Vũ Văn Đính
ĐẠI CƯƠNG
- Đặc điểm:
- Nhũn não tiến triển ít khi gây hôn mê, nhưng nếu có thì rất nặng.
- Khó hồi phục hoàn toàn.
- Nếu có tăng huyết áp, phải thận trọng khi dùng thuốc hạ áp
- Thuốc chống đông có chỉ định rõ nhất nếu có nguyên nhân tim.
- Thường có phù não hay gây tụt não.
- Vận chuyển bằng ô tô cấp cứu thường nếu bệnh nhân tỉnh, thở oxy đường mũi.
- Chẩn đoán:
- Liệt nửa người đột ngột hoặc từ từ.
- Liệt nặng dần lên trong những giờ sau
- Kéo dài quá 24 giờ
- Có dấu hiệu phù não
- Hôn mê xuất hiện từ từ (nặng lên)
- Nguyên nhân: Xơ vữa động mạch, bệnh van tim, bệnh máu.
XỬ TRÍ
- Tại chỗ :
- Tiêm heparin 5000 đv tĩnh mạch nếu là nguyên nhân tim
- Nếu có tắc mạch cảnh, chuyển đến khoa ngoại tim mạch
- Tại bệnh viện :
CÁC BIỆN PHÁP CHUNG :
- Đặt ống NKQ, thông khí nhân tạo nếu : Hôn mê, phù não, rối ỉoạn hô hâp –
- Nuôi dưỡng qua ống thông dạ đày và tĩnh mạch
- Điều trị các nguy cơ : Tăng huyết áp, đái đường, vữa xơ động mạch, bệnh tim có rung nhĩ.
CHỐNG ĐÔNG :
Heparin 5000đv/12-24giờ tĩnh mạch trong 1-2 tuần, liều cao gấp đôi khi có bệnh tim.
Không dùng nếu : Có bệnh máu, loét dạ dày, suy gan, suy thận nặng, dấu hiệu tụt nào hoặc tụt hạnh nhân, tăng huyết áp, tuổi cao.
CHỐNG KẾT TỤ TlỂU CẦU
Aspirin nếu heparin có chống chỉ định : Aspegic 250-500mg truyền tĩnh mạch.
CHỐNG PHÙ NÃO
Thông khí nhân tạo VT lớn sao cho PaCO2 = 35mmHg Mannitol.10%-20% 200ml/4h tĩnh mạch nếu đe dọa tụt não Có thể dùng furosemid.
CHỐNG TĂNG HUYẾT ÁP NẾU CÓ
Tenormin (Atenolol) 100mg, nếu huyết áp trên 200mmHg có thể dùng nifedipin. Theo dõi: CT Scan, tìm nguyên nhân xơ vữa động mạch, bệnh van tim.