Cơ chế tác dụng:
Isoproterenol hydrochloride là một amin giao cảm tổng hợp có tác dụng chọn lọc gần hoàn toàn trên thụ thể α – adrenergic. Các đặc tính inotrope (+) và điều nhịp của nó thường làm tăng cung lượng tim mặc dù nó làm giảm huyết áp trung bình do giãn hệ tĩnh mạch ngoại vi và tăng dung tích lòng tĩnh mạch. Isoproterenol làm tăng đáng kể nhu cầu O2 cơ tim và có thể gây ra hay làm nặng thêm thiếu máu cơ tim. Các thuốc tăng sức co bóp cơ tim mới (dobutamin, amrinone) đã thay thế isoproterenol trên thực tế lâm sàng hiện nay.
Chỉ định:
Isoproterenol được dùng để kiểm soát huyết động tạm thời trong trường hợp có nhịp chậm nặng. Hiện nay chỉ định chính là điều trị nhịp chậm. Tuy nhiên trong các trường hợp có nhịp tim chậm lúc đầu nên sử dụng atropin, tạo nhịp, dopamin và epinephrine trước khi dùng isoproterenol (máy tạo nhịp điện tử góp phần kiểm soát tốt hơn isoproterenol mà không kèm theo tăng tiêu thụ O2 cơ tim và nguy cơ loạn nhịp nhanh). Tạo nhịp tim nên dùng thay cho isoproterenol càng sớm càng tốt sau khi isoproterenol đã được chỉ định như một biện pháp tạm thời. Khi sử dụng isoproterenol với mục đích hỗ trợ nhịp có thể làm thiếu máu cơ tim và tụt huyết áp. Trong điều trị ngừng tim không nên dùng isoproterenol.
Liều lượng:
Liều để hỗ trợ nhịp tim thường nhỏ, không lớn hơn 10µg/phút là đủ. Liều bắt đầu là 2µg/phút, chỉnh liều từ từ cho tới khi tần số tim khoảng ≥ 60 lần/phút là được. Hoà 1mg isoproterenol trong 250ml dextrose 5% sẽ có dung dịch nồng độ 4µg/ml phải truyền nó bằng một bơm truyền dịch để đảm bảo tốc độ truyền chính xác.
Chú ý:
Do isoproterenol làm tăng nhu cầu O2 cơ tim nên tránh dùng khi có bệnh lý thiếu máu cơ tim. Đặc tính điều nhịp của nó có thể gây ra loạn nhịp nặng như: nhịp nhanh thất, rung thất. Nó có thể làm nặng lên các loạn nhịp nhanh do ngộ độc digital và có thể gây hạ kali máu.