ĐẠI CƯƠNG
- Giãn phế quản là giãn liên tục, vĩnh viễn không hồi phục của một hoặc nhiều phế quản có đường kính trên 2 mm, do sự phá huỷ của tổ chức cơ, xơ chun, lớp sụn của vách phế quản.
Thường phế quản bị giãn từ thế hệ thứ 4 đến thế hệ thứ 8 hoặc 10.
Lâm sàng
- Toàn thân: Đa số bệnh nhân không có biểu hiện gì, không sốt nếu không có bội nhiễm, ít gầy sút.
- Triệu chứng cơ năng
Khạc đờm nhiều về buổi sáng (thể ướt) khôi lượng đờm từ 500 đến 1000 ml trong 24 giờ. Đờm đầy nhầy mủ có thể có mùi hôi thối, để lâu thấy có lắng cặn thành ba lớp, trên là dịch nhầy và bọt, nếu đờm bị tắc bệnh nhân có thể sốt cao kéo dài do nhiềm khuẩn.
- Ho ra máu: Đó là giãn phế quản thể khô, ho ra máu tái phát nhiều lần và kéo dài trong nhiều năm, cần phải cây đờm tìm BK và các vi khuẩn khác gây bệnh
- Khó thở: Thường khó thở nhẹ và khó thở vừa.
Triệu chứng thực thể:
Khám phổi nghe thấy có ran ẩm, ran phế quản ở vùng ngực có tổn thương, có khi khám thấy hội chứng đông đặc khi có xẹp phổi.
Chụp phổi: Chụp phổi bình thường thường không thấy gì, có thể có rốn phổi đậm hoặc thấy từng đám mờ lỗ rỗ như hình ruột bánh mì hay gặp ở vùng đáy phổi.
Chụp phế quản cản quang: bằng Lipiodol nếu có giãn phế quản ta có thể thấy phế quản bị giãn có dạng: hình ống, hình túi, hình tổ chim.
Soi phế quản thấy niêm mạc phế quản bị viêm, có chỗ bị chít hẹp, ở phía dưới là phế quản giãn, đôi khi thấy có đám chảy máu.
ĐIỀU TRỊ
Điều trị nội khoa
- Dẫn lưu mủ phế quản theo tư thế thích hợp, vỗ lồng ngực có thể hút rửa phế quản bằng huyết thanh mặn đẳng trương 0,9% cho các thuốc long đờm như:
Exomuc (N Acetyl cystein) mỗi gói có 200 mg N acetyl cystein, ngày uống lừ 3 đến 4 gói, chia làm 3 đến 4 lần.
Benzoat natri ngày uống 30 ml chia làm hai lần.
Terpin ngày uống từ 4 đến 6 viên chia làm 2 đến 3 lần, hàng ngày phải uống đủ lượng nước.
Kháng sinh phải điều trị theo kháng sinh đồ và phối hợp kháng sinh từ 2 nhóm trở lên.
Erythromycin 0,25 g ngày uống từ 4 viên đến 8 viên.
Augmentin 500 mg ngày uống 3 viên chia 3 lần.
Ofloxacin 400 mg ngày uống 2 viên chia 2 lần (uống sau khi ăn).
Thời gian sử dụng kháng sinh các loại có thể từ 5 đến 10 ngày.
Nếu bệnh nhân trong tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính ta nên dùng loại kháng sinh tiêm như:
Cefuroxim (zinacef), ngày từ 1,5 g đến 3 g (tiêm bắp)
Ampicillin ngày từ 2 g – 4 giờ chia 2 đến 4 lần.
Thuốc giãn phế quản
Theophyllin 0,10 g ngày uống 4 viên chia 2 lần.
Salbulamol ngày uống từ 2 – 4 mg có nghĩa là ngày dùng 1 – 2 viên loại 2 mg.
Thuốc cầm máu
Post hypophyse (Hypantin 5 đv), ngày có ihể dùng từ 1 – 8 ông trong 24 giờ.
Người ta có thể kết hợp với các thuốc khác như dicynon transamin kết quả sẽ tốt hơn.
Điều trị ngoại khoa
- Ho ra máu nhiều lần kéo dài điều trị nội khoa không đỡ có nguy cơ thiếu máu nghiêm trọng.
Chống chỉ định ngoại khoa khi có giãn phế quản lan tỏa, có dấu hiệu suy hô hấp mạn, chức năng hô hấp giảm dưới 50% (VC – FEV1).
PHÒNG BỆNH
- Điều trị sớm và tốt các bệnh về phổi nhiễm khuẩn cấp tính hoặc mạn tính như viêm phế quản cấp, viêm phế quản mạn tính, áp xe phổi cấp và mạn tính.
- Tránh tiếp xúc với bụi và các chất gây độc hại với phổi.
- Rèn luyện thân thể thường xuyên (thể dục liệu pháp, tập thể dục buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ).