Tên khác: Tần quy – Tân Hoàng quỳ
Tên khoa học: Angelica sinensis (Oliv.) Diels
Họ: Hoa tán (Apiaceae)
1. Mô tả, phân bố
Đương quy là cây thảo sống nhiều năm, cao từ 40cm – 1m. Thân hình trụ, có rãnh dọc. Lá kép xẻ 3 lần lông chim, cuống lá dài, có bẹ ôm lấy thân, mép lá chia thùy và răng cưa không đều. Hoa tự hình tán kép, màu trắng xanh. Quả bế có rìa màu tím nhạt. Toàn cây có mùi thơm đặc biệt.
Cây được di thực và trồng nhiều ở các tỉnh đồng bằng Bắc bộ nước ta.
2. Bộ phận dùng, thu hái
Bộ phận dùng làm thuốc của cây Đương quy là rễ. Thu hoạch vào cuối thu ở những cây trên 3 năm tuổi. Đào lấy rễ, rũ sạch đất cát, để héo, phân loại to, nhỏ; bó thành từng bó rồi đem sấy nhẹ cho khô. Độ ẩm không quá 15%.
Dược liệu đương quy có mặt ngoài màu nâu nhạt, có nhiều nếp nhăn dọc, mùi Đương quy đã được ghi trong Dược điển Việt Nam (2002).
3. Thành phần hóa học
Đương quy chứa chủ yếu là tinh dầu, coumarin, caroten, vitamin B 12 . . .
4. Công dụng, cách dùng
Dược liệu đương quy có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, điều hòa khí huyết, thông kinh, nhuận tràng. Dùng chữa các chứng bệnh: Suy nhược, thiếu máu, táo bón, cao huyết áp, kém ăn, ra mồ hôi nhiều, phụ nữ tắc kinh, hành kinh đau bụng…
Cách dùng:
Uống: 4,5 – 9g/ ngày, dạng thuốc sắc.
Lưu ý. Người đầy bụng, đi lỏng không dùng.
Các chế phẩm có dùng Đương quy: Thập toàn đại bổ, Dưỡng não hoàn, Tứ vật thang, Vạn ứng cao, Hoạt huyết CM3…