Điện não đồ trong động kinh
Hình 8.140. Các dạng điện thế động kinh
Các thay đổi điển hình trong bệnh động kinh
- Nhọn (spike).
- Sóng nhọn (sharp waves).
- Nhọn – sóng, hay phức bộ nhọn – sóng (spike and waves).
- Đa nhọn và sóng (polyspikes and waves).
- Nhọn chậm và sóng, sóng nhọn và sóng chậm.
- Phóng điện kiểu động kinh có chu kỳ một bên (periodic lateralized epileptiform discharge, viết tắt là PLED).
Điện não đồ trong một số thể động kinh
Cơn động kinh West
- Ngoài cơn: điện nãọ đồ đặc trưng là hypsarrhythm (gọi theo Gibbs và Gibbs), Hes và Neuhaus gọi đó là điện thế co giật hỗn hợp lan tỏa (hình 8.141), biểu hiện trên điện não đồ là các sóng delta cao không đều, xen kẽ các nhọn hoặc sóng nhọn đơn lẻ hoặc thành chuỗi. Hypsarrhythm không phải là đặc tính bệnh học của động kinh West mà chỉ biểu hiện sự liên quan điện sinh học với tất cả các thể động kinh trong lứa tuổi này.
- Trong cơn:
+ ở trẻ em rất nhỏ tuổi: không thấy thay đổi hoạt động điện não.
+ ở trẻ em lớn hơn: điện não đồ trong cơn thấy các hoạt động kịch phát (tương ứng với pha co cứng thây các điện thế nhọn, sau đó là một khoảng ngắn điện não đồ giảm biên độ).
+ Trẻ em tuổi càng lớn: điện não đồ có thiên hướng thay đổi kiểu kịch phát và đồng bộ với các phức bộ chậm nhọn và sóng, hoặc sóng nhọn và sóng chậm hoặc đa nhọn.
Hình 8.141. Hypsarrhythm trong động kinh West
Động kinh cơn vắng ý thức (cơn nhỏ)
- Ngoài cơn: loạn nhịp lan tỏa, vùng chẩm có thể có sóng 3 – 4ck/gy đều đặn, mất khi mở mắt; có thể có kịch phát nhọn – sóng (hình 8.142). Trong động kinh cơn nhỏ, điện não đồ được kích hoạt tốt nhất bằng tăng thông khí.
- Trong cơn: đặc trưng của điện não đồ trong cơn là phức bộ nhọn – sóng tần số 3ck/gy, biên độ có thể đạt tới 200 – 1000(iV, xuất hiện lan tỏa, trước hết tại vùng trán – trước trung tâm, sau khoảng 1 giây lan tỏa sang vùng chẩm.
Hình 8.142. Phức bộ nhọn – sóng 3ck/gy trong động kinh cơn vắng
Động kinh toàn thể co cứng – co giật (động kinh cơn lớn)
- Trong cơn: pha co cứng, khi bắt đầu cơn có các hoạt động sóng nhọn trong dải tần số của alpha, các sóng này nhanh chóng tăng về tần số và biên độ (tới 200 – 500pV), giai đoạn này hoạt động điện não có nhiều nhiễu điện cơ; pha co giật, có các nhóm nhọn xen kẽ các sóng chậm, đâu tiên xuất hiện tại vùng trán, tần số sóng điện não ngày càng giảm và tới giai đoạn đột ngột xuất hiện im lặng điện não khoảng 30 giây, sau giai đoạn này là hoạt động sóng chậm rồi qua giai đoạn điện não sóng theta chuyển về hoạt động điện não bình thường trước cơn (hình 8.143).
- Ngoài cơn: khoảng 50% số bệnh nhân biểu hiện loạn nhịp kịch phát sóng chậm biên độ cao, hoặc nhọn – châm, đa nhọn – chậm
Hình 8.143. Kịch phát nhọn – sóng ở động kinh cơn toàn thể co cứng – co giật, giai đoạn ngoài cơn.
Các thể động kinh lành tính trẻ em có ổ khu trú trên điện não đồ
Động kinh lành tính với ổ vùng
Động kinh lành tính với kịch phát vùng chẩm (Gastaut).
Động kinh cục bộ với triệu chứng cảm xúc (động kinh tâm thần vận động lành tính Dalla Bernardina).
Động kinh có ổ lành tính với điện thế kích thích cảm giác thân thể lớn.
Hội chứng giả Lennox.
Hội chứng Landau – Kleffner (mất nhận thức thính lực – lời nói ở trẻ em 2 – 7 tuổi có thể có kèm theo các cơn động kinh, trẻ em có thể có các rối loạn ngôn ngữ khác kèm theo, như chậm nói trước khi bị bệnh.
ở đây xin trình bày thể động kinh lành tính có ổ vùng Rolando:
+ Lâm sàng: thường gặp ờ trẻ em phát triển bình thường ở tuổi từ 3 -13, nam mắc nhiều hơn nữ, nhiều trường hợp co giật do sốt lại là triệu chứng cơn đầu tiên. Biểu hiện lâm sàng điển hình là các cơn vận động, cảm giác ở mặt. Bắt đầu là dị cảm ờ môi, lưỡi, họng, hầu và má; sau đến các cơn co cứng hoặc co cứng – co giật góc miệng, cũng có khi là toàn bộ các cơ nhai, động thời có rối loạn nói (mất nói), ý thức hầu như không bao giờ rối loạn, có thể có co giật cơ tay chân hoặc nửa người.
+ Điện não đồ: ổ sóng nhọn – sóng hoặc sóng nhọn- sóng chậm ở vùng trung tâm – thái dương, hoạt hóa khi ngủ.
Hội chứng Lennox – Gastaut
- Lâm sàng: thể động kinh hỗn hợp, đầu tiên là mất trương lực một số nhóm cơ, theo sau là giật các nhóm cơ gấp. Sự thay đổi trương lực làm bệnh nhân có thể ngã.
- Điện não đồ:
+ Trong cơn (cơn trương lực): các chuỗi sóng 10 – 20ck/gy, tạo nhịp và động bộ.
+ Ngoài cơn: sóng nhọn có tần số chậm, tần số thay đổi, có thể rõ rệt ở một bên, đa nhọn, hoạt động cơ bản rối loạn rõ rệt.
- Chẩn đoán: theo Gastaut và cs, hội chứng có tam chứng cơ bản sau đây + Thường xuyên có các cơn trương lực và vắng ý thức không điển hình.
+ Chậm phát triển biểu hiện nặng nề.
+ Điện não đồ ngoài cơn: các dạng nhịp giả nhọn – sóng 1,5 – 2,5ck/gy.
Điện não đồ trong chấn thương sọ não
Chấn động não
Trong thực tế cần khẳng định một điều: chấn động não không gây thay đổi trên điện não đồ, tuy nhiên, nếu ghi điện não trong vòng 30 phút sau chấn động não thì sẽ thấy những thay đổi chung không đặc hiệu, những thay đổi này sẽ được bình thường hóa sau 24 giờ.
Giập não (trong chấn thương sọ não kín)
- Mức độ thay đổi điện não trong trường hợp này phụ thuộc vào mức độ nặng nề của tổn thương não cũng như mức độ nặng nề và thời gian kéo dài của hôn mê.
- Theo Rumpl, điện não đồ trong hôn mê sau chấn thương sọ não có thể chia thành 5 mức độ, có ý nghĩa tiên lượng nhất định; cụ thể như sau:
+ Độ 1: hoạt tính alpha nổi trội, có xen kẽ các sóng theta.
+ Độ 2: hoạt tính theta nổi trội, có xen kẽ các sống delta.
+ Độ 3: nổi trội là hoạt tính alpha biên độ lớn tạo nhịp hoặc loạn nhịp alpha, dưới alpha biên độ lớn.
+ Độ 4: hoạt tính alpha và dưới alpha lan tỏa, biên độ thấp.
+ Độ 5: điện não đồ đẳng điện.
- Trong trường hợp giập não nặng nề sẽ thấy biên độ điện não đồ giảm trầm trọng (ức chế hoạt động điện não), thậm chí sẽ chuyển sang im lặng điện não với đường đẳng điện biểu hiện của chết não (hình 8.144).
- Khi ý thức hồi phục, trên điện não đồ xuất hiện các sóng có tần số tăng dần, tuy nhiên không có sự tương quan chặt chẽ giữa mức độ nặng nề của rối loạn ý thức với mức độ của rối loạn điện não. Trong giai đoạn đầu, các biểu hiện khu trú điện não có thể bị những thay đổi chung che lấp, trên điện não đồ thường chỉ thấy các ổ loạn nhịp, các ổ ức chê điện não hoặc các ổ sóng delta. Nếu các ổ này tồn tại tại một vị trí không đổi thì nguy cơ động kinh sau chấn thương sọ não tương đối lớn.
- Trong giai đoạn hồi phục: các thay đổi chung thường mất đi sau 3 tháng đến nửa năm, các thay đoi khu trú thuyên giảm dần từ ổ delta chuyển sang ổ loạn nhịp và trở về họạt động điện não bình thường. Cuối năm thứ nhất sau chân thương có thể vân còn quan sát thây ổ loạn nhịp trên điện não đồ.
Hình 8.144. Thay đổi nặng nề trong giập não nặng, giai đoạn cấp tính
Điện não đồ trong Migraine
- Trong cơn: đối với cơn Migraine có thoáng báo (Migraine cổ điển) thì hoạt động điện não thường không thay đổi, có chăng chỉ là giảm hoạt tính alpha; ngay cả đối với cơn Migraine có kèm theo các triệu chứng thần kinh khu trú, điện não đồ trong cơn cũng không khác ngoài cơn. Những thay đổi trong cơn ở mức độ nặng nề hơn có thể là mất đối xứng hoạt động điện não ở vùng thái dương, trước trung tâm – đỉnh giữa hai bán cầu, có thể thấy các ổ loạn nhịp, các ổ sóng delta, thậm chí thấy xuất hiện các điện thế co giật.
- Ngoài cơn: 40 – 50% số bệnh nhân có điện não đồ bình thường, số còn lại biểu hiện các rối loạn chung mức độ nhẹ và loạn nhịp lan tỏa, trong đó đáng lưu ý là sự bất ổn định về tần số và biên độ các sóng điện não. Có thể thấy hoạt động kịch phát sóng chậm biên độ cao, thậm chí quan sát thấy cả sóng nhọn hoặc phức bộ nhọn – sóng. Đối với Migraine loạn nhịp cân chẩn đoán phân biệt với động kinh, ở bệnh nhân Migraine kèm theo, điện não đồ có khi thấy các ổ rối loạn điện não (hình 8.145).
Hình 8.145. Điện não đồ trong Migraine loạn nhịp