Trong các tài liệu cổ điển của Y học cổ truyền có ghi chép đến những bệnh này và có tên khác nhau, như anh lựu (u tuyến giáp), nhũ nham (u tuyến vú)…
NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG
Theo quan niệm của Y học cổ truyền thì thất tình (sự rối loạn về hoạt động tâm lý) ảnh hưởng đến công năng hoạt động của ngũ tạng, về các mặt khí huyết, đàm ẩm như khí trệ huyết ứ, đàm thấp gây trở trệ (ung thư thực quản do khí trệ huyết ứ gây ra, ung thư dạ đày do tỳ bị hư hàn, sinh ra đàm thấp, ung thư vú do khí uất kết…).
Trong công tác chẩn đoán việc biện chứng có ý nghĩa rất quan trọng, ung thư trực tràng có liên quan đến thận, vì thận khai khiếu ra hậu âm, ung thư xương cũng liên quan đến thận chủ về cốt tuỷ.
NGUYÊN TẮC CHỮA BỆNH
Từ nguyên nhân và biện chứng người ta đi tái mấy nguyên tắc chữa bệnh ung thư như sau: Kiên dã tiêu chí (khôi rắn phải làm mất đi). Kết dã tan chi (những kết tụ phải làm tan đi), lựu dã công chi (khối u phải dùng phép công để chữa), tổn dã ích chi (các tổn thương hư kém phải dùng phép bổ để chữa).
PHƯƠNG PHÁP CHỮA BỆNH
Từ nguyên tắc chữa bệnh trên, người ta đề ra phương pháp chữa bệnh như sau: Nhuyễn kiên (làm mềm cái rắn), tán kết, công hạ, bổ hư.
- Nhuyễn kiên
Gồm phương pháp tiêu đàm tích tụ sử dụng các thuốc như mẫu lệ, bối mẫu, côn bố: tạo giác… và phương pháp phá huyết tiêu ứ như tam lăng, nga truật, uất kim, đào nhân, hồng hoa…
- Tán kết
Dùng các phương pháp phá khí như hậu phác, chỉ xác, thanh bì, chỉ thực.
- Công hạ
Dùng phép tả hạ với các thuốc hàn hạ như đại hoàng, mang tiêu, lô hội, thuộc nhiệt hạ như ba đậu, thuốc trục thủy hạ như cam toại, đại kích, nguyên hoa còn dùng thanh nhiệt giải độc, tả hỏa các thuốc như hạ khô thảo, thất diệp nhất chi hoa, ung thư ở thượng tiêu hay dùng hoàng cầm, ở trung tiêu dùng hoàng liên, ở hạ tiêu dùng hoàng bá, ở gan mật dùng hạ khô thảo, để chữa ung thư bị bội nhiễm.
- Bổ hư
Dùng phương pháp bổ khí, bổ huyết, tư âm, bổ dương, bổ khí dùng các thuốc:
Nhân sâm, đảng sâm, hoài sơn…bổ huyết dùng các thuốc: Đương quy, xuyên khung, a giao, (như táo bón dùng đương quy, hà thủ ô; giảm đau dùng bạch thược; ung thư vòm họng dùng xuyên khung; ung thư máu dùng kê huyết đằng; ung thư dạ dày dùng a giao; ung thư có viêm nhiễm dùng sinh địa; tư âm dùng các thuốc: sa sâm, mạch môn, sinh địa, bách hợp…; bổ dương dùng các vị thuốc: phụ tử chế, phá cố chỉ, ba kích, nhục quế, nhục thung dung…
TÓM TẮT
Như vậy các phương pháp chữa bệnh ung thư của Y học cổ truyền là phương pháp bổ (phù hợp với việc tăng cường khả năng miễn giảm ung thư của cơ thể) kết hợp với phương pháp nhuyễn kiên, công hạ, tán kết hạn chế sự phát triển của ung thư.
Tuy nhiên với nguyên tắc phải phát huy tác dụng của phương pháp chữa bệnh của Y học cổ truyền còn là một phương pháp chữa bệnh chậm.
Để hạn chế sự phát triển của khối u cần phối hợp các phương pháp của Y học hiện đại như cắt bỏ khối u, dùng xạ trị hay thuốc hóa học giúp cho các thuốc đông y có thời gian phát huy tác dụng.
Mặt khác các phương pháp Y học cổ truyền còn hỗ trợ cho các phương pháp của Y học hiện đại như thuốc nhuyễn kiên, tán kết, phá huyết làm tăng tác dụng của các thuốc hóa học, các thuốc bổ Y học cổ truyền hạn chế tác dụng xấu của các thuốc hóa học, chất phóng xạ như gây thiếu máu giảm bạch cầu.