Tên khác:

Can quy, cây đương quy, Can quy, sơn kỳ, bạch kỳ

Tên khoa học : Radix Angelicae Sinensis. Tên thực vật: Angelica sinensis (oliv) Diels. Tên thường gọi: Ðương quy chinese angelica root.

Tiếng Trung: 当归

Nguồn gốc:

Đây là rễ đương quy khô thuộc loài thực vật họ cây hình ô dù. Sản xuất chủ yếu ở Cam Túc, Vân Nam, Tứ Xuyên, Thiểm Tây, Hồ Bắc v.v…

Phân biệt tính chất, đặc điểm:

Đây là những miếng hoặc những khúc không đồng đều nhau, to nhỏ bất kỳ. Bề mặt màu nâu vàng nhạt đến màu gụ, có vân nhăn dọc. Mặt cắt màu trắng vàng, xung quanh lồi lõm không đều, lớp giữa có các vân vòng màu nâu nhạt, phần vỏ dày, có vết nứt và vô số chấm đầu nhỏ li ti, phần gỗ có màu trắng vàng nhạt, lớp vòng tuổi có màu nâu vàng. Chất mềm và dai, hương đậm, vị cay, ngọt, hơi đắng. Loại nào rễ cái to mập, mỡ màng, vỏ ngoài màu nâu vàng, mặt cắt màu trắng vàng, hương thơm ngào ngạt là loại tốt.

Tính vị – Quy kinh:

  1. Bản Kinh: ngọt cay, ấm
  2. Ngô Phổ Bản Kinh: “thần nông, hoàng đế, biển thước: ngọt, không độc. kỳ bá, lôi công: cay, không độc.
  3. Biệt Lục: cay, đại ôn, không độc
  4. Bản Thảo Thuật: vị đắng, ôn, không độc

Vào Tâm, Can, Tỳ Kinh

  1. Thang Dịch Bản Thảo: nhập thủ thiếu âm, túc thái dương, quyết âm
  2. Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải: nhập tâm, can, phế

Dược liệu hiện đại:

Theo các nghiên cứu hiện đại, đương quy có hàm chứa chất dầu bay hơi, đường mía, vitamin B2, vitamin A v.v… Có tác dụng điều tiết sự co bóp của dạ con, bảo vệ gan, chống lại bệnh thiếu vitamin E và tác dụng kháng khuẩn.

Bảo quản:

Để nơi dâm mát, khô ráo, phòng .mọt.

Công năng chủ trị:

Đương quy dùng để bổ huyết hòa huyết, điều kinh chỉ thống, nhuận táo hoạt trường. trị kinh nguyệt bất điều, bế kinh phúc thống, chưng hà kết tụ, băng huyết, huyết hư đầu thống, huyễn vựng, nuy tý, trường táo, tiện khó, xích lỵ, ung thũng, bị đòn đánh.

  1. Bản Kinh: “ chủ khái nghịch thượng khí, ôn ngược hàn nhiệt, phụ nữ lậu hạ, tuyệt tử, các chứng ngứa, mụn nhọt, sắc uống.
  2. Biệt Lục: “ông trung chỉ thống, trừ các huyết tắc ở trong, trúng phong co quắp, không ra mồ hôi, thấp tý, bổ ngũ tạng, sinh cơ nhục.
  3. Dược Tính Luận: chỉ khái nghịch, hư lao hàn nhiệt, phá xúc huyết, chủ phụ nữ băng trung, hạ truongf vị lãnh, bổ các loại bất túc, chỉ lỵ phúc thống. sắc uống một mình trị ôn ngược, chủ phụ nữ lịch huyết yêu thống, trị đau răng không thể chịu, người hư lạnh càng nên dùng.
  4. Nhật Hoa Tử Bản Thảo: trị phong, huyết, bổ lao, phá ác huyết, dưỡng huyết mới.
  5. Trân Châu Nang: đầu thì phá huyết, thân hành huyết, đuôi chỉ huyết. (thang dịch bản thảo: đầu chỉ huyết, thân hòa huyết, ngọn phá huyết
  6. Lý Cảo: “ngọn đương quy phá ác huyết, chủ sản hậu ác huyết thượng xung, khứ các loại mụn nhọt thũng kết, trị kim thương ác huyết, ôn trung nhuận táo chit thống
  7. Vương Hảo Cổ: chủ quặt quẹo thích nằm, chân nóng mà đau. Là bệnh của xung mạch, khí nghịch bên trong, là bệnh của đới mạch bụng đau, lưng đung đưa như ngồi trên nước.
  8. Bản Thảo Mông Thuyên: trục huyết ngưng do bị đánh, đau do nhiệt lỵ trong trường vị
  9. Cương Mục: trị đau đầu, các loại đau tâm phúc, nhuận trường vị cân cốt bì phu, trị ung thũng, bài nùng chỉ thống, hòa huyết bổ huyết.
  10. Bản Thảo Tái Tân: trị thân người trướng thũng, huyết mạch bất hòa, âm phận bất túc, an thai sống, trụy thai chết.

Những cấm kỵ khi dùng thuốc:

Người nào bị trướng vì thấp trở trung mãn cấm dùng. Người nào ỉa chảy, khi dùng phải hết sức thận trọng.

Cách dùng, liều lượng:

Uống trong: sắc thang 5-15g. ngâm rượu, nấu cao hoặc làm hoàn, tán. Trường hợp bổ huyết, cải thiện tuần hoàn, táo bón đương quy có thể dùng liều cao, có thể dùng đến 40 – 80g.

Đương quy
Đương quy và tác dụng chữa bệnh

Chú ý:

Trường hợp thấp trở trung mãn đại tiện lỏng dùng thận trọng

  1. Bản Thảo Hối Ngôn: phong hàn chưa rõ, sợ lạnh phát nhiệt, biểu chứng cấm dùng.
  2. Thái Thảo Kinh Sơ: trường vị hư nhược, tiết tả , bệnh tỳ vị sợ ăn, ăn không ngon, chậm tiêu cấm dùng, ngay cả sản hậu, thai tiền cũng không dùng.

Các bài thuốc bổ dưỡng thường dùng:

Đương quy chử kê đản (đương quy nấu trứng gà)

Đương quy 9g – Trứng gà 2 quả

Đương quy cho nước vừa phải, nấu lên cùng với trứng, khi nước sôi vớt trứng gà ra, dùng kim chọc hơn 10 cái lỗ nhỏ trên vỏ trứng để cho thuốc thẩm thấu vào trong, đun thêm vài phút nữa là chín. Ăn trứng, uống thang, ngày 1 thang chia 2 lần.

Đây là bài thuốc bổ hư hoạt huyết, dùng cho người huyết hư dẫn tới tình trạng khí trệ, tắc kinh.

Đương quy sinh khương ngưu nhục thang (thang đương quy, gừng tươi, thịt bò)

Đương quy 15g – Gừng tươi 25g

Thịt bò 500g

Cho nước vào ninh chung, pha thêm muối, ăn thịt uống thang.

Bài thuốc này ôn kinh thông mạch, điều hoà máu, giảm đau. Chủ trị các bệnh đau bụng sau khi đẻ, lạnh bụng, sa đì, hư lao bất túc.

Đương quy thược dược tán (Thuốc bột đương quy, thược dược)

Đương quy 15g – Trạch tả 25g

Thược dược 50g – Bạch truật 20g

Phục linh 20g – Xuyên khung 25g

Nghiền chung thành bột mịn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g.

Dùng cho người bị đau bụng khi có mang.

Đương quy tán (thuốc bột đương quy)

Đương quy 50g – Hương phụ 15g

Long cốt 100g – Tông thán 25g

Nghiền chung thành bột mịn. Uống bằng nước cháo loãng ngày 3 lần mỗi lần 5g.

Dùng cho người lượng kinh nguyệt quá nhiều, khi hành kinh thường đau bụng.

Đương quy sinh địa dương nhục thang (thang đương quy, sinh địa, thịt dê)

Đương quy 30g – Sinh địa 30g

Thịt dê 150 – 200g (thái miếng nhỏ)

Cho nước vừa phải ninh thành thang, pha thêm muối, ăn thịt, uống thang.

Dùng cho người kinh nguyệt quá nhiều, công năng tính dục tử cung xuất huyết.

Đương quy hoàng hoa nhục thang (thang đương quy, rễ hoàng hoa, thịt nạc)

Đương quy 15g – Rễ hoàng hoa thái 15g

Thịt nạc vừa phải

Cho nước vào ninh thành thang, pha chế cho vừa, ăn thịt uống thang.

Dùng cho người huyết hư tắc kinh, thân thể gầy yếu, ít sữa.

Đương quì mễ tửu ấm (rượu đương quy)

Đương quy 60g, ngâm trong 1000ml rượu gạo, 7 ngày sau đem ra uống.

Dùng cho người bị đau nhức cánh tay lâu ngày, chỗ đau cố định.

Đương quy hoàng kỳ âm (Thuốc sắc đương quy, hoàng kỳ)

Đương quy 25g – Hoàng kỳ 25g

Đảng sâm 25g

Sắc 2 nước, trộn đều, chia uống trong 2 ngày.

Dùng cho người sau khi ốm dậy, sau khi đẻ, khí huyết hư nhược, suy dinh dưỡng, thiếu máu v.v…

Tế xuyên tiễn (thang thuốc tê xuyên)

Đương quy 15g – Trạch tả 4g

Ngưu tất 6g – Thăng ma 3g

Nhục thung dung 9g – Chỉ xác 3g

Sắc 2 nước, trộn đều, uống ngày 1 thang, chia 2 lần.

Dùng cho người già thận dương hư, đường ruột tiết dịch không đủ nên bí ỉa.

Trị thiên đầu thống phương (bài thuốc chữa thiên đầu thống)

Đương quy 12g – Thục địa 10g

Hà thủ ô 12g – Xuyên khung 10g

Bạch thược 20g – Rết 1 con

Sài hồ 6g

Sắc 2 nước, trộn đều, uống ngày 1 thang, chia 2 lần

Dùng cho người huyết hư bất nhu, dương khí bốc ngược lên dẫn tới thiên đầu thống.

Đương quy ô kê thang (thang đương quy gà đen)

Đương quy 30g – Gà đen 500g

Câu kỷ 30g – Quất bì 10g

Gà đen làm thịt như thường, bỏ lòng ruột, đầu và chân ra, các vị thuốc rửa sạch, thái miếng, dùng túi vải mỏng

sạch đựng, nhồi vào bụng gà, đun to lửa hấp trong 2 -3 giờ. Ản thịt uống thang.

Bài thuốc này đại bổ nguyên khí, điều hoà kinh nguyệt, ngăn chặn khí hư.

Thông kinh tiêu ẩm (thuốc sắc chữa thống kinh)

Đương quy 30g – Hương phụ 10g

Ô dược 10g

Sắc 2 nước, trộn đều, uống trước kỳ kinh 1 tuần, ngày 1 thang.

Dùng cho người bị thống kinh (đau bụng dưới, dạ con, trước và trong khi hành kinh)

Phụ phương:

  1. Điều ích vinh vệ, tư dưỡng khí huyết. Trị xung nhâm hư tổn, nguyệt thủy bất điều, bụng, rốn đau, băng trung đới hạ, huyết báng thành khối, đau đớn khát nước, mang thai vốn lạnh, thai động bất an, huyết ra không ngừng, phong hàn nội bác, ác lộ bất hạ, kết thành tích tụ, bụng dưới cứng đau, khi hàn khi nhiệt: đương quy, xuyên khung, bạch thược, thục địa tất cả tán bột, mỗi ngày uống 12 g, nước một chén rưỡi sắc lấy 8 phần bỏ cặn uống nóng, lúc bụng rỗng trước ăn.
  2. Trị phụ nữ kinh nguyệt không thông: đương quy 40g, can tất (sao đến khí ra khói), xuyên khung 20. Cho 3 vị trên tán bột, luyện mật làm hoàn như hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 20 viên, uống với rượu ấm.
  3. Trị kinh nguyệt nghịch hành từ mũi miệng ra: quy vỹ, hồng hoa đều 12g, nước bát rưỡi sắc láy 8 phần uống ấm.
  4. Trị huyết băng: đương quy 40 g, long cốt 80g, hương phụ 12, tông mao sao cháy 20g, nghiền thành bột.
  5. Trị huyết báng đau trướng, mạch đới sáp: đương quy 90g, quế tâm 70, bạch thược 60, bồ hoàng 60, huyết kiệt 90, diên hồ sách 70, tán nhỏ, sắc với rượu 12g, bỏ bã uống nóng.
  6. Trị đới hạ ngũ sắc, phúc thống, ăn ít, người gầy: đương quy 30g, miết giáp 30, xuyên đại hoàng 30, bạch truật 10, hồ tiêu 60, binh lang 10, chỉ xác 10, tất bát 15g, cho vào tán bột, luyện mật hoàn như hạt ngô đồng lớn, mỗi lần uống trước ăn với rượu ấm 30 viên.
  7. Trị phụ nữ có thai trong bụng đau: đương quy 90, bạch thược 300, phục linh 120, bạch truật 120, trạch tả 150, xuyên khung 150, tất cả tán bột. Uống mỗi lần 1 thìa với rượu
  8. Phụ nữ mang thai tiểu tiện khó, ăn uống không ngon: đương quy, bối mẫu, khổ sâm, đều 120g, tán nhỏ luyệ hoàn như hạt đậu nhỏ, mỗi lần uống 3 viên.
  9. Trị phụ nữ mang thai động thai, lưng bụng đau đớn: đương quy 15 g, thông bạch 3, sắc uống.
  10. Trị sản hậu bại huyết không tán, kết tích thành khối, đau đớn khát nước không chịu nổi: đương quy 30, quỉ tiễn vũ 30, hồng lam hoa 30, các vị trên tán bột, mỗi lần uống 12g.
  11. Trị bệnh sài, hoặc sản hậu bất tỉnh nhân sự, miệng chảy dãi: đương quy, kinh giới tuệ lượng bằng nhau. Tán bột mỗi lần uống 12g.
  12. Trị sau đẻ bụng đau, hàn sán hư lao bất túc: đương quy 120, sinh khương 150, thịt dê 300. Ba vị trên lấy nước đun 800ml lấy 300ml, uống nóng. Ngày 3 lần uống.
  13. Trị đại tiên không thông: đương quy, bạch chỉ lượng bằng nhau, mỗi lần uống 6g.
  14. Trị cơ nhiệt, táo nhiệt, khát muốn uống, mắt đỏ, mặt đỏ, ngày đêm không đỡ, mạch hồng đại mà hư, trọng ấn là mất: hoàng kỳ 30, đương quy 60, thuốc trên cho 2 bát nước sắc lấy 1, uống ấm, lúc bụng rỗng trước ăn.
  15. Trị bách hổ phong, đau đớn không thôi: đương quy 30, quế tâm 30, địa long 30, bạch cương tằm 30, uy linh tiên 30, lậu lô 30, xuyên khung 30, bạch chỉ 30, thuốc trên tán nhỏ, uống với rượu nóng 6g.
  16. Trị huyết lỵ, trong ruột đau đớn: đương quy 12g, hoàng liên 30, long cốt 60, 3 vị trên tán bột. Mỗi lần uống 6 g.
  17. Trị tự hãn: đương quy, sinh địa, thục địa, hoàng bá, hoàng cầm, hoàng liên lượng bằng nhau, thêm một chút hoàng kỳ. Tán bột, mỗi lần uống 20g, 2 bát nước đun thành 1 bát, uống trước ăn, trẻ con giảm liều 1 nửa.
  18. Trị các loại mụn nhọt thũng trướng, đã vỡ hoặc chưa vỡ: đương quy, hoàng kỳ, qua lâu, mộc hương, hoàng liên lượng bằng nhau, tán nhỏ, sắc 30g uống.
  19. Trị từ cốt ung đến ác sang: đương quy 20, cam thảo 30, chi tử 12 hạt, miết giáp 1 cái. Tán bột uống 12g.

ĐƯƠNG QUY Theo “Dược phẩm vựng yếu”

Khí vị:

Vị ngọt, cay, tính ấm, không độc, khí ấm thì thăng lên, vị đậm thì giáng xuống, là thuốc dương trong âm dược, vào kinh Túc quyết âm, Túc thái âm và Thủ thiếu âm, sợ Xương bồ, Hải tảo, Sinh khương, ghét Tử sâm, Lư nhự.

Chủ dụng:

Khứ huyết ứ, sinh huyết mới, giãn gân, nhuận trường, gây ấm bên trong, khỏi đau bụng, đau dạ, nuôi dưỡng vinh huyết, chữa chân, tay đau nhức, chữa kiết lỵ, tiêu mủ lên da non, trấn thông các chứng ôn ngược nóng lạnh, năm chứng lao, bảy chứng tổn thương, có thể điều kinh, khu phong, chữa băng huyết, rong huyết, khí hư, đới hạ, rât thích hợp với các bệnh về huyết lúc có thai, bổ hư cho đàn bà đẻ rất chóng. Đại phàm trong các bài bổ khí huyết Đương quy là vị chủ yếu, bổ được, công được, tất thảy các chứng khô táo, sáp trệ và tiêu hao thì nhất định phải dùng. Đương quy cho vào thuốc hoàn, vừa lưu hành vừa cố thủ, huyết trệ có thể tan, huyết hư có thể bổ, huyết táo có thể nhuận, huyết tán có thể quy tụ về, thật là thuốc chủ yếu chữa bệnh về huyết.

Hợp dụng:

Xuyên khung, Tế tân làm thuốc dẫn thì chữa được chứng nhức đầu, đau mắt, đau răng do huyết hư, dùng với Ngưu tất thì dẫn thuốc đi xuống để chữa đau lưng, chân bại liệt do huyết không tưới nhuần tới gân, hợp với khí dược như Nhân sâm, Ô dược thì có thể tưới nhuần phần biểu để chữa thấp độc, gân co cả người, dùng nó làm tá cho Sâm, Kỳ thì bổ khí huyết hư lao mà chỉ hãn, sinh da non, làm tá cho Thục địa, Bạch thược thì có thể dưỡng huyết, tư âm mà bổ Thận, dùng với Bạch thược, Mộc hương thì hòa Can, chi thống, chữa kiết lỵ, hợp với Miết giáp, Sài hồ thời chặn nóng lạnh mà trừ chứng sốt rét, hợp với Trần bì, Bán hạ thì có thể chỉ nôn, hợp với Viễn chí thì dưỡng tâm, yên được cơn hồi hộp, làm tá cho Quế Phụ thì ôn trung, tán hàn, làm tá cho Phác tiêu, Đai hoàng thì thông trường nhuận táo, làm tá cho Nga truật, Khiên ngưu thì phá huyết mà tiêu chứng trưng hà.

Kỵ dụng:

Đối với các chứng thổ huyết, nục huyết, băng huyết thì nên dùng ít, dùng nhiều thì có thể động huyết, ỉa chảy, Tâm khí hao tán thì kiêng dùng.

Cách chế:

Cho vào thuốc dưỡng huyết, hòa huyết thời nên sao với Rượu, chữa phần trên thì tẩm Rượu, chữa bệnh máu huyết thì nấu với Rượu, chữa bệnh đờm thì rưới nước Gừng mà phơi khô, chữa thổ huyết, nục huyết, băng huyết thì tẩm Dấm sao qua, nên dùng ít ít. Quy đầu hay chỉ huyết mà đi lên, Quy vĩ hay phá huyết mà đi xuống, Quy thân dưỡng huyết mà cố thủ phần giữa, toàn Quy hay hoạt huyết mà chạy.

Nhận xét:

Đương quy là thuốc chủ yếu của huyết phận, cay ấm mà tán, là khí ở trong huyết dược, cho nên khí huyết mờ loạn uống vào thì yên, có khả năng lệnh cho tất cả các huyết đều trở về kinh mạch đáng lý phải về, cho nên mệnh danh là Đương quy.

GIỚI THIỆU THAM KHẢO

Bài Đương quy bổ huyết thang (Lan thất bí tàng)

Đương quy 12-16g, Hoàng kỳ 20-40g. sắc, chia uống lúc đói, 3 lần trong ngày. Có tác dụng bổ khí sinh huyết.

Chữa mất máu nhiều, phụ nữ bị rong huyết, hậu sản huyết hư, da mặt vàng úa, tinh thần mệt mỏi có sốt nhẹ, hoặc sau khi ung nhọt vỡ, máu mủ nhiều, mạch hư, vô lưc. Nếu xuất huyết nhiều thêm Long cốt, Sơn thù, A giao để chỉ huyết.

“Hướng dẫn sử dụng các bài thuốc”

Bài Đương quy tán

Đương quy 10g, Hoàng cầm 10g, Bạch thược 10g, Bạch truật 5g, Xuyên khung 10g. sắc, chia uổng 2 lần trong ngày.

Thuốc này chữa cho người hay sẩy thai khỏi sấy, giúp cho thai phát triển tốt, bồi bổ cho phụ nữ sau sinh đẻ, thuốc cũng có ích cho người vô sinh.

Bài Đương quy tứ nghịch thang (Thương hàn luận)

Đương quy 8-12g Mộc thông 6-8g Quế chi 8-12g Đại táo 4 quả

Bạch thược 8-12g Chích Cam thảo 4-8g

Sắc, chia uống vài lần trong ngày.

Có tác dụng ôn kinh, tán hàn, dưỡng huyết, thông mạch.

Trị các bệnh biểu bị hàn tà, sinh ra lý nhiệt làm huyết ứ trê, hàn tà xâm nhập kinh lạc gây chứng tý thống, phụ nữ kinh nguyệt không đều, hành kinh đau bụng, đau thần kinh hông, đau tử cung, phần phụ, đau lưng, đau đầu, đau toàn thân do ứ huyết ở bụng dưới, sa ruột, chân lạnh, mạch trầm huyền.

Bài Đương quy tứ nghịch gia ngô thù du sinh khương thang

Là bài Đương quy tứ nghịch thang thêm Ngô thù du 5g, Sinh Khương 5 nhát.

Chữa tay chân lạnh, mạch vỉ, thường dùng trong trường hợp trúng hàn, hành kinh đau bụng, chín mé, viêm tắc tĩnh mạch, chứng xanh tim, các chứng đau thần kinh. Phụ nữ hay mắc chứng này.

“Hòa lợi cục phương” bài Tứ vật thang

Bài Tứ vật thang

Đương quy 3đ, Bạch thược 2đ,Thục địa 3đ, Xuyên khung lđ

Có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh.

Trị doanh huyết bị hư trệ, hoảng hốt, váng đầu, hoa mắt, ù tai, sắc mặt úa vàng, móng tay chân nhợt nhạt, kinh nguyệt không đều, chất lưỡi nhạt, các chứng bệnh thuộc huyết hư và huyết hư kèm ứ trê, lưỡi nhat, mạch huyền tế hoăc tế sáp.

Trên lâm sàng thường gia giảm bài này chữa kinh nguyệt không đều, tử cung xuất huyết cơ năng, thai lệch, rối loạn buồng trứng, thai ngoài tử cung, xuất huyết dưới da do giảm Tiểu cầu. Cũng dùng trị mề đay, vảy nến, viêm da dị ứng, đau đầu do thần kinh, đau đầu do mạch máu.

Gia giảm:

Neu bị ứ huyết có thể thêm Đào nhân, Hồng hoa; Bạch thược đôi thành Xích thược, gọi là bài Đào hồng tứ vật thang.

Huyết hư có hàn thêm Nhục quế, Can Khương.

Huyết hư có nhiệt thêm Hoàng cầm, Đan bì; đổi Thục địa thành Sinh địa. Muốn chỉ huyết thì bỏ Xuyên khung, thêm A giao, Ngãi diệp, sao Trắc bá diệp.

“Thẩm thị giao hàm”

Bài Tứ vật ngũ tử hoàn

Thục địa 80g Đương quy 40g Bạch thược 30g Xuyên khung 20g Câu kỷ tử 40g Phúc bồn tử 40g Địa phu tử 20g Thỏ ty từ 40g Xa tiền tử 20g

Thục địa giã nát, nấu thành cao, các vị khác tán nhỏ, thêm Mật làm hoàn. Liều uống 12-16g, ngày 2 lần.

Có tác dụng bổ huyết, ích can Thận.

Chữa Can, Thận bất túc, mắt tối sầm.

“Hành giản trân nhu”-Hải Thượng Lãn Ông

– Chữa đau nhức cánh tay do huyết hư, dùng Đương quy 3 lạng, ngâm Rượu 3 ngày, mỗi lần hâm uống 1-2 chén, ngày vài lần.

– Chữa đau lưng vì lạnh, dùng Đương quy, Huyền hồ, Quế tâm đều bằng nhau, tán nhỏ, liều dùng 3-4đ với Rượu ấm. ‘Hướng dẫn sử dung các bài thuốc”

Bài Đương quy ẩm tử

Sắc, chia uống 3 lần trong ngày. Có tác dụng bổ huyết dưỡng da. Những người âm huyết kém không dưỡng được da, khô da, sinh ngứa, nặng thì sinh ezema, viêm ngứa không ướt, mề đay, người già thường mắc bệnh này.

“Hướng dẫn sử dụng các bài thuốc”

Bài Đương quy kiện trung thang

Quế chi 8g, Bạch thược 10-12g, Cam thảo 4g, Sinh Khương 8g, Đại táo 8g, Đương quy 8g.

Người yếu thì thêm kẹo Mạch nha.

Sắc, chia uống vài lần trong ngày.

Chủ trị: Dùng cho người huyết kém, hư hàn, nhiệt ứ trê, trị đau bụng dưới, kém ăn. Thuốc này dùng cho phụ nữ suy nhược, huyết kém, bụng dưới đau khi có kinh, sau khi sinh đẻ, đau đầu và hai bên sườn khi hành kinh, đau bụng vì bệnh phụ khoa, viêm Phúc mạc và vùng xương chậu, xuất huyết tử cung, trực tràng, trĩ.

Trẻ em hay đau bụng cũng có thể dùng bài này.

Đây là bài Quế chi thang bội Bạch thược, thêm Đương quy.

“Hướng dẫn sử dụng các bài thuốc”

Bài Đương quy thược dược tán

Xuyên khung 6g, Đương quy 6g, Bạch thược 10-12g, Bạch linh 8g, Trạch tả 10g, Bạch truật 8g.

Chuyển thành thang, sắc, chia uống vài lần trong ngày.

Chữa người thiếu máu, huyết hư, ứ trễ ở bụng dưới, phụ nữ khi mãn kinh, hay sau sinh đẻ, sẩy thai bị chóng mặt, phù thũng, đau thắt lưng, lạnh chân tay, tim đập nhanh. Bệnh phụ khoa thêm Sài hồ, người Vị tràng yếu thêm Nhân sâm.

“Hiệu phỏng tân phương”-Hải Thượng Lãn Ông

Bài Hậu thiên lục vị phương

Thục địa 10đ, Đương quy 5đ, Nhân sâm 3đ, Đan sâm 2đ, Viễn chí lđ, Táo nhân (sao) lđ.

Gừng, Táo làm thang sắc uống ấm, chia 2 lần trong ngày.

Chủ tri các chứng: Ầm huyết của hậu thiên suy nhược, hình thể đen gầy, da dẻ khô bong như vảy, sắc mặt úa vàng, lông tóc khô xác, tính nóng hay giận, nóng hâm hấp hoặc về chiều nóng sốt, khó ngủ, đổ mồ hôi trộm, hoặc sau khi bị xuất huyết gây ra bệnh. Phàm các chứng khô táo tiều tụy đều chữa được cả.

“Cảnh Nhạc toàn thư”

Bài Kim thủy lục quân tiễn

Bán hạ      8-12g   Trần bì   8-12g

Bạch linh     12g   Cam thảo    4g

Đương quy 8-12g   Thục đĩa 16-20g

Gừng tươi 8 nhát.

Gia giảm: Đại tiện lỏng bỏ Đương quy, gia Hoài sơn. Đờm nhiều, khí trệ, hông ngực đầy tức gia Bạch giới tử. Âm hàn nặng ho luôn gia Tế tân. Có sốt rét ở phần biểu gia Sài hồ.

Sắc, chia uống 3 lần trong ngày. Đây là bài Nhị trần thang gia Đương quy, Thục địa.

Có tác dụng dưỡng âm huyết, hóa đờm.

Trị Phế, Thận âm hư, Tỳ thấp sinh đờm, ho suyễn, đờm nhiều, nôn ọe, họng khô, miệng ráo.

0/50 ratings
Bình luận đóng