Tên khác: Sơn dược, khoai mài, củ mài, chính hoài
Tên khoa học: Dioscorea persimilis Prain et Burk. (Dioscorea oppositifolia Lour.)
Họ: Củ nâu Dioscoreaceae
1 Mô tả, phân bố
Củ mài là một loại dây leo trên mặt đất thân củ. Củ có thể dài đến 1m, đường kính 2-10cm với nhiều rễ con. Thân cây nhắn hơi có góc cạnh, ở kẽ lá có những củ con gọi là thiên hoài hay dái củ mài. Lá đơn, mọc đối hoặc có khi so le, đầu lá nhọn phía cuống hình tim. Phiến lá dài 8-10cm, rộng 6-8cm. Hoa đực hoa cái khác gốc. Quả khô có 3 cạnh và có dìa.
Củ mài mọc hoang khắp vùng rừng núi nước ta, nhiều nhất tại các tỉnh Lào cai, Yên bái, Thanh hóa, Nghệ an Hà tĩnh, Quảng bình.
2 Bộ phận dùng, thu hái
Bộ phận dùng là củ, mùa đào củ mài tốt nhất là thu đông và đầu xuân. Củ mài đào xong phải chế biến ngay trong ba ngày nếu không sẽ hỏng.
Dược liệu hòai sơn được chế biến từ củ mài xông diêm sinh và sấy khô.
3 Thành phần hóa học
Ngoài tinh bột hoài sơn còn có muxin, allantoin, axit amin, acginin và cholin. Ngoài ra còn có men tiêu hóa mantoza.
4 Công dụng, cách dùng
Dược liệu hoài sơn là một vị thuốc bổ, có tác dụng mạnh bổ tỳ vị, chỉ tả, bổ phế thận, sinh tân chỉ khát, bình suyễn sáp tinh. Dùng chữa các chứng bệnh : tả lỵ lâu ngày, tiêu khát, hư lao sinh ho, di tinh, đới hạ, tiểu tiện nhiều lần
Cách dùng: Uống 10 – 20g/ngày dưới dạng thuốc bột hoặc thuốc sắc. Dùng riêng hay phối hợp với các thuốc khác.