Mục lục
- Tên khoa học:
- Mô tả:
- Phân biệt:
- Địa lý:
- Thu hái, sơ chế:
- Phần dùng làm thuốc:
- Mô tả dược liệu:
- Bào chế:
- Phép chế Đại hoàng có nhiều cách:
- Cách dùng:
- Thành phần hóa học:
- Tác dụng dược lý:
- Tính vị:
- Qui kinh:
- Tác dụng:
- Chủ trị:
- Chú ý:
- Kiêng kỵ:
- Bảo quản:
- Khí vị:
- Chủ dụng:
- Hợp dụng:
- Cấm ky:
- Cách chế:
- Nhận xét:
- GIỚI THIỆU THAM KHẢO
- Liều lượng thường dùng và chú ý:
Tên khoa học:
Chưởng diệp Đại hoàng (Rheum palmatum L.); Đường cổ Đại hoàng (Rheum officinale Baill.) đều thuộc họ Rau răm ( Polygenaceae)
Tên gọi:
- Có màu rất vàng, nếm vào miệng thấy lạo xạo và có bọt nước vàng nên gọi là Đại hoàng.
- Có chức năng thay cũ đổi mới như dẹp loạn nên gọi là Tướng quân.
- Khi cắt ra thấy có vân như gấm (là loại tốt) nên gọi là Cẩm văn đại hoàng.
- Cây có nhiều ở Tứ xuyên, nên gọi là Xuyên đại hoàng, Xuyên quân, Xuyên văn… (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tên khác:
Hoàng lương (Bản Kinh), Tướng quân (Lý Thị Dược Lục), Hỏa sâm, Phu như (Ngô Phổ bản thảo), Phá môn, Vô thanh hổ, Cẩm trang hoàng (Hòa Hán Dược Khảo), Thiệt ngưu đại hoàng (Bản Thảo Cương Mục), Cẩm văn, Sanh quân, Đản kết, Sanh cẩm văn, Chế quân, Xuyên quân, Chế cẩm văn, Sanh đại hoàng, Xuyên văn, Xuyên cẩm văn, Tửu chế quân, Thượng quản quân, Cẩm văn đại hoàng, Thượng tướng quân, Tây khai phiến, Thượng tương hoàng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Mô tả:
Đại hoàng Rhem palmatum Baill ở Trung Quốc còn gọi là Chưởng diệp đại hoàng, đó là cây thảo sống lâu năm, thân hình trụ trong rỗng, cao độ 1m, ngoài nhẵn. Rễ phình thành củ màu vàng, sẫm, mùi thơm hăng. Lá mọc so le, có cuống dài, phiến lá hình tim to bằng cái quạt, đầu nhọn, mép khía răng thưa và sâu, dáng như chia thuỳ nông không đều, Hoa mọc thành chùm dài màu tím. Quả bế 3 cạnh.
Phân biệt:
Ngoài cây Chưởng diệp đại hoàng vừa mô tả ở trên ra, người ta còn dùng 2 cây sau, cũng gọi là Đại hoàng.
- Dược dụng Đại hoàng (Rheum officinale Baill), đó là cây sống lâu năm. Rễ mập dầy, thô mạnh hình viên chùy ngắn, vỏ màu nâu tím đen, mặt kế màu vàng. Thân đứng thẳng trong rỗ Gốc sinh lá lớn mọc so le có cuống dài phiến lá hình tròn hoặc trứng tròn phía cuống hình tim, đường kính 40-70cm, phiến không chia thùy mà chỉ cắt sâu chừng 1/4, hai bên mép có răng cưa, thân sinh ra tương đối nhỏ.
Hoa tự lớn hình viên chùy sinh ở đỉnh có màu lục nhạt hoặc vàng trắng. Quả ốm, dài, tròn, hình 3 cạnh.
- Đường cổ đặc đại hoàng (Rheum tanguticum Et Regel – Rheum palmatum L. var Tanguticum Maxim) đó cũng là một cây sống lâu năm. Rễ thô to, thân cao tới 2m, giữa rỗng mặt ngoài nhẵn. Lá ở dưới to, dài, có cuống dài, phiến lá hình tim nhưng xẻ thành 3-7 thùy, mép thùy nguyên hoặc hơi có răng cưa. Lá ở phía trên thân nhỏ hơn. Hoa tự mọc thành chùm, khi còn non hoa có màu tím đỏ.
Địa lý:
Hiện nay phải nhập ở Trung Quốc và ở một số nước châu Âu, thường người ta cho loại Trung Quốc tốt hơn. Đại hoàng là cây nhập nội, cần được trồng ở miền núi cao như Sa Pa mới thu hoạch được. Cây ưa khí hậu ẩm mát ở những vùng cao trên 1km (so với mặt nước biển). Trồng bằng cách gieo hạt.
Thu hái, sơ chế:
Sau 3 năm thì thu hoạch được vào tháng 9-10. Đào cả cây cắt bỏ thân chồi, rễ con, lấy củ cạo vỏ ngoài, rửa sạch, để nguyên củ hay bổ đôi ra phơi cho mau khô. Đặc biệt không nên dùng dao sắc thiết để cạo vỏ ngoài vì làm như thế sẽ biến củ đại hoàng thành màu đen.
Phần dùng làm thuốc:
Thân, rễ (Radix et Rhizoma Rhei).
Mô tả dược liệu:
Thân rễ (còn gọi là củ) lớn dài 5-17cm có khi lớn hơn nữa, rộng 4-10cm, dày 2- 4cm hoặc khoanh tròn, trên mặt có bụi màu vàng đẹp, chắc cứng và thơm gắt, cắt ra trơn nhánh, cắn dính vào răng là tốt. Tùy theo loại, có thứ mềm đầu có màu vàng đen có thứ thịt khô ít dầu. Loại dầu nhiều bóng là tốt (Dược Tài Học).
Bào chế:
Đem nguyên củ ngâm vào nước lạnh, vớt ra rồi ủ vải bố ướt, sau 2-3 ngày xem thấy ở giữa lõi mềm tới rồi thì lấy xắt hoặc bào lát mỏng phơi khô. Khi dùng có thể dùng sống sao với rượu, sao cháy đen, hoặc chưng…tùy theo lương y.
Phép chế Đại hoàng có nhiều cách:
+ Đem Đại hoàng chưng với rượu cho nát, phơi nắng, rồi tán bột, dùng mật trộn vào chế thành từng viên nhỏ, phơi khô (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Dùng Đại hoàng phiến thêm rượu chưng mấy lần là được (Dược Tài Học).
+ Ngâm thuốc sống vào nước cho mềm, lấy ra, thái thành phiến, phơi khô. Dùng sống hoặc sao với rượu, hoặc sao thành than hoặc hấp chế (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Cách dùng:
- Tẩm, sao có tác dụng trị huyết bế.
- Dùng sống làm thuốc tả hạ thanh nhiệt (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).
Thành phần hóa học:
+ Rhein, Aloe-Emodin, Emodin, Physcion, Chrysophanol (Tiêu Bồi Căn, Dược Học Học Báo 1980, 15 (1): 35).
+ Physcion-8-O-Glucoside, Aloe-Emodin-8-O-Glucoside, Chrysophanol-8-O- Glucoside, Emodin-1-O-Glucoside, Emodin-8-O-Glucoside, Chrysophanol-1-O- Glucoside, Rhein-8-O-Glucoside (Fairbairn J W và cộng sự, Pharm Weekbl, 1965, 100: 1493).
+ Rheinoside A, B, C, D (Sơn Ngạn Kiều, Nhật Bản Sinh Dược Học Hội Đệ 31 Hồi Niên Hội Yếu Chỉ Tập 1984: 12).
+ Palmidin A, B, C, Sennidin A, B, C, Reindin A, B, C, Sennoside A, B, C, D (Lemli J và cộng sự, Planta Med, 1964, 12 (1): 107).
Tác dụng dược lý:
+ Chất gây tiêu chảy của Đại hoàng là Anth raquinone. Tác dụ ng của thuốc chủ yếu là ở dại t trường, thuốc làm cho trương lực của đoạn giữa và cuối đại trường tăng, nhu động ruột tăng, nhưng không trở ngại cho việc hấp thu chất dinh dưỡng của tiểu trường. Nhưng trong Đại hoàng có chất Tanin vì thế sau khi tiêu chảy thường hay có táo bón. Hoặc liều nhỏ ( ít hơn 0, 3g/kg) thường gây táo bón (Chinese Hebral Medicine).
+ Tác dụng lợi mật: Nước sắc Đại hoàng làm tăng co bóp túi mật, giãn cơ vòng Oddi khiến mật bài tiết (Trung Dược Học).
+ Tác dụng cầm máu: thuốc có tác dụng cầm máu, rút ngắn thờỉ gian đông máu, làm giảm tính thẩm thấu của mao mạch, cải thiện độ bền của thành mạch, làm tăng Fibrinogene trong máu, làm mạch máu co thắt tăng, kích thích tủy xương tạo tiểu cầu, nhờ đó làm tăng nhanh thời gian đông máu. Thành phần cầm máu chủ yếu là chất Chrysophanol (Trung Dược Học).
+ Tác dụng kháng khuẩn: Đại hoàng có tác dụng kháng khuẩn rộng, chủ yếu đối với tụ cầu, liên cầu, son g cầu khuẩn lậu, trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn thương hàn, phó thương hàn, kiết lỵ. Thành phần ức chế vi khuẩn chủ yếu là dẫn chất của Anthraquinone. Thuốc còn có tác dụng ức chế một số nấm gây bệnh và virút cúm (Trung Dược Học).
+ Nước sắc Đại hoàng cho chó gây mê uống, gây hạ áp. Liều nhỏ của Đại hoàng kích thích tim ếch, liều lớn ngược lại, có tác dụng ức chế (Trung Dược Học).
+ Thành phần Emodin và Rhein trực tiếp ức chế sự sinh trưởng của tế bào ung thư của Melanoma, ung thư vú và ung thư gan kèm trướng nước ở bụng nơi chuột (Chinese Hebral Medicine).
+ Nước sắc Đại hoàng có tác dụng lợi tiểu, bảo vệ gan và giảm Cholesterol máu đối với thỏ bị gây cao Cholesterol và cho uống thuốc. Tuy nhiên với chó bình thường thì không có tác dụng (Chinese Hebral Medicine).
Tính vị:
+ Vị đắng, tính hàn (Bản Kinh).
+ Tính rất hàn, không độc (Biệt Lục).
+ Vị đắng, tính hàn (Trung Dược Học).
Qui kinh:
+ Vào kinh tỳ, Vị, Đại trường, Tâm bào, Can (Trung Dược Học).
Tác dụng:
+ Đãng địch trường vị, khứ hủ sinh tân,. thôn g lợi thủ y cốc, đìều trung, hóa thực; an hòa ngũ tạng (Bản Kinh).
+ Luyện ngũ tạng, thông kinh, lợi thủy thũng, phá đàm thực, lãnh nhiệt tích tụ, súc thực, lợi đại tiểu trường (Dược Tính Bản Thảo).
+ Tả nhiệt thông tiện, phá ứ (Trung Dược Học).
Chủ trị:
+ Trị kết tích ở trường vị do thực nhiệt, huyết ứ kết khối ở vùng bụng, kinh nguyệt bế, cuồng táo do thực hỏa, nôn ra máu, chảy máu cam, tiêu viêm ứ, bỏng nóng (xức ở ngoài).
Liều dùng: 4- 20g. Tán bột dùng nên giảm liều lượng, dùng ngoài tùy ý.
Chú ý:
+ Vị này không nên sắc lâu, khi sắc thuốc được rồi mới bỏ vào uống.
Kiêng kỵ:
Đàn bà có thai, phụ nữ thời kỳ có thai hoặc sinh đẻ. Cơ thể suy nhược, dùng rất cẩn thận. Bón người già, bón do huyết ứ cấm dùng.
Bảo quản:
Để nơi khô ráo, dễ bị biến màu và sâu mọt, nên phơi khô và đậy kỹ, vào mùa hè thỉnh thoảng phơi lại.
Khí vị:
Vị rất đắng, khí rất hàn, không độc, vào kinh Túc dương minh, Túc thái âm và Túc quyết âm, vào cả kinh Thủ dương minh, là vị thuốc âm ở trong âm dược, tính giáng xuống, Hoàng cầm làm sứ, không sợ vị thuốc nào.
Chủ dụng:
Muốn hạ chóng thì dùng sống, muốn hạ chậm thì dùng chín, có tác dụng thay cũ đổi mới, tẩy rửa Ruột và Dạ dày, tiêu huyết ứ, róc đờm ngoan cố, phá tích tụ, khỏi bí tức, tan huyết độc ung sưng, tiêu thức ăn ngưng trệ, thanh nhiệt, tiêu đờm kết đặc, tính hay chạy tuột mà không giữ lại
Cho nên tả mọi chứng thực nhiệt không thông, có khả năng dẹp loạn, đưa lại thái bình, quét sạch trướng đầy ờ Tâm phúc, lợi đại tiện, trừ táo kết., được gọi là tướng quán vì nó mạnh và nhanh.
Hợp dụng:
Cùng dùng với Thược dược, Hoàng cầm, Mẫu lệ, Tế tân, Bạch linh thì chữa chứng kinh khiếp giận dữ, trừ khí hồi hộp dưới Tâm, cùng dùng với Tiêu thạch, Tử thạch anh, Đào nhân thì chữa bế kinh, cùng dùng với Hoàng cầm, Hoàng liên thì chữa Tâm nhiệt sinh ra thổ huyết, chảy máu mũi.
Cấm ky:
Phàm mọi chứng hư đều kiêng dùng, nếu nhiệt ở phần huyết là tà khí hữu hình thì hạ xuống được, là tà khí vô hình thì không thể công, trái lại sẽ làm tổn thương nguyên khí. Chứng huyết bế do huyết khô, do huyết hư, cũng như các chứng hư vô hình đều cấm dùng.
Cách chế:
Rửa Rượu hoặc tẩm Rượu chưng, hoặc tẩm bột mỳ nướng chín, hoặc để sống dùng là tùy hư hay thực.
Nhận xét:
Đại hoàng bẩm thụ khí của đất đã nhiều, lại được hàn khí của trời cũng sâu, khí và vị đều hậu. Sách Ngọc dịch nói: tẩm Rượu để vào kinh Thái dương, muốn vào kinh khác thì không dùng Rượu vì tẩm rượu thì tính vị của nó nhẹ đi, nhờ
sứccủa Rượu có thể lên chỗ rất cao, rửa Rượu thì không tả hạ mạnh. Cho nên Đại hoàng dùng trong thang Đại Thừa khí thì tẩm Rượu, trong Tiểu thừa khí thì dùng sống, vậy Rượu cũng là thuốc dẫn của Đại hoàng, không riêng gì Cát cánh mới đưa dẫn lên đến vùng ngực để trừ bỏ thấp nhiệt gây đau mắt đỏ.
Hà Gian nói: Đại hoàng chưa chế Rượu thì không trừ được nhiệt ở Thượng tiêu, là vì lẻ đó.
GIỚI THIỆU THAM KHẢO
“Thươmg hàn luận”.
- Bài Tiểu thừa khí thang
Đại hoàng (tẩy Rượu) 8-16g, Hậu phác (bỏ vỏ nướng) 8- 10g, Chỉ thực (nướng) 8-12g.
Sắc nhỏ lửa, 3 bát nước còn lại 1,5 bát, lọc bỏ bã, chia uổng 2 lần trong ngày, bệnh khỏi rồi thì không uống nữa. Phải thận trọng khi sử dụng thuốc tả hạ.
Chữa sốt cơn, nói sảng, ngực bụng đầy tức, đại tiện táo kết, rêu lưỡi vàng sâm, mạch hoat, sác, hữu ỉưc.
“Thương hàn luận”
- Bài Điều vị thừa khí thang
Đại hoàng, Mang tiêu đều 8-16g, Chích Thảo 4-8g.
Trước hãy sắc Đai hoàng, Chích Thảo với 3 bát nước, còn lại 1,5 bát, lọc bỏ bã, rồi cho tiếp Mang tiêu vào đun cho tan hết, chia uống ấm 2 lần, bệnh khỏi rồi thì không uống nữa.
Có tác dụng thông tiện, nhuyến kiên, hòa Vị, tiết nhiệt.
Chữa chứng sốt, miệng khát, tảo bón, bụng đầy, ẩn vào thấy đau, rêu lưỡi vàm, mạch hoat sác, hữu lưc. Phải nắm vững mạch và chứng khi sừ dụng bài này.
“Thương hàn luận”
- Bài Đại thừa khí thang
Đại hoàng (tẩm Rượu) 8-16g, Hậu phác (bỏ vỏ nướng) 8-16g, Chỉ thực (nướng) 8-16g, Mang tiêu 20g.
Sắc trước Chỉ thực, Hậu phác (khoảng 10 phút), rồi cho Đại hoàng vào sắc tiếp, gạn lấy nước thuốc, cho Mang tiêu vào khuấy tan. Lần đầu uống nửa thang; sau khi uống vài giờ vẫn chưa xổ được thì uống thêm lần nữa, nếu vẫn không kết quả thì dừng uống. Nói chung tất cả những bài có tính xổ mạnh khi dùng đều phải hết sức thận trọng. Hiện đại có biện pháp thụt là an toàn hơn.
Chữa chứng Dương minh phủ thực nhiệt, sốt cơn, nói sảng, trung tiện luôn luôn, đại tiên tảo kết, chân tay ra dâm dấp mồ hôi, bụng đầy, ấn vào thì cứng, rêu lười vàng, hơi nôi sai, hoăc hơi đen, khô nứt, mạch trầm sác mà hoat hoăc trầm sác hữu lưc. Nếu thấy tròng mắt không lanh lợi, không bình thường thì nên dùng bài này để hạ gấp.
“Kim quỹ yếu lược”,
- Bài Đại hoàng cam thảo thang
Đại hoàng 8g, Cam thảo 2g.
Sắc uống ấm, chia 3 lần ngày. Có tác dụng thanh nhiệt, hòa Vị, thông lợi đại tiện.
Trị táo bón, khát, nôn ra nước (do hỏa ở Vị). Bài này nhẹ hơn các bài trên. Tuy nhiên các bài này đều không thể uống nhiều để tránh tổn thương Vị khí.
“Kim quỹ yếu lược”
- Bài Đại hoàng phụ tử thang
Đại hoàng 8g, Tế tân 6g, Phụ tử 10g.
(chú ý: lượng Đại hoàng không được lớn hơn Phụ tử), sắc nước, chia uống dần ít một, bệnh khỏi rồi thì không uống nữa.
Có tác dụng ôn kinh, tán hàn, thông tiện, trừ đau.
Trị âm hàn tích tụ, chân tay lạnh, bụng đau, dưới sườn đau, táo bón, phát sốt, Mạch huyền mà khấn.
Người bệnh vốn dương hư, hàn tà kết lại ở trong thành thực, biêu hiện dưới sườn đau, hoặc vùng bụng đau, đại tiện bí kêt, nếu không dùng ôn thì không trừ được hàn, không hạ thì không trừ được kết, dùng bài này rất thích hợp.
“Thiên kim phương”
- Bài Ôn tỳ thang
Sắc, chia uống vài lần trong ngày.
Có tác dụng ôn bổ Tỳ dương, công hạ lãnh tích.
Trị tảo bón do lãnh tích, bụng trướng đau, thích xoa bóp, thích ấm, hoặc kiết lỵ lâu ngày, mạch trầm huyền.
“Hướng dẫn sử dụng các bài thuốc”
- Bài Quế chi thược dược đại hoàng thang
Hàn hạ thì dùng Đại thừa khí, Tiểu thừa khí với Đại hoàng, Mang tiêu.
Ôn hạ thì dùng Đại hoàng với Phụ tử, Tế tân.
Nhưng trường hợp đau bụng co thắt, táo bón, đầy, viêm ruột các cách hạ trên không có lợi thì phải dùng Quế chi thang bội Thược dược và gia thêm Đại hoàng mới được.
Những người hư nhược, hay đau bụng, táo xen ỉa lỏng, sốt, đau đầu, kiết lỵ thì phải dùng bài này.
Liều lượng thường dùng và chú ý:
- Liều: 5 -20g uống cho vào thuốc thang, thuốc tán giảm liều, dùng ngoài lượng vừa đủ.
- Trường hợp khí huyết hư, không có tích trệ, ứ huyết không dùng.
- Phụ nữ đang hành kinh, có thai và sau sanh không có ứ trệ, thận trọng lúc dùng hoặc kî dùng. Phụ nữ đang cho con bú hạn chế dùng vì có thể gây tiêu chảy cho đứa trẻ.