Những thương tổn hỗn hợp bao gồm: những thương tổn máu bị trộn lẫn giữa máu tĩnh mạch và máu động mạch. Có thể có tắc nghẽn hoặc không có tắc nghẽn, dẫn tới tím và suy tim.
Những thương tổn bao gồm: còn ống động mạch, chuyển vị các mạch máu lớn; bất thường toàn bộ tĩnh mạch phổi trở về; hai đường ra của thất phải; hội chứng thiểu sản tim trái.
Vì tất cả máu tĩnh mạch và máu động mạch là “vũng máu” trước khi tim đẩy máu vào hệ thống mạch, cho nên cải thiện oxy hoá bằng cách tăng tới máu phổi là không có thể.
Tăng tối máu phổi hoặc tăng sức cản hệ thống sẽ không cải thiện được oxy hoá mà còn tồi tệ hơn suy thất.
Sự cố gắng cải thiện tới máu phổi bằng cách tăng Fi02 và SVR sẽ “ăn cắp” sự lưu thông từ động mạch chủ, có thể dẫn đến thiểu năng mạch vành.
CHUẨN BỊ BỆNH NHÂN
Điều trị tốt tất cả những rối loạn về chức năng tim mà do thương tổn gây ra cho tới ngày trước mổ.
Điều trị phòng ngừa viêm nội tâm mạc, viêm phế quản…
Tránh hạ đường huyết (có thể cho uống nước đường trước mổ 2 giờ hoặc uống sữa trước 3 giờ).
Đối với trẻ lớn đêm trước mổ uống midazolam 0,5-0,7mg/kg hoặc seduxen 0,2mg/kg.
TIỀN MÊ
Ketamin và midazolam với liều thấp (liều thấp với bệnh nhân suy tim nặng) hoặc.
Không tiền mê mà cho vào phòng mổ khởi mê từ từ với halothan liều thấp.
(ít ảnh hưởng tới mạch và sức cản ngoại biên).
KHỞI MÊ
- Những thuốc mê có thể được dùng:
Halothan liều thấp và tăng từ từ cho tới khi đủ độ mê hoặc kết hợp với nitrous oxyd (hạn chế Fi02 sẽ giúp ngăn chặn “ăn cắp” máu vào động mạch vành, trong khi đó giảm được nồng độ halothan theo yêu cầu.
- Những thuốc giãn cơ có thể được dùng:
Pancuronium: 0,5mg/kg hoặc Rocuronium: 0,6mg/kg hoặc Norcuron: 0,1mg/kg
DUY TRÌ MÊ
- Thuốc mê, thuốc giãn cơ được dùng như phần khỏi mê.
Thuốc giảm đau: để duy trì được tính ổn định nên dùng với liều cao dòng họ morphin như fentanil, sufentanil. Thuốc này không làm ảnh hưởng đến mức độ quan trọng nhịp tim, sức co bóp hoặc sức cản hệ thống.
- Dịch truyền natriclorua 0,9% 5ml/kg/giờ.
- Theo dõi trong mổ: theo dõi các chức năng sống của bệnh nhân như: mạch, huyết áp (nếu có điều kiện theo dõi huyết áp xâm nhập là tốt nhất), nhiệt độ, Sp02, EtC02…
- Tuỳ tình trạng bệnh nhân nếu tốt có thể rút nội khí quản nếu có suy tim nặng nên cho thở máy duy trì tránh thở gắng sức làm tồi tệ thêm suy tim.
GIẢM ĐAU SAU MỔ
Morphin: 0,1-0,2mg/kg TM hoặc
Fentanil: 1-2µg/kg TM
Trên đây là những nguyên tắc chung để gây mê cho những bệnh nhân có thương tổn phức tạp. Khi gây mê cụ thể cho mỗi loại thương tổn cần chú ý thêm từng đặc điểm của mỗi loại thương tổn và đánh giá đúng mức độ suy tim, để chọn thuốc mê và phương pháp gây mê thích hợp hơn.