1. Định nghĩa quả

Quả (trái cây) là cơ quan sinh sản hữu tính chỉ có ở thực vật có hoa. Thông thư­ờng, sau khi thụ tinh thì noãn sẽ biến đổi thành hạt và bầu sẽ phát triển thành quả. Đôi khi, noãn không đ­ược thụ tinh mà bầu vẫn phát triển thành quả, đó là các quả đơn tính sinh.

qua-hach

Quả hạch

2.Cấu trúc của quả

Theo quan niệm thực vật. ngoài phần hạt chứa ở bên trong quả, cấu tạo của quả gồm các lớp vỏ quả . Trong quá trình phát triển của bầu thành quả, vỏ của bầu sẽ biến đổi thành ba phần vỏ quả

2.1. Vỏ qủa ngoài

Nguồn gốc lớp vỏ quả ngoài là từ lớp biểu bì ngoài của vỏ bầu. Nó có chức năng bảo vệ các phần bên trong của quả nhờ lớp cutin dày, lớp sáp hoặc long bao phủ. Để giúp cho quá trình phát tán của quả, vỏ quả ngoài có thể còn có cánh (quả Muồng trâu ), gai (quả Thầu dầu ) hoặc có lông dính (quả Hy thiêm).

2.2. Vỏ quả giữa

Nguồn gốc của vỏ quả giữa là lớp mô mềm của vổ bầu. Khi chín, nếu chúng tồn tại và mọng nư­ớc, chứa chất dinh d­ưỡng thì cho loại quả mọng còn nếu khô đét đi và chỉ có vài lớp tế bào mỏng thì cho loại quả khô.

2.3. Vỏ quả trong

Nguồn gốc lớp vỏ này là từ lớp biểu bì trong của vỏ bầu. Chúng thư­ờng có đặc điểm là mỏng. Tuy nhiên. Ở một số quả lại có lớp này dày cửng dạng hạch,tạo thành một cái hạch cứng bao quanh hạt nh­ư quả Đào, Mận hoặc mang lông khô quả Gạo. hay lông đơn bào hình thoi mọng n­ớc như quả Chanh , Bư­ởi

Bên trong của vỏ quả trong là khoang chứa hạt. Khi cắt ngang qua quả thấy số ô của khoang này thường bằng với số ô của bầu. Tuy nhiên, có trư­ờng hợp bầu có những ôlép như Dừa nên khi hình thành quả thì có số ô ít hơn. Cũng có những tr­ờng hợp quả đư­ợc ngăn bởi những vỏ giả tạo thành nhiều ô nhỏ đựng mỗi hạt  như quả các cây phân họ Vang

qua-mong

2.4. Các phần phụ của  quả

Đây là trư­ờng hợp các phần khác của hoa hoặc cụm hoa (không phải là phần hên quan đến bộ nhụy) tham gia vào việc hình thành quả. tạo ra các phần phụ của quả. Có thể là:

Bông hoa: Nhìn chung, cuống hoa sẽ phát triển thành cuống quả. Tuy nhiên, Ở cây Đào lộn hột, cuống hoa lại phồng nạc và mọng n­ước, tạo thành phần “quả” giả. Còn phần quả thật thì nhỏ như­ hạt đậu dính ở trên cuống phình to này, trông giống hạt..

– Đế hoa:  Có thể phát triển nhiều, tạo thành một quả giả. Quả thật nằm trong quả giả hình chén  (quả cây Hoa hồng)  hoặc trên quả giả đó (quả Dâu tây ). Quả cây Mắc coọc  đư­ợc cấu tạo từ một phần đế hoa và một phần vách của bầu.

– Lá bắc: Các lá bắc có thể dính liền nhau thành một cái đấu ở phần d­ưới mỗi quả (Sồi, Giẻ thuộc họ ) hoặc tạo thành cánh có 3 thùy dính liền với quả (Chẹo tía).

– Đài hoa: Đài có thể tổn tại cùng với quả. Có những tr­ường hợp đài có thể phát triển mạnh xung quanh quả thật (Tẩm bóp) hoặc tiêu giảm, biến đổi thành mào lông giúp phát tán (Bồ công anh)

Quả  hạch: Vỏ quả ngoài và vỏ quả giữa dày và nạc, vỏ quả trong dày nh­ng cứng rắn, tạo thành hạch đựng hạt Ở bên trong. Tuỳ theo số hạt có các loại quả hạch khác nhau:

Qủa  hạch một hạt: Sinh ra bởi bầu một ô, đựng một hay nhiều noãn như­ng chi có một noãn biến đổi thành hạt. Ví dụ: Đào, Mận.

Qủa  hạch nhiều hạt: Sinh ra bởi bầu nhiều ô. Mỗi ô cho một hạch đựng một hoặc nhiều hạt. Ví dụ: Cà phê có quả hai hạch, mỗi hạch đựng hai hạt. Táo tây  là quả có 5 hạch, mỗi hạch đựng hai hạt.

Qủa mọng: Khi cả ba phần của vỏ quả đều mềm và mọng n­ước trong chứa một hay nhiều hạt. Ví dụ: quả Cà chua, ổi , Chuối. Ngoài ra, còn có các loại quả mọng đặc biệt sau:

Qủa loại cam: Sinh ra bởi một bầu có nhiều lá noãn dính liền nhau, đính noãn trung trụ. Mỗi lá noãn chứa nhiều noãn. Đây là kiểu quả đặc tr­ưng cho chi Citrus. Các quả này có vỏ quả ngoài chứa nhiều túi tiết tinh dầu, vỏ quả giữa xốp màu trắng, còn vỏ quả trong mỏng và dai, làm thành màng bao bọc các múi (mỗi múi ứng với một lá noãn). Phần ăn đ­ược là những lông đơn bào mọng nư­ớc đ­ợc mọc ra từ vỏ quả trong. dân gian gọi là “tép”.

Qủa loại bí: Quả mọng to, có vỏ quả ngoài dai và cứng, vỏ quả giữa và vỏ quả trong mềm. mọng nư­ớc, trong chứa nhiều hạt. đặc tr­ng cho họ Bí

Qủa  loại đậu :  Quả khô tự mở, đư­ợc hình thành từ một lá noãn có một ô, trong chứa nhiều hạt. Khi chín đ­ược mở ra bởi hai kẽ nứt là đ­ường hàn của mép lá noãn và sống lá noãn. Đặc tr­ưng cho nhiều cây trong bộ Đậu nh­ư Đậu xanh, Keo giậu. Một số đại diện của họ Đậu có quả mọng, mọng nư­ớc như­ quả cây Me, hoặc có các vách giả chia các ngăn đựng hạt nh­ư quả cây Ô môi. Ở các cây Thóc lép , Hòe có các quả bị thắt lại từng khúc Ở các hạt, khi chín không tự mở

0/50 ratings
Bình luận đóng