Mục lục
- Thanh thiếu niên không nên hút thuốc lá
- Sáng sớm ngủ dậy không nên hút thuốc lá
- Khi uống rượu không nên hút thuốc lá
- Không nên hút thuốc lá để giải lao khi mệt mỏi
- Người bị gãy xương không nên hút thuốc lá
- Mọi người đều không nên hút thuốc lá
- Ăn cơm xong không nên hút thuốc lá
- Không nên hút thuốc lá ở bên cạnh trẻ em
- Không nên hút thuốc lá ở trong nhà vệ sinh
- Sau khi nhổ răng không nên hút thuốc lá
Thanh thiếu niên không nên hút thuốc lá
Thanh thiếu niên hút thuốc lá không những nguy hại trực tiếp đến sức khỏe của bản thân lúc bấy giờ, mà chất độc của thuốc lá còn có thể tồn trữ ở trong cơ thể ảnh hưởng đến sức khỏe khi đứng tuổi và về già sau này.
Thanh thiếu niên hút thuốc lá là một tập quán xấu, nếu không kịp thời cai đi thì không những ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát dục bình thường lúc này của bản thân lúc này, làm cho sức đề kháng bệnh tật giảm sút, gây ra các loại bệnh tật, mà còn nguy hại cho thời kỳ xa xôi sau này nữa. Căn cứa theo tư liệu, nếu thanh thiếu niên nhiễm phải thói quen hút thuốc lá thì khi họ 40 tuổi, rất có thể chết vì bệnh ung thư phổi. Các chuyên gia đã dự báo rằng, những nước mà hiện nay đang thịnh hành nạn hút thuốc lá, nếu không tích cực tìm biện pháp để ngăn ngừa và trừ bỏ thì đến cuối thế kỷ này hoặc đầu thế kỷ thứ 21, tỷ lệ người mắc bệnh ung thư phổi sẽ tăng lên một cách kinh khủng.
Sáng sớm ngủ dậy không nên hút thuốc lá
Hút thuốc lá vào giờ nào cũng đều có hại. Sáng sớm vừa ngủ dậy mà hút thuốc lá ngay lại càng có hại.
Bởi vì sáng sớm cơ thể đang ở vào trạng thái ngái ngủ, mức chuyển hoá thấp chưa được khôi phục, hiệu suất hô hấp chậm, biên độ tương đối nhỏ, thán khi tích tụ trong cơ thể tương đối nhiều, nồng độ ôxy tương đối thấp. Nếu hút thuốc lá vào lúc này, không những không thể bổ sung ôxy cho cơ thể , ngược lại chi khí quản bị khói thuốc lá và chất nicôtin kích thích dẫn đến co giật và teo lại, gây trở ngại cho việc bài tiết thán khí ra ngoài, do đó mà có biểu hiện khó thở, nhức đầu, kiệt sức, tim đạp mạnh, chóng mặt v.v… Cho nên sáng sớm ngủ dậy không nên hút thuốc lá.
Khi uống rượu không nên hút thuốc lá
Những người hút thuốc lá thường lại hút nhiều hơn trong khi uống rượu. Đây là một thói quen xấu. Vừa hút thuốc lá vừa uống rượu, cả hai đều có tác dụng cùng gây nguy hại cho cơ thể, cả hai đều làm cho độc tính tăng lên gấp nhiều lần.
Bởi vì trong thuốc lá có nhiều chất hoá học có tác dụng gây ung thư. Những chất này bị hít vào mồm, vào đường mũi, vào khí quản và phổi, với hình thức dầu thuốc lá đọng lại trên bề mặt các khí quan trên. Lúc này uống rượu vào làm tan chất dầu này rồi xuyên qua niêm mạc , mở rộng vào trong cơ thể. Như vậy sự độc hại của thuốc lá lại mạnh lên gấp trăm lần. Ngoài ra chất độc của lá thuốc lá còn có thể ảnh hưởng đến gan, làm cho gan không thể kịp thời chuyển hoá chất cồn rượu trong cơ thể, từ đó mà lại gây nên trúng độc rượu cồn. Cho nên khi uống rượu không nên hút thuốc lá.
Không nên hút thuốc lá để giải lao khi mệt mỏi
Có một số người, cứ khi nào mệt mỏi thì lại hút một điếu thuốc lá, tưởng rằng như vậy có thể làm tiêu tan được cơn mệt mỏi. Kỳ thực đây là một sự hiểu lầm.
Bởi vì hút thuốc lá có thể làm giảm thiểu sự tận dụng ôxy đối với cơ thể, hạ thấp mức vitamin C, làm cho tinh lực con người ta giảm sút. Cho nên, hút thuốc lá không những không giải trừ được sự mệt mỏi, ngược lại còn làm tăng thêm cảm giác mệt mỏi.
Người bị gãy xương không nên hút thuốc lá
Người bị gãy xương không nên hút thuốc lá. Hút thuốc lá ảnh hưởng đến việc dính liền chỗ xương gãy.
Bởi vì chất nicôtin trong thuốc lá có thể làm cho huyết quản co lại, do đó mà giảm thiểu lượng máu chảy vào chỗ xương gãy, làm cho việc hàn vết thương bị kéo dài ra. Khí cacbon trong khói thuốc lá có thể hạ thấp hàm lượng ôxy trong cơ thể cũng làm cho chỗ xương gãy lâu dính liền. Cho nên người bị gãy xương không nên hút thuốc lá. Những người bị động hít phải khói thuốc lá cũng ảnh hưởng đến việc liền vết thương như vậy.
Mọi người đều không nên hút thuốc lá
Khắp thế giới chỗ nào cũng có người hút thuốc lá. Những chứng cứ hút thuốc lá có hại cho sức khỏe càng ngày càng nhiều. Biết là có hại nhưng do hiếu kỳ nên vẫn cứ hút và rồi không bỏ được. Nạn hút thuốc lá đã trở thành đại tai nạn cho nhân loại. Nó có thể làm cho con người ta sinh ốm đau, chết chóc, vượt xa rất nhiều so với tai nạn do bệnh dịch và chiến tranh đem lại cho loài người.
Trong thuốc lá có rất nhiều thành phần có hại cho cơ thể con người như chất nicôtin, ôxit cacbon, xianôgien và những chất có tính phóng xạ v.v… Những vật chất này cứ thâm nhập vào trong cơ thể lâu ngày sẽ sinh ra viêm khí quản, sưng phổi và còn có thể dẫn đến ung thư. Trong khói thuốc lá có hơn 40 loại có thể gây ung thư. Trong đó có 10 loại có thể làm cho bệnh ung thư phát triển. Chất nicôtin trong thuốc lá có thể làm tăng việc phân tiết ở tuyến tố thượng thận, làm cho huyết quản bị tổn thương, huyết áp tăng cao, chất cholestêton ở trong máu tăng lên, do đó mà sinh ra xơ cứng động mạch, dẫn đến các tai nạn huyết quản ngực, bệnh quán tâm, bệnh tắc nghẽn cơ tim. Những thành phần có độc ở trong thuốc lá còn có thể cản trở tuyến tiêu hoá phân tiết dịch tiêu hoá, dễ dẫn đến bệnh sa ruột. Hút thuốc lá còn co thể ảnh hưởng đến việc sinh con cái. Những chất độc trong thuốc lá có thể làm giảm thấp chất lượng tinh trùng, ảnh hưởng xấu đến việc trưởng thành của thai nhi. Phụ nữ hút thuốc lá còn có thể xảy ra hiện tượng đẻ con quái thai, xảy thai hoặc đẻ non. Người hút thuốc lá có thể bị trúng độc làm mắt kém, ảnh hưởng đến việc nhìn màu sắc. Người đang ốm mà hút thuốc lá thì bệnh càng nặng thêm, làm giảm hiệu quả của thuốc bệnh đang dùng. Căn cứ vào thống kê, cơ hội mắc bệnh mãn tính của người hút thuốc lá cao gấp 2 lần so với người không hút thuốc lá. Có 36% người hút thuốc lá mắc bệnh về hệ thống tiêu hoá, 20% mắc bệnh về hệ thống hô hấp, 11% mắc bệnh tim và các bệnh tật về tim và huyết quản. Hút thuốc là có thể giảm thọ từ 7 đến 13 năm. Toàn thế giới mỗi năm có tới trên một triệu người chết vì nghiện thuốc lá. Tổ chức y tế thế giới đặt vấn đề hút thuốc lá là một trong những vấn đề quan trọng chung của ngành y tế toàn thế giới cần được đặc biệt giải quyết cấp tốc. Có một số quốc gia và khu vực đã chính thức ban bố lệnh cấm thuốc lá. Bởi vì hút thuốc lá có cả trăm cái hại mà không có một cái lợi nào cả. Cho nên mọi người đều không nên hút thuốc lá.
Ăn cơm xong không nên hút thuốc lá
Người ta thường nói : “ Một điếu thuốc lá sau lúc ăn cơm, khoái lạc hơn cả thần tiên”. Sau bữa ăn mà hút điếu thuốc lá, hình như có một lạc thú đặc biệt. Kỳ thực, ăn cơm xong mà hút thuốc lá thì nguy hại càng lớn.
Bởi vì ăn cơm xong, hoạt động của ruột và dạ dày càng tăng cường, tuần hoàn máu tăng nhanh, lúc đó mà hút một điếu thuốc lá thì lượng trúng độc còn lớn hơn 10 điếu thuốc lá vào những lúc khác. Cho nên phải nói rằng : “ Một điếu thuốc lá sau lúc ăn cơm, bị ngấm độc bằng mấy lần lúc khác.” Hút thuốc lá sau lúc ăn cơm sẽ thúc đẩy việc phân tiết của mật tăng lên nhiều, lại còn hạn chế việc phân tiết của prôtêinase và cacbônic axit của tuỷ, do đó mà ảnh hưởng nhiều đến việc tiêu hoá và hấp thu thức ăn. Ăn cơm xong hút thuốc lá sẽ làm cho huyết quản niêm mạc dạ dày co hẹp lại, dẫn đến mất cân đối giữa độ toan và kiềm, khiến cho công năng của dạ dày sinh ra rối loạn. Cho nên sau khi ăn cơm không nên hút thuốc lá.
Không nên hút thuốc lá ở bên cạnh trẻ em
Cha mẹ mà hút thuốc lá thì rất có hại cho sức khỏe của trẻ em ở trong nhà. Nếu bạn muốn cho con em mình lớn lên khoẻ mạnh thì hãy cai thuốc lá ngay lập tức.
Báo chí nước ngoài đã từng đăng những bài phóng sự, nói rằng nguyên nhân quan trọng của những đứa trẻ bị đau bụng, thường là do người lớn hút thuốc lá. Những nhà nghiên cứu đã phát hiện, cha mẹ hút thuốc lá ở bên cạnh đứa trẻ thì có đến 91% trẻ bị đau bụng. Đó là vì khói thuốc lá làm cho ruột trẻ em bị co giật rất mạnh. ở Trung Quốc người ta tiến hành điều tra nghiên cứu thì phát hiện trẻ em bị động hít khói thuốc lá sẽ khiến cho nồng độ muối thyoxianic axit ở trong huyết thanh bị tăng cao rõ rệt, đó là do chất xianôgien ở trong khói thuốc lá thâm nhập vào cơ thể rồi chuyển hoá thành. Trẻ em trong những gia đình này phải nhập viện khá nhiều. Nếu cứ tiếp xúc lâu dài với khói thuốc lá thì công năng phổi của trẻ em cũng bị tổn hại nhất định. Ngoài ra khói thuốc lá còn gây nhiều nguy hại tiềm ẩn ở trong trẻ em mà ta không biết được. Cho nên, vì sức khỏe thế hệ sau này của bạn, xin bạn hãy cai thuốc lá ngay đi.
Không nên hút thuốc lá ở trong nhà vệ sinh
Có người khi đi đại tiện thường hay hút thuốc lá ở trong nhà xí. Họ tưởng rằng như vậy thì sẽ át mùi khó chịu. Trên thực tế, nguy hại càng lớn hơn. Bởi vì ở trong nhà vệ sinh, hàm lượng amôniắc trong không khí tương đối cao. Khi hút thuốc lá thì phải hít mạnh, như vậy sẽ khiến cho một lượng lớn amôniắc và không khí có lẫn rất nhiều vi trùng bệnh theo vào trong cơ thể. Đồng thời cũng hít theo những khí thể có chất độc do tàn thuốc lá cháy không hết để lại như ôxit cacbon và ôxit sunphua v.v… Ôxit cacbon sẽ gây trở ngại cho công năng chuyển ôxy của máu, làm tổn hại cho đại não, dẫn đến đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, thậm chí đến ngất xỉu. Cho nên, không nên hút thuốc lá ở trong nhà vệ sinh.
Sau khi nhổ răng không nên hút thuốc lá
Người nghiện thuốc lá, sau khi nhổ răng mà hút thuốc lá, nhất là sau khi nhổ răng 2 – 3 ngày đã hút thuốc lá, sẽ bị đau buốt khổ sở hơn cả khi răng đau mà chưa nhổ.
Bởi vì khói thuốc lá do điếu thuốc lá cháy bốc ra ô nhiễm vùng răng vừa nhổ, hoặc trong thuốc lá có một loại thành phần gì đó tác dụng đến máu làm cho chỗ răng nhổ sinh ra viêm xương, do đó mà xuất hiện hiện tượng rất đau, mâng mủ, hôi thối, thậm chí lòi cả xương ra gây nên cảm nhiễm mãn tính, chữa mãi cũng không khỏi được. Theo thống kê của các nha sĩ, những người bị viêm xương và phát bệnh do sau khi nhổ răng đi hút thuốc lá cao gấp 4 lần số người không hút thuốc lá. Cho nên, sau khi nhổ răng, không nên hút thuốc lá.