CÂU HỎI
Sau khi bị mắc cạn trên núi 1 mình trong 8 ngày, người đi bộ 26 tuổi được đưa đến bệnh viện với gãy cổ xương đùi. Anh ta không ăn, uống bất cứ thứ gì trong 6 ngày qua.Dấu hiệu sinh tồn trong giới hạn bình thường. Cân nặng 79.5kg, sụt 1.8kg so với cân nặng cách đây 6 tháng. Cận lâm sàng có creatinine 2.5mg/dl, BUN 52 mg/dl, glucose 96mg/dl, albumin 4.2 mg/dl, Cl 105 mEq/l, ferritin 173 ng/ml. phát biểu nào dưới đây đúng về nguy cơ suy dinh dưỡng của anh ấy:
A. Anh ta có suy dinh dưỡng năng lượng protein do tốc độ sụt cân.
B. Anh ta có suy dinh dưỡng năng lượng protein do tăng ferritin
C. Anh ta có nguy cơ nhưng người bình thường có thể chịu đói 7 ngày
D. Anh ta không suy dinh dưỡng vì không có hạ đường huyết sau 6 ngày không ăn uống gì.
TRẢ LỜI
Năng lượng tích trữ ở người nam nặng 70kg gồm 15kg mỡ, 6kg protein và 500mg glycogen. Trong suốt ngày đầu tiên nhịn ăn, hầu hết năng lượng cần thiết được cung cấp bởi tiêu thụ glycogen ở gan. Những ngày nhịn ăn sau đó năng lượng tiêu dùng lúc nghỉ giảm trên 25% ( với điều kiện là hiện không có tình trạng nhiễm trùng). Nếu có uống nước và không có nhiễm trùng, 1 người bình thường có thể nhịn đói trong 1 tháng. 1 người được dinh dưỡng tốt có thể chịu đựng đói 7 ngày trong khi có tình trạng đáp ứng viêm toàn thân(SRI).
Người đi bộ đường dài trong tình huống này đã nhịn đói 6 ngày, được bù trừ tốt cho tình trạng nhịn đói ngoại trừ có suy giảm chức năng thận nhẹ. Sụt hơn 10% cân nặng trong vòng 6 tháng gợi ý tình trạng suy dinh dưỡng năng lượng protein. Ferritin của bệnh nhân chỉ tăng nhẹ mặc dù phản ứng đáp ứng viêm toàn thân thực sự làm tăng tốc độ mất mô. Tuy nhiên ông ta không có gợi ý nào khác rằng đang chịu đựng hội chứng đáp ứng viêm toàn thân. SRI thường gây nên tăng đường huyết, chứ không phải hạ đường huyết.
Đáp án: C.