ĐỊNH NGHĨA GLYCOSID TIM

I. ĐỊNH NGHĨA Glycosid tim là những glycosid steroid có tác dụng đặc biệt lên tim. Ở liều điều trị có tác dụng cường tim, làm chậm nhịm tim và điều hòa nhịp tim. Các tác dụng trên được gọi là tác dụng theo quy tắc 3R của Potair. Nếu quá liều sẽ gây nôn làm chảy nước bọt, mờ mắt, tiêu chảy, yếu các cơ, loạn nhịp tim, nhĩ thất phân ly, ngoại tâm thu, giảm sức co bóp của tim và cuối cùng làm ngừng tim ở thời … Xem tiếp

CẤU TRÚC HÓA HỌC GLYCOSID TIM

I. CẤU TRÚC HÓA HỌC Glycoisid tim cũng như các glycosid khác, cấu trúc hóa học gồm 2 phần: glycon và phần đường. 1. Phần aglycon có thể chia làm 2 phần: nhân hydrocarbon và mạch nhánh vòng lacton. 1.1. Nhân hydrocarbon Nhân hydrocarbon có cấu trúc steran: 10, 13-dimethyl cyclopentanoperhydrophenanthren. Đính vào nhân này có các nhóm chức oxy. Ở C-3 luôn luôn có đính nhóm OH, hầu hết các chất có trong cây đều hướng β, trừ một vài chất ví dụ carpogenin, carpogenol, epidigitoxigenin có OH C-3 … Xem tiếp

LIÊN QUAN GIỮA CẤU TRÚC VÀ TÁC DỤNG CỦA GLYCOSID TIM

III. LIÊN QUAN GIỮA CẤU TRÚC VÀ TÁC DỤNG Phần quyết định tác dụng lên tim của glycosid tim là phần aglycon bao gồm nhân steroid và vòng lacton chưa bão hòa. Cả hai phần đều quan trọng:  – Nếu vẫn giữ vòng lacton nhưng thay nhân steroid bằng nhân benzen, naphtalen… tác dụng lên tim sẽ mất.  – Nếu vẫn giữ nguyên nhân steroid mà thay đổi vòng lacton như: bão hòa nối đôi, mở vòng, thay vòng lacton bằng vòng lactam thì tác dụng mất hoặc giảm đi … Xem tiếp

TÍNH CHẤT, ĐỊNH TÍNH, ĐỊNH LƯỢNG GLYCOSID TIM

IV. TÍNH CHẤT, ĐỊNH TÍNH, ĐỊNH LƯỢNG 1. Tính chất Glycosid tim là những chất kết tinh, không mầu, vị đắng, có năng suất quay cực, tan trong nước, cồn, không tan trong benzen, ether. Glycosid tim có đường 2-desoxy sẽ rất dễ bị thủy phân khi đun với acid vô cơ 0,05N trong methanol 30 phút, trong khi những glycosid khác trong điều kiện đó khó bị thủy phân. Glycosid tim dễ bị thủy phân bởi các enzym. Các enzym, thường có sẵn trong cây, có khả năng cắt … Xem tiếp

PHÂN BỐ GlYCOSID TIM TRONG TỰ NHIÊN

V. PHÂN BỐ TRONG TỰ NHIÊN Người ta tìm thấy glycosid tim trong các họ thực vật: Apocynaceae, Asclepiadaceae, Celastraceae, Clusiaceae, Euphorbiaceae, Leguminosae, Liliaceae, Meliaceae, Moraceae, Ranuculaceae, Scrophulariaceae, Sterculiaceae và Tiliaceae. Glycosid tim có thể gặp trong mọi bộ phận của cây: lá, hoa, vỏ thân, rễ, thân rễ, dò, nhựa mủ. Người ta còn phát hiện thấy glycosid tim có mặt trong một số côn trùng như bướm và sâu bướm nữ hoàng thường sống trên cây Asclepias syriaca; hoặc rệp Aphis nerii sống trên cây Asclepias curassavica. Chúng … Xem tiếp

TRÚC ĐÀO– Nerium oleander L. họ Trúc đào – Apocynaceae

TRÚC ĐÀO Dược liệu là lá của cây trúc đào – Nerium oleander L. họ Trúc đào – Apocynaceae. Loài Nerium odorum Soland. cũng được dùng. Đặc điểm thực vật  Trúc Đào là Cây gỗ nhỏ, mọc thành bụi cao 3-5 m. Thân non dẹp, sau đó trở nên tròn, màu xanh, có nhiều lông nhỏ; thân già màu nâu mang thẹo cuống lá. Lá tập trung ở ngọn, đơn, nguyên, mọc vòng 3 hay mọc đối (lá cuối của mỗi cành), lá thon hẹp, có mũi nhọn, dài 7-10 … Xem tiếp

THÔNG THIÊN-Thevetia peruviana ( Pers.) K. Schum. = Thevetia neriifolia Juss. Thuộc họ Trúc Đào- Apocynaceae.

THÔNG THIÊN Semen Thevetiae Đặc điểm thực vật Dược liệu dùng là hạt của cây thông thiên – Thevetia peruviana ( Pers.) K. Schum. = Thevetia neriifolia Juss. Thuộc họ Trúc Đào- Apocynaceae. Cây cao từ 3-4m, cành dài mềm màu trắng xám. Lá mọc so le, màu xanh nhạt, mặt trên của lá bóng, hình mũi mác hẹp. Hoa màu vàng tươi đẹp, tiền khai hoa vặn. Quả hạch hình bán cầu đường kính 3-4cm hơi dẹt phía trên và phía dưới, có một sống nhô lên chia đôi … Xem tiếp