ tim, cải thiện lực co bóp cơ tim và chống rối loạn nhịp tim, trên thực nghiệm, thuốc còn có tác dụng an thần (Trung Dược Học).
+ Trên thực nghiệm, tiêm bắp cho thỏ nước sắc Mạch môn làm tăng đường huyết, nhưng cũng có báo cáo nói hạ đường huyết (Trung Dược Học).
+ Thuốc có tác dụng ức chế mạnh tụ cầu trắng, trực khuẩn đại trường, trực khuẩn thương hàn (Trung Dược Học).
+ Tác dụng nội tiết: Dùng nước sắc hoặc cồn chiết xuất Mạch môn pha vào dịch truyền chích cho thỏ, thấy đảo Langerhans phục hồi nhanh, tăng lưọng dự trữ Glycogen so với lô đối chứng (Chinese Hebral Medicine).
+ Tác dụng kháng khuẩn: Bột Mạch môn có tác dụng ức chế Stapylococus albus vaf E. Coli (Chinese Hebral Medicine).
+ Thuốc có tác dụng ức chế mạnh tụ cầu trắng, trực khuẩn đại trường, trực khuẩn thương hàn… (Trích Yếu Văn Kiện Nghiên Cứu Trung Dược – NXB Khoa Học trung Quốc 1965, 301).
Theo các nghiên cứu hiện đại có tác dụng trợ tim, lợi tiểu, kháng khuẩn v.v…
Tính vị và tác dụng:
Mạch môn đông Vị ngọt, hơi đắng, hơi hàn, qui kinh Tỳ vị tâm. Mạch môn có tác dụng nhuận phế, dưỡng âm, ích vị, sinh tân, thanh tâm trừ phiền, nhuận tràng..
Công năng chủ trị:
Thanh tâm, nhuận phế, dưỡng vị, sinh tân
Chữa ho lao, ho ra máu do phế âm hư
Chữa sốt cao khát nước, sốt cao gây chảy máu, táo bón do âm hư
Lợi tiểu, lợi sữa: trị phù thũng, đái buốt, đái rắt, tắc sữa thiếu sữa
Liều dùng – cách dùng:
6 – 12g/24h sắc, rượu
Kiêng kỵ: Kị khổ sâm
Những cấm kỵ khi dùng thuốc:
Người nào ngoại cảm phong hàn hoặc bị ho có đàm thấp và những người tỳ vị hư hàn ỉa chảy đều phải kiêng không dùng.
Bảo quản:
Để nơi khô ráo, thoáng gió, phòng mọt.
Ứng dụng chữa bệnh :
+ Trị lao phổi, viêm phế quản mạn tính, họng viêm mạn, có hội chứng phế kèm ho kéo dài, ho khan: Mạch môn. 20g, Bán hạ chế 6g, Đảng sâm 12g, Cam thảo 4g, Ngạnh mễ 20g, Đại táo 4 quả, sắc uống (Mạch Môn Đông Thang – Kim Qũy Yếu Lược).
+ Trị thổ huyết, chảy máu cam không cầm: Mạch môn (bỏ lõi) 480g, nghiền nát, ép lấy nước cốt, thêm ít mật ong vào, chia làm 2 lần uống (Hoạt Nhân Tâm Kính).
+ Trị chảy máu cam: Mạch môn (bỏ lõi), Sinh địa đều 20g.sắc uống (Bảo Mệnh Tập).
+ Trị răng chảy máu: Mạch môn, sắc lấy nước uống (Lan Thất Bảo Giám).
+ Trị họng lở loét, Tỳ và Phế có hư nhiệt bốc lên: Mạch môn 40g, Hoàng liên 20g. tán nhuyễn, trộn mật làm hoàn, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 20 viên với nước sắc Mạch môn (Phổ Tế Phương).
+ Trị tiêu khát: Mạch môn, Hoàng liên. Sắc uống (Hải Thượng Phương).
+ Trị Tâm Phế có hư nhiệt, hư lao, khách nhiệt, cốt chưng, lao nhiệt: Sa sâm, Ngũ vị tử, Thanh hao, Miết giáp, Ngưu tất, Địa hoàng, Thược dược, Thiên môn, Ngô thù du. Tán bột. Trộn mật làm viên (Bản Thảo Diễn Nghĩa).
+ Trị vinh khí muốn tuyệt: Mạch môn 40g, Chích thảo 80g, Hàng mễ ½ hộc, Táo 2 trái, Trúc diệp 10 lá. Sắc với 2 thăng nước còn 1 thăng, chia làm 3 lần uống (Nam Dương Hoạt Nhân Thư).
+ Trị hạ ly, khát uống không ngừng: Mạch môn (bỏ lõi) 120g, Ô mai nhục 20 trái. Sắc với 1 thăng nước còn 7 hộc, uống dần (Tất Hiệu Phương).
+ Trị bệnh nhiễm thời kỳ hồi phục, táo bón, hư nhiệt, phiền khát: Mạch môn 12g, Ngọc trúc 20g, Hà thủ ô 16g, Đương qui 12g, Thục địa 16g, Sinh địa 12g, Hoài sơn 16g, Phục linh 8g, Nữ trinh tử 8g, Thiên hoa phấn 8g, Bạch thược 8g, Chích thảo 4g, sắc uống (Duỡng Chính Thang – Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Trị tim suy, có chứng hư thoát, ra mồ hôi nhiều, mạch nhanh, huyết áp hạ: Mạch môn 16g, Nhân sâm hoặc Đảng sâm (lượng gấp đôi) 8g, Ngũ vị tử 6g, sắc uống, để bổ khí âm (Sinh Mạch Tán – Nội Ngoại Thương Biện Hoặc Luận). Trường hợp ra mồ hôi, bứt rứt khó chịu, dùng: Mạch môn 20g, Hoàng kỳ 8g, Đương qui 8g, Ngũ vị tử 4g, Chích thảo 4g, sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Trị táo nhiệt hại phế, ho khan, đờm dính, họng đau: Mạch môn 5g, Thạch cao 10g, Tang diệp 12g, Cam thảo 4g, Mè đen 4g, A giao 3g, Hạnh nhân 3g, Tỳ bà diệp 4g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị Phế và Vị bị táo nhiệt, họng đau, họng khô, ho ít đờm: Thiên môn 1kg, Mạch môn 1kg, nấu đặc thành cao, thêm Mạch nha 0,5kg, uống ngày 3 lần, mỗi lần 1-2 thìa canh, trước bữa ăn (Nhị Đông Cao – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị táo bón do âm hư: Mạch môn đông 20g, Sinh địa 20g, Huyền sâm 12g, sắc uống (Tăng Dịch Thang – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị nhiệt bệnh làm tổn thương phần âm, tâm phiền, khát, tinh hồng nhiệt, đơn độc phát ban, thần trí mê muội: Mạch môn 12g, Huyền sâm 20g, Tê giác 4g, Sinh địa 24g, Tinh tre 12g, Đan sâm 16g, Kim ngân hoa 16g, Liên kiều 16g, Hoàng liên 4g, sắc uống (Thanh Doanh Thang – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Theo “Dược phẩm vựng yếu”
Khí vị:
Vị ngọt bình, hơi hàn, không độc, vào kinh Thủ thái âm, Địa hoàng, Xa tiên làm sứ. Ghét Khoản đông hoa. Sợ Khô sâm. Là vị thuốc âm ở trong dương, có thể giáng xuống được.
Chủ dụng:
Chữa tà hỏa phục ở trong Phế, chứng Phế nuy mửa ra mũ tanh hôi, bổ tạng Tâm hư tổn vì bị lao thương, huyết của tâm đi sai kinh, thêm tinh, cường dương, trừ phiền, giải khát, tan được khí kết ở Tâm phúc, tính không công phạt thái quá, tiêu tích trệ cũ của Tỳ Vị, làm cho Tỳ Vị được khoan khoái nhẹ nhàng, tươi nhan sắc, đẹp da dẻ, thanh đờm đặc trên cách mạc, điều hòa kinh mạch của tay chân, trừ đờm nghẽn ở dưới Tâm, đánh lui khách tà hư nhiệt. Chữa kinh nguyệt khô, sữa không xuống có thể dùng nó làm thuốc dẫn, chữa ho liên thanh vì tạng Phế táo cần dùng nó để làm quân. Lại có người nói: yên Tâm thần, thanh Tâm nhiệt cùng dưới Tâm nghẽn đầy (vì hỏa đã lui thì Tâm thanh mà thủy sinh ra, thêm tinh khí thì Tâm thần yên, huyết có sự thống nhiếp thì khách nhiệt tự tiêu tan, Mạch đại (to) mà yếu thì tất phải dùng, Vì Tâm và Phế nhuận thì huyết tự nhiên thông).
Hợp dụng:
Cùng dùng với Nhân sâm, Ngũ vị là bài Sinh mạch tán chuyên bổ nguyên khí mà sinh tân dịch, cùng dùng với Địa hoàng, A giao, Ma nhân thì nhuận kinh, thêm huyết, hồi phục mạch trở lại, thông lợi Tâm, nhuận Phế kim để mạnh nguồn của Thủy.
Cấm kỵ:
Vì tính của nó chỉ chuyên tiết ra mà không thu lại, cho nên chứng hàn ở trong mà có thấp thì dùng ít, người Tỳ Vị hư hàn và chứng tiết tả sau khi sinh thì kiêng dùng.
Cách chế:
Nếu để tư âm nhuận Phế thì bỏ ruột dùng sống, nếu dùng chung với thuốc bổ Tỳ Phế thì trộn với Gạo sao vàng (rồi bỏ gạo đi). Bỏ ruột thì không làm cho người ta phiền. Lại có người nói: muốn thông hành kinh lạc thì tẩm Rượu.
Nhận xét:
Mạch môn bẩm thụ khí hơi hàn của thời lệnh mùa Thu cho nên phần nhiều có công dụng thanh Tâm, bổ Phế, hỏa của Tâm bốc nóng cũng giống như thế của nắng đang thịnh được gió mát của mùa Thu tới thì nóng nực mất, so với Thiên môn tính hàn hơn thì Mạch môn lại tốt hơn một bậc,
Cho nên hỏa khí mạnh thì dùng sống, còn như người yếu, Vị hàn thì dùng ít và sao lên thì mới tốt.
GIỚI THIỆU THAM KHẢO “Kim quỹ yếu lược”
Bài Mạch môn đông thang
Mạch môn 12-24g, Đảng sâm 12-16g, Bán hạ 8-10g Gạo tẻ 20-40g, Đại táo 4 quả, Cam thảo 4g. sắc chia uống vài lần trong ngày. Có tác dụng ích Vị sinh tân, giáng nghịch hạ khí. Trị chứng Phế nuy do tân dịch của Vị bất túc, hư nhiệt gây nên, thường có triệu chứng ho đờm dãi rất nhiều, khí suyễn, khó thở, họng khô, lười đỏ khô, ít rêu, mạch hư sác.
Nếu tân dịch tổn thương nặng gia Sa sâm, Ngọc trúc. Bài này cũng có thể chữa loét Dạ dày, Tá tràng thuộc thể âm hư, có các triệu chứng vùng thượng Vị nóng đau, miệng khô, đại tiện táo bón, lưỡi đỏ ít rêu, có thể thêm Thạch hộc, Bạch thược, rễ lúa nếp, mai Mực để dưỡng âm, chỉ thống.
“Y phương tập giải”
Bài Bách hợp cổ kim thang
Sinh địa 12-16g, Thục địa 12-16g, Bách hợp 8-12g, Mạch môn 8-12g, Huyền sâm 8-10g, Bối mẫu 8-10g, Đương quy
8-10g, Bạch thược 8-10g, Cát cánh 8-10g, Cam thảo 4-8g. sắc, chia uống vài lần trong ngày.
Có tác dụng dưỡng âm thanh nhiệt, nhuận Phế, hóa đờm.
Trị Phế Thận âm hư, hư hỏa bốc lên gây họng sưng đỏ, đau, ho, khó thở, đờm vàng hoặc có máu, lòng bàn chân, tay nóngL lưỡi đỏ, ít rêu, mạch tế .vóc. Trẽn lâm sàng dùng chữa viêm Phế quản mạn tính, giãn Phế quản có hội chứng Phế Thận âm hư. Nếu Tỳ hư, tiêu lỏng không nên dùng.
“Hướng dẫn sử dụng các bài thuốc”
Bài Bổ Phế thang
Mạch môn 8g, Khoản đông hoa 4g,Tang bạch bì 6g, Quế chi 4g, Ngũ vị tử 6g, Đại táo 6g, Gạo tẻ 6g, Sinh Khương 4g.
Những người Phế khi kém dễ bị ho suyễn, ngực bụng đầy tức, mặt nhợt nhạt, Tim phiền, Tai ù, nhố ra mấu mũ, da nóng khô, thở gấp là do Phế bị nóng nên uổng bài này.
“Hướng dẫn sử dụng các bài thuốc”
Bài Câu đằng tán
Câu đằng, Trần bì, Bán hạ, Bạch linh, Mạch môn đều 9g; Nhân sâm, Phòng phong, Cúc hoa, Cam thảo, Can (sinh) Khương đều 3g; Thạch cao 15-20g.
Có tác dụng bình Can, thanh nhiệt, hạ hỏa.
Những người buối sáng hỏa xung lên quả sớm bị đau đầu, ù tai, chóng mặt, nhãn cầu xung huyết, ấy là người khỉ thượng xung quá mạnh nên dùng bài này, Bệnh này thường xây ra ở những người lớn tuốỉ, đau đầu từ thái dương trái đến đuôi mắt, cũng thường là người hay cáu gắt.
“Ôn bệnh điều biện”
Bài Tăng dịch thang
Huyền sâm 40g, Mạch môn 32g, Sinh địa 32g.
Sắc uống nóng, nếu chưa đại tiên được thì uống thêm.
Có tác dụng tăng dịch, nhuận táo.
Trị sốt làm cho tân dịch hao tổn, có triệu chứng táo bón, miệng khát, lưỡi đỏ khô, mạch tế sác.
Nếu táo bón nặng thêm Mang tiêu, Đại hoàng.
“Hiệu phỏng tân phương”-Hải Thượng Lãn Ông
Bài Bổ âm liễm dương an thần phương
Thục địa 10đ, Bạch thược 5đ, Phục thần 2đ, Viễn chí lđ, Liên nhục 1,5đ, Mạch môn 2đ, Ngũ vị tử 1đ, Cao ban long 3đ, Đại táo 3 quả, Đan sâm 1,5đ, Hắc Phụ từ 0,8đ.
Sắc, chia uống vài lần trong ngày. Nếu hỏa bốc thêm Đăng tâm 5 con.
Chủ trị: Âm hư không liễm được dương, dương hư bốc lên, trên nhiệt, dưới hàn, hoặc nóng như lửa, tay chân lạnh như băng, tinh thần hôn mê không biết gì, vật vã khô khát, đầu mặt mồ hôi tuôn ra, lâm vào tình thế nguy thoát.
“Hướng dẫn sử dụng các bài thuôc”
Bài Bổ khí kiện trung thang
Nhân sâm 3g, Bạch linh 6-10g, Bạch truật 10-14g, Trần bì 3g, Hậu phác 4g, Hoàng cầm 4g, Trạch tả 4-6g, Mạch môn 4-6g. Sắc, chia uống vài lần trong ngày.
Đây là hợp bài Tứ quân và Bình vị để kiện Vị, trục ứ Vị Tràng, Hoàng cầm trừ cửu nhiệt, Trạch tả trục thủy, Mạch môn dưỡng Tâm, Tỳ.
Dùng cho người Vị Tràng hư hàn, khiến cho nước ứ gây phù thũng.
Bài này dùng chữa cho người hư chứng có báng nước. (Người bị phù vì thực chứng thì uống Sài linh tán trừ thực nhiệt, uống Phân tiêu thang trừ thực tích,, uống Ngũ linh trục thủy, uống Mộc phòng dĩ thang để trục ứ).
Các bài thuốc bổ dưỡng thường dùng:
Mạch môn đông tam tử cao (cao hải tùng tử, câu kỷ tử, kim anh tử, mạch môn đông)
Hải tùng tử 120g – Mạch môn đông 150g
Câu kỷ tử 120g – Mật luyện vừa phải
Kim anh tử 120g
Bốn vị thuốc trên cho nước vào sắc chung, lấy nước cô đặc, cho một ít mật luyện vào thành cao. Hàng ngày pha nước sôi uống 4-5 thìa canh vào 2 buổi sớm, tối.
Dùng để chữa trị các chứng gầy yếu thiếu sinh lực, ho rát họng, hư phiền đổ mồ hôi trộm, di tinh, hoạt tiết v.v…
Mạch môn đông ô mai thang (thang mạch môn đông, ô mai)
Ô mai 30g – Mạch môn đông 15g
Cho nước vào sắc làm thang, uống dần.
Chữa bệnh miệng khô khát do tả lị, hoặc không bị tả lị mà miệng khô khát.
Mạch đông tiễn (thuốc sắc mạch môn đông đậm đặc)
Mạch môn đông tươi 500g
Mật trắng vừa phải.
Mạch môn đông tươi giã nát vắt lấy nước, cho mật trắng vào, đun cách thuỷ chè tới khi đặc sánh như kẹo mạch nha. Mỗi lần uống 2-3 thìa, hoà tan trong rượu nóng hoặc nước sôi để ấm.
Chữa các bệnh ho, khạc ra máu do thể hư phế táo, đổ máu cam, hầu khô họng khát v.v…
Mạch thảo thang (thang mạch thảo)
Mạch môn đông 15g – Hạ khô thảo 15 – 25g
Đường trắng 50g
Hai vị thuốc trên cho nước vào sắc 15 – 20 phút, cho đường trắng vào đun sôi 1 lát, uống thay trà.
Dùng để chữa bệnh phổi silic, ho khan, khạc ra một ít đờm dẻo, hoặc trong đờm có máu, khí đoản; hoặc khi ho hơi dồn nén, ngực căng đau đớn bứt rứt, đổ mồ hôi trộm, họng khô miệng khát, đái ít, ỉa táo, mặt lưỡi đỏ, thiếu tưa v.v…
Mạch môn đông nọa mễ chúc (cháo gạo nếp, mạch môn đông)
Mạch môn đông 10g – Cam thảo 2,5 g
Gạo nếp 50g – Táo tầu quả
Nhân sâm 2,5g – Mật ong vừa phải.
Trước hết đem sắc các vị thuốc lên lấy nước. Gạo nếp ngâm nước một lúc, sau đó cho vào nồi, cho nước lã và nước thuốc vào nấu cháo lên ăn. Có thể cùng ăn với mạch môn đông, táo tầu.
Chữa các chứng khí âm bất túc, âm hư nội nhiệt, miệng khô ít bọt, dương hư sinh ho, mệt mỏi bải hoải v.v…
Mạch môn đông cáp lợi thang (thang mạch môn đông nấu sò)
Sò 100g – Địa cốt bi 12g
Mạch môn đông 15g – Tiểu mạch 30g
Sắc uống.
Dùng cho người lao phổi âm hư, triều nhiệt cốt chưng, họng khô miệng khát, chảy mồ hôi trộm v.v…
Mạch môn đông địa hoàng trà (trà mạch môn đông, địa hoàng)
Mạch môn đông 10g – Sinh địa hoàng 15g
Nước vắt ngó sen 32 ml
Sắc chung làm thang, lấy nước, uống thay trà.
Dùng cho người bị ung thư thực quản lâu ngày, có thể tiêu gầy, da khô, sắc mặt xanh xao.
Mạch môn đông trúc diệp chúc (cháo mạch môn đông, lá trúc)
Mạch môn đông 30g – Lá đạm trúc 15g
Cam thảo sao 10g – Gạo lức 100g
Táo tầu 6 quả
Mạch môn đông, cam thảo, táo tầu, lá đạm trúc, cho nước vào sắc, bỏ bã lấy nước, cho gạo lức vào nấu cháo, ăn tuỳ ý.
Dùng cho các bệnh dạ dày nóng miệng khát, khí đoản lực khiếm, không thiết ăn uống v.v…
Mạch môn đông mai chi trà (trà mạch môn đông mai chi)
Mạch môn đông 10g – Mai chi 10g
Sắc lấy nước, uống thay trà, ngày 1 thang.
Uống phòng sởi
Mạch môn đông sa sâm ẩm (thuốc sắc mạch môn đông, sa sâm)
Sa sâm 10g – Nước lê ép vừa phải
Mạch môn đông 10g – Đường phèn vừa phải
Đậu bạch biển 10g
Sa sâm, mạch môn đông, đậu bạch biển sắc lấy nước, hoà tan nước lê ép và đường phèn vào. Uống ngày 3 lần.
Dùng cho người sốt nóng sau khi khỏi bệnh, phế vị âm thương, thân nhiệt chưa hạ, ho khan ít đờm, miệng khô lưỡi rộp, không thiết ăn uống, ỉa táo, nôn khan v.v…
Chỉ huyết mạch môn đông thang (thang mạch môn đông cầm máu)
Nhân sâm 0,4g – Phục linh 3g
Mạch môn đông 3g
Sắc lên uống nóng, chữa chảy máu chân ràng.
Mạch sâm ẩm (thuốc sắc mạch môn đông, nhân sâm)
Mạch môn đông 15g – Nhân sâm 6g
Đường phèn vừa phải
Sắc uống.
Dùng cho người già phế hư ho nhiệt, hư nhược đoản khí.
Mạch môn đông chúc (cháo mạch môn đông)
Mạch môn đông 30g – Gạo lức 50g
Giã nát mạch môn đông, sắc đặc, bỏ bã, lấy nước nấu gạo lức, thành cháo. Làm bữa ăn sáng khi ngủ dậy.
Dùng cho người sau khi sốt nóng khỏi bệnh, vì khí tân hao thường dẫn tới khí đoản, họng khô, miệng khát, tâm phiền, ho khan v.v…
Liên tử bách hợp mạch môn đông thang (thang hạt sen bách hợp mạch môn đông)
Hạt sen (cả tâm) 30g – Bách hợp 30g
Mạch môn đông 12g
Sắc uống.
Dùng cho người sau khi ốm sốt nóng dậy, thân nhiệt vẫn còn nóng tâm âm bất túc, tâm phiền miệng khát, tim đập thảng thốt, mất ngủ…
Mạch môn đông bột tể lai phục thang (thang mạch môn đông, bột tể, củ cải)
Bột tể tươi 120g – Củ cải tươi 250g
Mạch môn đông 15g
Bột tể tươi, củ cải tươi bỏ vỏ, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước, cho mạch môn đông vào, sắc nước uống.
Dùng cho người âm hư phế nhiệt, bị ho nhiều đờm.