Bệnh Than là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, truyền từ súc vật sang người làm những nghề nghiệp nhất định.
Nội dung
TÁC NHÂN GÂY BỆNH VÀ CHẨN ĐOÁN BẰNG XÉT NGHIỆM
- Tác nhân gây bệnh:
Năm 1876, Koch đã phân lập được tác nhân gây bệnh than và đã xác định sinh thái học của vi khuẩn than. Bacillus anthracis là một trực khuẩn lớn, dài 6-lOp.m đầu phẳng, tạo bào tử, bắt mầu Gram ; mọc trên môi trường nuôi cấy thông thường. Trong cơ thể, trực khuẩn có vỏ bao bọc. d ngoài cơ thể (1-3 ngày). Nhưng bào tử than rất bền vững ; trong điều kiện thiên nhiên, chúng tồn tại rất lâu. Trong đất, bào tử than có thể tồn tại rất lâu trong xác chết, đất và những nguyên liệu lấy từ súc vật mắc bệnh than, vi chịu đựng được ánh nắng về những thay đổi thời tiết, thậm chí chúng còn có thể sinh sản nữa.
Bào tử than chịu đựng được đun nóng và các chất tẩy uế. Các thuốc tẩy uế ở đậm độ thông thường chỉ diệt chúng sau nhiều ngày. Nếu tác động bằng dung dịch phenol 5% bào tử có thể chịu đựng được 40 ngày. Nhưng trong buồng tẩy uế bằng hơi focmalin, bào tử (ở trên mặt đồ vật) chết sau 30-40 phút. Chúng cũng bị diệt, nếu đem xấy khô 140° trong 3 giờ, hoặc đem hấp ẩm 120°trong 20 phút.
Bệnh sinh và biểu hiện lâm sàng: tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể qua da bị tổn thương hoặc qua niêm mạc đường hô hấp hay đường tiêu hoá. Tuỳ theo đường vào cơ thể, sẽ phát sinh ra những thể bệnh có bộ mặt lâm sàng tương ứng: thể bệnh ở da, thể bệnh ở phổi, thể bệnh ở ruột.
Thời kỳ ủ bệnh thường ngắn và không quá 2-3 ngày, dôi khi kéo dài 6-7 ngày.
Trong thể bệnh ở da thì ở chỗ vi khuẩn qua da, sẽ phát sinh ra nốt sần, lần lượt trở thành mụn nước, mụn mủ, rồi nốt loét hoại tử có vẩy mầu đen ở giữa, xung huyết và phù ở xung quanh. Đôi khi thấy có viêm bạch hạch.
Thể bệnh than trên da ở người không phải lúc nào cũng kèm theo nhiễm khuẩn máu. Sau đây là nơi khu trú của thể bệnh than ở da (tính theo % tất cả các thể bệnh ở da):
Bộ phận trên người | Theo Roseberg | Theo Zaporo jnenko |
Chi trên Đầu-mặt Cổ Thân Chi dưới | 54,4 29,0 11,0 2,3 1,3 | 74,0 16 6,7
3,2 |
- Đối với loài người, thể bệnh ở da chiếm 99% các trường hợp bệnh than. Thể bệnh ở phổi và thể bệnh ở ruột gặp rất ít.
- Khi người bị nhiễm khuẩn qua đường hô hấp, sẽ phát triển nhanh chóng viêm phổi kèm theo máu nhiễm khuẩn
- Khi người bị nhiễm khuẩn qua đường tiêu hoá, sẽ phát sinh những nốt loét ở ruột, kèm theo nhiễm khuẩn máu.
Cho nên các thể bệnh than trong nội tạng thuờng gây tử vong. Tỷ lệ chết ở người khi mắc thể bệnh than trên da là 5%
- Chẩn đoán bằng xét nghiệm:
Lấy mủ nốt loét, đờm hoặc phân của người bệnh tuỳ theo thể bệnh để soi kính, nuôi cấy, tiêm truyền cho chuột lang hay chuột bạch. Còn có thể tìm vi khuẩn trong máu, tuy có chậm hơn. Bệnh phẩm để xét nghiệm phải lấy bằng ống hút Pasteur, đầu ống hút phải hàn lại ngay. Cũng có thể lấy một sợi chỉ nhúng vào bệnh phẩm (mủ, máu) rồi bỏ sợi chỉ vào ống nghiệm: các bệnh phẩm gửi đến phòng xét nghiệm phải đóng gói cẩn thận để tránh nhiễm khuẩn cho người mang:
- Trong trường hợp tử vong, soi kinh, phết từ các cơ quan nội tạng của xác chết.
- Chẩn đoán hồi cứu những người đã bị bệnh than bằng cách tiêm trong da 0,lml kháng nguyên anthraxin.
QUÁ TRÌNH DỊCH
- Nguồn truyền nhiễm:
Người không phải là nguồn truyền nhiễm. Chỉ trong những trường hợp đặc biệt (như chăm sóc người bệnh) thì người mới có thể làm lây cho người.
Nguồn truyền nhiễm là súc vật, chủ yếu là súc vật ăn cỏ, thường bị nhiễm khuẩn bằng đường tiêu hoá. Súc vật mắc bệnh khi ăn phải cỏ lẫn bào tử do giun đất hoạt cầy cuốc mang từ xác súc vật lên mặt đất. Vì bào tử than khá vững bền, cho nên các bãi cỏ bị nhiễm khuẩn vẫn còn nguy hiểm trong nhiều năm. Súc vật ốm sẽ bị nhiễm khuẩn máu và có đầy vi khuẩn trong máu. Cho nên bệnh có thể truyền bằng các vật tiết túc hút máu (ruồi trâu), dịch súc vật có thể lan truyền rất nhanh.
Từ cơ thể súc vật ốm, tác nhân gây bệnh còn được giải phóng ra ngoài theo phân và nước tiểu. Cũng có khả năng vi khuẩn được bài xuất ra ngoài cùng với sữa, nhưng trên thực tế điều này không có ý nghĩa lớn, vì khi mắc nhiệt thán thì súc vật cũng hết sữa.
Tất cả các loài súc vật ăn cỏ đều tiếp thụ bệnh than. Dịch than thấy ở cả gia súc (bò, dê, cừu) lẫn thú rừng (hươu, nai).
- Đường truyền nhiễm
Thể bệnh thường hay gặp nhất ở người là thể bệnh ở da (chi trên). Người bị nhiễm khuẩn trong khi tiếp xúc với súc vật mắc bệnh hoặc với các nguyên liệu lấy từ súc vật mắc bệnh như:
- Chăm sóc hoặc giết súc vật bị lây bệnh, lột bộ lông của súc vật chết – Xử lý, chế biến da, lông, xương lấy từ súc vật bị bệnh
- Dùng những sản phẩm chế tạo từ các nguyên liệu trên (mũ lông, cổ lông, bàn chải).
- Vai trò của tiết túc hút máu trong việc truyền bệnh cho người nhỏ hơn nhiều so với truyền bệnh cho súc vật. Thể bệnh ở ruột do ăn phải thịt hoặc sữa súc vật mắc bệnh cũng ít gặp.
Khác với súc vật, người còn có thể bị lây qua không khí. Thể bệnh than ở phổi do hít phải bụi rất hiếm thấy. Nhưng ở Triều Tiên và Trung Hoa, bọn đế quốc xâm lược đã dùng cac vật mang tế bào tử than (lông gà, lông vịt, ruồi, nhện) làm vũ khí vi khuẩn. Các vi khuẩn than đột biến nay có tính ưa thích đặc biệt tế bào đường hô hấp vì còn có thể dùng dưới dạng khí dung (aerosol). Bọn phá hoại có thể dùng bào tử than để làm lây bệnh cho gia súc và để làm nhiễm khuẩn nước ăn và thực phẩm.
- Tính cảm thụ và tính miễn dịch
Tất cả mọi người đều tiếp thụ được bệnh than. Nhưng mức dộ mắc bệnh than ở người lại không cao như ở súc vật. Điều này hoàn toàn là do yếu tố dịch tễ học.
Những người khỏi bệnh sẽ có miễn dịch lâu bền cũng có trường hợp mắc lại, nhưng rất ít.
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ
Bệnh than thấy ở khắp nơi trên thế giới, nhưng nhiều nhất ở vùng Trung Cận Động như: Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Ápganixtan. Bệnh than ở người thấy dưới hình thức những trường hợp đơn phát. Sau đây là sự phân bố của bệnh than trên thế giới trong những năm 1951-1960 (theo số liệu của tổ chức y tế thế giới)
Năm | 1951 | 1952 | 1953 | 1954 | 1955 | 1956 | 1957 | 1958 | 1959 | 1960 |
Lãnh thổ: Châu Âu | 5265 | 5063 | 4263 | 3830 | 1987 | 1565 | 1169 | 1202 | 855 | 751 |
Châu Á | 1537 | 1984 | 1984 | 1864 | 1528 | 248 | 113 | 137 | 328 | 47 |
Châu Phi | 1738 | 1599 | 1599 | 2124 | 1759 | 2089 | 167 | 326 | 305 | 213 |
Nam Mỹ | 913 | 1372 | 1372 | 1265 | 1086 | 647 | 347 | 236 | 319 | 355 |
+ Bệnh than là một bệnh nghề nghiệp thấy ở cả nông thôn lẫn thành thị. Những người chăn nuôi hoặc giết gia súc, nhân viên thú ý thường bị mắc bệnh. Những công nhân phải tiếp xúc với những nguyên liệu (như da, lông, sừng, xương) lấy từ súc vật mắc bệnh cũng có thể bị nhiễm khuẩn.
+ Bệnh than có thể xảy ra suốt năm, nhưng nhiều nhất vào những tháng nóng (tháng 7-8-9). Trong thời kỳ này, các tiết túc hút máu tăng số luợng và hoạt động mạnh, do đó gia súc cũng mắc bệnh nhiều hơn. Trong mùa nóng, sự lây bệnh theo đường ruột cũng tăng lên. Vì vậy, tỷ lệ mắc bệnh ở người cũng tăng lên ; nguyên nhân của tính theo mùa là yếu tố dịch súc vật.
Một số ít trường hợp bệnh có thể phát sinh do côn trùng trực tiếp truyền bệnh cho người.
PHÒNG VÀ CHỐNG DỊCH
Phòng và chống bệnh than cho người, chủ yếu là phải phòng bệnh cho gia súc nông nghiệp.
Phòng và chống bệnh than ở gia súc:
- Phải cách ly động vật mắc bệnh than để điều trị. Phải phòng côn trùng hút máu chúng. Phải đốt phân, tẩy uế nước tiểu bằng vôi bột hoặc dụng dịch clorua vôi 20%. Nếu giết gia súc thì không được chọc tiết để đề phòng tạo thành bào tử. Xác súc vật phải chôn sâu ít nhất 2m. Nghĩa trang súc vật phải đặt ở sườn đồi, ở chỗ mà mực nước ngầm phải ở dưới mức đáy các hố chôn xác súc vật mắc bệnh than nhiều năm về trước có thể bị lây bệnh. Chắc chắn hơn là đốt xác súc vật.
Phải tẩy uế các phương tiện chuyên chở súc vật bị chết vì bệnh than bằng cách quét 2 lần dung dịch clorua vôi.
Cũng có thể mang xác súc vật ra chế biến và sử dụng một cách hợp lý tại các nhà máy, nhưng phải tẩy trùng trong các lò đặc biệt có áp suất cao (2-3 at- mospheres).
Nếu nghi ngờ là súc vật chết vì bệnh than, thì phải cắt tai con vật, đóng gói cẩn thận theo quy định và gửi gấp về phòng xét nghiệm thú y. Lấy sắt nung đỏ áp vào chỗ đã cắt, nếu máu chảy ra đất thì phải tẩy uế cẩn thận.
- Một phương thức phòng bệnh rất quan trọng cho súc vật là tạo miễn dịch chủ động bằng cách tiêm chủng cho súc vật vacxin sống chế từ trực khuẩn không có bào tử (Pasteur hoặc bào tử đã làm yếu Txenkovxky).
Phòng và chống bệnh than ở người
- Phải ngăn cấm giết gia súc ở ngoài lò sát sinh, vì việc giết gia súc tại nhà là một nguyên nhân làm lây bệnh cho người trong 65,5% các trường hợp.
Để đề phòng bệnh than ở các nơi sản xuất, chế biến nguyên liệu động vật, các cơ quan vệ sinh thú y phải theo dõi đều đặn các nguyên liệu động vật được gửi tới (da, lông v.v..). Các nguyên liệu này phải có tài liệu kèm theo về chất lượng nguyên liệu. Nếu không có tài liệu chứng thực, thì phải kiểm tra trong mọi trường hợp bằng phản ứng kết tủa Ascoli.
Nguyên liệu nhiễm khuẩn (phản ứng Ascoli dương tính) phải tẩy uế (trước khi chế biến) bằng cách ngâm vào dịch axit clohydric 1-2% với 10% muối ăn ở 20-40° trong 40 giờ (và hơn nữa).
Bộ lông, da và lông phải tẩy trùng theo phương pháp Liverpool:
Thoạt đầu ngâm 30 phút trong dung dịch xà phòng kiềm 39-43°
Sau đó ngâm 20 phút trong dung dịch íbcmandehyt 2,5% ở 39-41°
Cuối cùng phơi khô trong không khí nóng chuyển động. Cùng có thể tẩy uế trong các buồng tẩy uế bằng hơi focmaldehyt.
Công nhân ở những nhóm nghề nghiệp nhất dịnh (chăn nuôi gia súc, chế biến da, lông, sừng) phải có quần áo công tác để phòng hộ, phải chú ý đến vệ sinh hai bàn tay.
Nước thải của xí nghiệp chế biến nguyên liệu động vật phải được tẩy uế trước khi chảy ra ngoài.
+ Người mắc bệnh than phải cách ly ở bệnh viện, điều trị kết hợp bằng no- vacsenol, huyết thanh chống than (tiêm bắp 60-100ml) và penixillin (2.000.000 đơn vị mỗi ngày, trong 3-5 ngày).
Phải thực hiện tẩy uế liên tục tại ổ bệnh: đặt các bông băng, đun sôi quần áo một giờ trong dung dịch sođa 1-2%, hấp ẩm chăn màn (110°), l,5atm, 1-1,5 giờ ; xử lý những vật bằng da và lông trong thùng tẩy uế bằng hơi íbcmalin 200g, íbcmalin cho lm3 ; tẩy uế các bề mặt bằng clorua 20% hoặc soda ăn mòn 10% hoặc íòcmalin 10%.
Người mắc thể bệnh ở da chỉ được xuất viện khi bong vẩy ở vết loét ; người mắc thể bệnh ở phổi và thể bệnh ở ruột chỉ được xuất viện, nếu xét nghiệm vi khuẩn phân và đờm 2 lần, đều kết quả âm tính.
Tại ổ bệnh phải theo dõi y tế (đo thân nhiệt) tất cả những người tiếp xúc với người bệnh trong vòng 8 ngày, sau khi đã đưa người bệnh vào bệnh viện và đã tẩy uế kết thúc.
Trong trường hợp tử vong, xác được khâm liệm trong vải đã tẩm dung dịch clorua vôi 10%. Đáy áo quan, xung quanh và trên xác đều rắc vôi bột hoặc bột clorua vôi.
Đặc biệt quan trọng là phải tiến hành điều tra dịch tễ học để phát hiện ra nguồn truyền nhiễm.
- Biện pháp phòng bệnh bổ sung là tiêm chủng vacxin chống bệnh than. Vacxin này chế từ vi khuẩn sống đã làm giảm độc tính. Có thể tiêm chủng dưới da, trong da hoặc trên da (như chủng đậu). Phương pháp tiêm chủng và pha loãng vacxin trước khi tiêm chủng được chỉ dẫn trong giấy kèm theo ống vacxin.
Nếu tiêm dưới da, có thể có phản ứng tại chỗ (mẩn đỏ, đau) và đôi khi có phản ứng chung (sốt, đau đầu, mệt, nổi hạch bạch huyết địa phương).
Phương pháp tiêm trong da được dùng khi muốn tạo miễn dịch nhanh chóng.
Nếu chủng trên da, thì các phản ứng tại chỗ thường nhẹ và không có phản ứng chung.
Bằng ống pipet, giỏ lên da vài giọt vacxin pha loãng, ở mỗi giọt, vạch 5 vạch, và để cho khô. Nếu vacxin mọc thì 2,3 ngày sau sẽ nổi một nốt sần ở mỗi nơi chủng. Tiêm chủng lại được tiến hành sau 6 tháng.
Phải tiêm chủng cho những nhóm người làm những nghề nhất định, nếu họ bị đe doạ bị lây bệnh than (công nhân chăn nuôi gia súc, nhân viên thú y, công nhân một số ngành nghề công nghiệp).
Nên tiêm gammaglobulin chống bệnh than cho những người phải tiếp xúc trực tiếp với nguyên liệu có chứa trực khuẩn than (khi phải giết gia súc ốm và pha chế thịt, khi chăm sóc súc vật ốm, khi chôn súc vật chết vì bệnh than).