Đau bụng và đau thượng vị hơi giống nhau, nhưng đau bụng thì đau xuống phía dưới. Đau bụng có hàn, có nhiệt, có thực có hư, có thưc tích, có đàm uất (Nam dược thần hiệu – đau bụng)
Đau bụng là một bệnh rất hay gặp trên lâm sàng và động đến các tạng phủ như can đởm tỳ, thận, đại tiểu trường, bàng quang, tử cung v.v đến các đường kinh âm ở chân, túc thiếu dương, túc dương minh, đến các mạch nhâm, đốc, đới.. Trong y học hiện đại, nhiều bệnh nội khoa, ngoại khoa có chứng đau bụng, cần tìm nhiều nguyên nhân điều trị.
Nguyên nhân gây đau bụng thường là ngoại cảm, giun, thức ăn, khí huyết bị ứ trệ, tuần hoàn bị trở ngại. Nếu ngoại tà (hàn nhiệt thử thấp) xâm phạm thường làm cho vận hóa của tỳ vị thất thường chứng lưu cữu trong bụng, làm khi bị trở ngại, đau do không thông. Tố” vấn, cử thông luận viết: Hàn thấp ở trường vị, dưới cơ hoành làm huyết không lưu thông, lạc nhỏ co lại nên đau. (Hàn khí khách ư trường vị chi gian, mô nguyên chi hạ huyết bất đắc tán tiểu lạc cấp dẫn cố thống)
Nếu ăn không điều đệ (quá nhiều, thức ăn không sạch, các chất khó tiêu) thức ăn sẽ đình lại không tiêu hóa được tốt, ứ lại hóa nhiệt, thành thấp nhiệt hoặc kết lại ở đại tràng ở vị làm phủ khí không thông gây đau.
Nếu giun (thường là giun đũa) làm nhiễu trường vị, chui vào túi mật sẽ làm khí loạn và gây đau.
Nếu tỳ dương vốn kém lại gặp hàn thấp đình trệ, làm cho khí huyết ít không ôn dưỡng được tỳ vị gây đau.
Nếu cáu gắt, ưu tư quá độ thì can khí sẽ không điều đạt sơ tiết như bình thường mà uất lại làm khí huyết uất kết theo, gây can vị bất hòa và đau bụng.
Sau phẫu thuật ở bụng, nếu có dính gây khí trệ huyết ứ chỗ dính không thông sẽ đau.
Nếu là chứng thực chứng nhiệt, thường đau sợ xoa ấn vì cơn đau tăng.
Nếu là chứng hư, chứng hàn, thường tuy đau song xoa ấn, thì dễ chịu.
Nếu đau cạnh bụng dưới cạnh sườn, thường là bệnh ỗ kinh can đởm. Nếu đau bụng dưới và quanh rôn thường là bệnh kinh thiếu âm, ở tiểu trường, thận, bàng quang.
Nếu đau ở bên phải bụng dưới cần chú ý đến trường ung (Viêm ruột thừa)
Nếu đau ở bụng trên thường là bệnh ở tỳ vị.
Về điều trị về nguyên tắc thì phải chữa nguyên nhân và lập lại sự thông thoát của khí cơ.
Mục lục
Đau bụng do chứng hàn.
- Cảm ngoại hàn hoặc ăn thức ăn sống lạnh.
Triệu chứng: Đau bụng mạnh cấp, gặp lạnh đau thêm, chườm nóng thì đõ, miệng không khát, tiểu trong, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch trầm khẩn.
Phép điều trị: Ôn trung tán hàn.
Phương thuốc: Lương phụ hoàn (Thuốc nam châm cứu – đau bụng)
Riềng (sao khô) 80g củ gấu 40g
Sao khô, sấy khô tán mịn, rây mịn cho vào lọ nút kín, dùng dần. Người lớn mỗi lần 8g uống với nước chè nóng. Trẻ em tùy tuổi, mỗi lần uống 2-6g hầm với nước sôi, lọc trong cho uống.
Ý nghĩa: Riềng để ôn trung tán hàn. củ gấu để hành khí chỉ thông.
Phương thuốc kinh nghiệm. Sinh khương 12g sắc uống để ôn trung tán hàn hòa vị.
Phương thuốc: Lý trung thang giảm Bạch truật, thêm Mộc hương, Sa nhân để ôn trung khứ hàn, hòa vị chỉ thống.
- Đau bụng do hàn thấp.
Triệu chứng: Triệu chứng trên thêm nôn, ỉa phân sột sệt, người mệt mỏi nặng nề, ngực hoành đầy tức, rêu lưỡi trắng cáu
Phép điều trị: Tán hàn hóa thấp
Phương thuốc: Hoắc hương chính khí tán (Cục phương)
Hoắc hương | 3 đồng cân | Tử tô | 1 đồng cân |
Bạch chỉ | 1 đồng cân | Cát cánh | 2 đồng cân |
Bạch truật | 2 đồng cân | Hậu phác | 2 đồng cân |
Bán hạ | 2 đồng cân | Đại phúc bì | 1 đồng cân |
Phục linh | 1 đồng cân | Trần bì | 2 đồng cân |
Cam thảo | 2,5 đồng cân |
Ý nghĩa: Hoắc hương để hóa thấp trọc, hợp với Tử tô, Bạch chỉ để tán hàn táo thấp. Hậu phác, Đại phúc bì để táo thấp trừ mãn. Phục linh, Bạch truật để kiện tỳ hóa thấp, Trần bì, Bán hạ để giáng nghịch lý khí hóa đờm hòa vị. Cam thảo để điều hòa các vị thuốc. Thường dùng ở cảm hàn thương thấp vào tháng thử (hè).
Nếu do ăn thức ăn không sạch, làm tổn thương tỳ vị, có nôn, buồn nôn thêm Sa nhân, Đậu khấu, Y dĩ, Biển đậu.
- Đau bụng do hư hàn.
Triệu chứng: Ăn thức lạnh dễ đau bụng, đau liên miên,
Ý nghĩa: Di đường để ôn trung bổ hư. Quế chi hợp với Di đường để phát huy tác dụng ôn trung bể hư tốt hơn. Bạch thược hợp Cam thảo để hòa lý hoãn cấp, Quế chi, Sinh khương để thông dương ôn trung tán hàn hòa vị.
khi đau khi thôi, thích nóng sợ lạnh, mỏi mệt, đoản khí ỉa lỏng, rêu lưỡi trắng, mạch trầm tế.
Phép điều trị: ôn trung ích khí tán hàn.
Phương thuốc: ôn tỳ vị thang (Thuốc nam châm cứu – đau bụng)
Sâm bố chính | 20g | Củ sả | 20g |
Can khương | 16g | Sa nhân | 12g |
Vỏ quýt | 12g | Cam thảo dây | 12g |
Sắc uống. Ý nghĩa: Sâm Cam thảo để ích khí. Can khương, củ sả ôn trung, Trần bì để tỉnh tỳ, lý khí, chỉ đau.
Phương thuốc: Tiểu kiến trung thang (Thương hàn luận)
Quế chi | 3đc | Bạch thược | 6đc |
Cam thảo | 2đc | Sinh khương | 3đc |
Đại táo | 4 quả | Di đường | 8đc |
Nếu khí kém thêm Hoàng kỳ để bổ khí, nếu huyết kém thêm Đương quy để bổ huyết. Nếu hư hàn nặng thêm Can khương, Xuyên tiêu hoặc Riềng, Hương phụ để ôn trung tán hàn.
Phương thuốc: Lý trung hoàn (Thương hàn luận)
Đảng sâm 3 đồng cân
Bạch truật 3 đồng cân
Can khương 3 đồng cân
Cam thảo 3 đồng cân
Nếu có cả thận dương hư, dùng.
Phương thuốc: Phụ tử lý trung thang (Cúc phương)
Lý trung thang cộng Phụ tử 2 đồng cân
Ỷ nghĩa: Đảng sâm, Bạch truật, Cam thảo để kiện tỳ ích khí, Can khương để ôn trung, Phụ tử để ôn thận, nhằm nuôi dưỡng tỳ dương.
Chứng nhiệt
- Đau bụng do thấp nhiệt
Triệu chứng: Người nóng, bụng đau trướng cự án, ngực đầy, ăn kém, khát không thèm uống, hoặc ỉa lỏng, mót rận, hoặc vàng da rêu lưỡi vàng cáu, mạch hoặc sác hoặc nhu sác.
Phép chữa: Thanh lợi thấp nhiệt Phương thuốc:
- Nếu thấp nhiệt ở ruột Bạch dầu ông thang (Thương hàn luận)
Bạch dầu ông 2 đồng cân Tần bì 3 đồng cân
Hoàng liên 3 đồng cân Hoàng bá 3 đồng cân
Ý nghĩa: Bạch dầu ông để thanh nhiệt ở phần huyết, Hoàng liên để thanh thấp nhiệt làm khỏe trường vị, Hoàng bá để thanh thấp nhiệt ở hạ tiêu, Tần bì để thu sáp chỉ lị.
- Nếu thấp nhiệt chưng can dởm gây vàng da
Phương thuốc: Nhân trần cao thang (Thương hàn luận)
Nhân trần 30g Sơn chi 15g
Đại hoàng 9g
Ý nghĩa: Nhân trần để thanh lợi thấp nhiệt. Sơn chi để thanh nhiệt ở tam tiêu. Đại hoàng để công hạ tiết nhiệt.
Nếu đau trướng nhiều thêm Diên hồ sách, Mộc hương, Hương phụ để lý khí hành huyết giảm đau.
Nếu nhiệt độc nặng, khát, nóng nhiều bụng đau kịch liệt thêm Ngân hoa, Bồ công anh, Thổ phục linh để thanh nhiệt giải độc, Đại hoàng để công hạ tiết nhiệt.
- Đau bụng do nhiệt kết ở phủ.
Triệu chứng: Bụng đau mạnh, thành bụng cứng lên, ỉa khó, phân bón kết, không đánh trung tiện, ở bụng hoặc bên phải bụng dưới sờ thấy cục, cự án, rất nóng, ra mồ hôi, nước tiểu ít sẫm màu, rêu lưỡi vàng cáu, mạch hồng sác.
Phép điều trị: Thanh nhiệt công hạ.
Phương thuốc: Đại hoàng mẫu đơn thang (Kim quỹ yếu dược)
Đại hoàng | 18g | Mang tiêu | 9g |
Mẫu đơn bì | 9g | Đào nhân | 12 |
Đông qua tử | 30g. |
Ý nghĩa: Đại hoàng, Mang tiêu để thông phủ tiết nhiệt, Đơn bì để lương huyết giải độc, Đào nhân, Đông qua tử để khử ứ tán kết. Có thể thêm Hậu phác, Chỉ thực để tiêu bĩ kết.
Nếu đau, bụng dưới có cục, hoặc cự án cần kết hợp với y học hiện đại. Nếu không phải mổ, có thể dùng: Thuốc uống
Đại hoàng (Sinh), Hậu phác, Bồ công anh. Thuốc đắp: Đại hoàng, Mang tiêu, Tỏi giã mịn để đắp. Nếu bụng có cục, khối không đánh trung tiện có thể dùng Hậu phác, Lai phục tử. Chỉ thực, Đại hoàng (sống), Mang tiêu để tiêu bĩ kết thông phủ tiết nhiệt.
Chú ý: Đau bụng do nhiệt kết thường cấp, cần theo dõi sát cho thuốc kịp thời hoặc kết hợp với y học hiện đại kịp thời.
Đau bụng do khí trệ
Triệu chứng: Vùng thượng vị và ngực trướng đau, tức khó chịu, lúc chỗ này lúc chỗ kia đau, ưa xoa nắn, ợ hơi hoặc trung tiện được thì đau giảm, rêu lưỡi mỏng mạch huyền.
Phép điều trị: Sơ can lý khí.
Phương thuốc: Điều khí thang (Thuốc nam châm cứu – đau bụng)
Củ gấu | 40g | Thanh bì (sao) | 20g |
Vỏ rụt (Sao) | 40g | Chỉ xác (sao) | 20g |
Vỏ quýt (sao) | 20g | Ô dước (sao) | 20g |
Tán mịn làm hoàn hồ với nước gừng và bột gạo.
Ngày uống 2-3 lần mỗi lẫn 8g với nước chè nóng.
Trẻ em giảm liều.
Phương thuốc: Tứ nghịch tán (Thương hàn luận)
Chỉ thực 8g Thược dược 12g
Sài hồ 8g Cam thảo 8g
Ý nghĩa: Sài hồ, Thanh bì, Chỉ xác để sơ can khí, hợp với Chỉ thực, Củ gấu (Hương phụ), vỏ quýt (trần bì), ô dước để lý khí phá trệ. vỏ rụt để lý khí chỉ đau, Thược dược để nhu can chỉ thông, hợp với Cam thảo để hoãn cấp hòa vị.
Nếu đau ở cạnh sườn thêm Diên hồ sách, Xuyên luyện tử. Nếu đau không dứt có phân táo kết ỉa khó thêm Đại hoàng, Mang tiêu để nhuyễn kiên thông hạ. Nếu đau bụng có ỉa lỏng phân nhão thêm Bạch truật, Phòng phong, Trần bì, Mộc hương để sơ phong kiện tỳ lý khí. Nếu có ợ hơi, nước chua thêm Ngô thù du, Hoàng liên để tả can hỏa. Nếu đau bụng dưới lan đến tinh hoàn thêm Lệ chi hạch (Hạt vải) Quất hạch (hạt quýt), Tiểu hồi để ôn hạ tiêu khu hàn.
Đau bụng do huyết ứ.
Triệu chứng: Đau bụng lâu không khỏi, đau khá mạnh ở một nơi nhất định, sờ vào thì đau tăng, lưỡi có dám tím, mạch sáp trệ.
Phép điều trị: Hòa huyết khứ ứ.
Phương thuốc: Thiếu phúc trục ứ thang (Y lâm cải thác)
Tiểu hồi | 7hạt | Can khương | 0,2 đồng cân |
Diên hồ sách | 1 đồng cân | Đương quy | 3 đồng cân |
Xuyên khung | 1 đồng cân | Quế nhục | 1 đồng cân |
Xích thược | 2 đồng cân | Bồ hoàng | 3 đồng cân |
Ngũ linh chi | 2 đồng cân |
Ý nghĩa: Đương quy, Xuyên khung, Xích thược, hoàng, Ngũ linh chi để hoạt huyết khứ ứ. Diên hồ sách. Tiểu hồi để lý khi, Can khương, Quế nhục để ôn dương.
Chú ý: Khí trệ và huyết ứ thường đi với nhau, theo cơ chế khí trệ dẫn đến huyết ứ hoặc huyết ứ làm cho khí trệ. Như vậy có thể thấy hoặc là khí trệ là chính hoặc là huyết ứ là chính. Trong điều trị khí trệ thường có thêm thuốc lý khí hoạt huyết như Uất kim, Diên hồ sách. Trong điều trị huyết ứ thường dùng thuốc lý khí như Diên hồ sách, Tiểu hồi, Xuyên khung.
Đau bụng do thức ăn không tiêu tích trệ lại.
Triệu chứng: Bụng đau trướng đầy nắn vào thì đau, không muốn ăn, ợ ra mùi hăng chua, khi đau muốn ỉa, ỉa được thì đau, ỉa phân táo bón, mùi khẳm, rêu lưỡi cáu, mạch hoạt thông.
Phép điều trị: Tiêu thực hòa trung
Phương thuốc: Tiêu thực thang (Thuốc nam châm cứu – bệnh đau bụng)
Vỏ với sao 20g Vỏ quýt sao 20g
Vỏ rụt sao 20g La bặc tử sao 20g
Chỉ thực sao 20g
Sấy khô tán mịn làm hoàn hồ. Mỗi lần uống 8g, ngày uống hai lần với nước chè nóng. Trẻ em giảm liều.
Phương thuốc: Bảo hòa hoàn (Đan khê tâm pháp)
Thần khúc 2 đồng cân Sơn tra 6 đồng cân
Phục linh 3 đồng cân Bán hạ 3 đồng cân
Trần bì 1 đồng cân
La bặc tử
Ý nghĩa: Sơn tra để tiêu các loại thức ăn tích trệ nhất là thịt mỡ. Thần khúc để tiêu thức ăn nhất là rượu. La bặc tử để hạ khí tiêu thức ăn nhất là ngũ cốc. Bán hạ, Trần bì để hành khí hóa trệ chỉ nôn. Phục linh để kiện tỳ lợi thấp. Liên kiều để thanh nhiệt.
Phương thuốc: Hậu phác tam vật thang (Trương Trọng Cảnh)
Hậu phác 15g Chỉ thực 9g
Đại hoàng 9g
Ý nghĩa: Phương này để hạ khí tiết mãn trừ nhiệt thông tích trong trường hợp phủ khí không thông, ỉa phân bón kết.
Phương thuốc: Chỉ thực đạo trệ hoàn (Nội ngoại thương biện hoặc luận)
Chỉ thực | 5 đồng cân | Bạch truật | 3 đồng cân |
Phục linh | 3 đồng cân | Hoàng cầm | 3 đồng cân |
Hoàng liên | 1 lạng | Đại hoàng | 1 lạng |
Trạch tả | 2 đồng cân | Thần khúc | 5 đồng cân |
Ý nghĩa: Đại hoàng để công tích tả nhiệt. Chỉ thực để hành khí tiêu ích. Hoàng cầm, Hoàng liên để thanh nhiệt táo thấp chỉ ly. Phục linh, Trạch tả để lợi thủy thảm thấp chỉ tả. Bạch truật để kiện tỳ táo thấp. Thần khúc để tiêu thực hóa thấp hòa tỳ vị. Phương này cũng dùng trong trường hợp phủ khí không thông, ỉa phân bón táo kết.
Trùng tích
Triệu chứng
- Đau bụng lúc có lúc không, hoặc đau âm ỉ, trong ruột thường nôn nao khó chịu. Khi không đau ăn uống bình thường ứa nước miếng, nghiến răng khi đi ngủ, hay mê, trẻ em hay ngoáy lỗ mũi, người gầy, đi ỉa ra giun.
Phép điều trị: Tẩy giun tiêu ích.
Phương thuốc: Hoàn tẩy giun (Thuốc nam châm cứu – bệnh giun sán)
Sử quân tử 120g Tân lang 160g
Mộc hương 80g Hắc sửu 100g
Sử quân tử thái nhỏ sao vàng. Hắc sửu sao qua. Mộc hương Tân lang để sống. Hợp lại sấy khô tán mịn hoàn hồ loãng.
Người lớn uống 12g một lần vào buổi sáng, uống liền ngày.
Trẻ em dưới 12 tuổi – 8g, dưới 8 tuổi – 6g, dưới 6 tuổi – 4g, dưới 3 tuổi 3g, dưới 1 tuổi không dùng.
Ý nghĩa: sử quân tử, Tân lang để tẩy giun, Mộc hương lý khí giảm đau, Hắc sửu để thông hạ.
- Nếu giun chui ông mật đột nhiên đau dữ dội, nằm chổng mông thì dễ chịu hơn, nóng thì vã mồ hôi, chân tay lạnh.
Phép điều trị: Khu trùng và làm yên giun.
Phương thuốc: Hoàn yên giun (Thuốc nam châm cứu- giun chui ông mật)
Ô mai 500g Hạt đắng cay (thục tiêu) 300g luyện với ô mai làm hoàn bằng hạt đậu xanh mỗi lần uống 10 viên ngày 3-4 lần đến hết đau thì thôi.
Phương thuốc: Ô mai sử quân tủ thang (Thuốc nam châm cứu – bệnh giun đường mật)
Quả xoan chín 8g
Sử quân tử 10g
Vỏ núc nác 6g
Thanh bì 6g
Vỏ rễ xoan 2g
Ô mai 20g
Hột đắng cay (thục tiêu) 6g
Mộc hương 6g
Chỉ xác 6g
Tân lang 8g
Sắc uống. Lấy 200ml chia làm đôi. Sáng uống một lần vào lúc đói. Tối uống một lần trước khi đi ngủ. Dưới 5 tuổi không dùng. Trên 5 tuổi uống từ 1/4 liều người lớn trở nên tùy tuểi.
Ý nghĩa: sử quân tử, Tân lạng, Quả xoan chín, vỏ rễ xoan để tẩy giun, Ô mai (chua), vỏ núc nác (khổ) để yên giun. Thục tiêu để tán kết ôn trung chỉ đau. Mộc hương, Tạng bì, Chỉ xác để lý khí hành khí chỉ đau.
Phương thuốc kinh nghiệm (Bệnh viện Đông y Vĩnh Phú)
Nước vôi nhì 500ml
Chia làm nhiều lần uống lúc đang đau để giun chui ra khỏi ống mật xuống ruột.