Cơn Tăng huyết áp cấp cứu và khẩn cấp

Tăng huyết áp cấp cứu khi tăng huyết áp trầm trọng (> 180/120 mmHg) kèm theo dấu hiệu biến chứng rối loạn chức năng cơ quan đích sắp xảy ra hay đang tiến triển. Cần làm giảm huyết áp ngay (không nhất thiết phải đưa về mức bình thường) để phòng ngừa và hạn chế tổn thương cơ quan đích.

Một số ví dụ như bệnh não tăng huyết áp, xuất huyết trong não, nhồi máu cơ tim cấp tính, suy thất trái cấp tính kèm phù phổi, đau thắt ngực, phình động mạch chủ bóc tách hay sản giật.

Tăng huyết áp khẩn cấp là những tính huống lên quan với việc tăng huếyt áp trầm trọng không có rối loạn chức năng cơ quan đích tiến triển. Một số ví dụ như tăng huyết áp giai đoạn II kèm đau đầu trầm trọng, kho 1thở động kinh hay bứt rứt không yên.

Đa số các bệnh nhân này có điều trị tăng huyết áp nhưng không tuân thủ hoặc dùng liều không đủ, thương không có hoặc có rất ít dấu hiệu tổn thương cơ quan đích.

Các thuốc thường dùng đường tĩnh mạch hiện nay là Nicardipine, Nitroglycerine, Enalapril và Labetalol.

Bảng 22. Điều trị tăng huyết áp cấp cứu và khẩn cấp

Thuốc (đường tiêm)

ThuốcLiềuThời gian bắt đầuThời gian kéo dàiỨng tác bất lợiChỉ định đặc biệt
Dãn mạch Sodium ni‒
troprusside
0,25 ‒ 10mg/kg mỗi phút TTM
(liều tối đa chỉ phút)
Tức thì1‒2 phútBuồn nôn, nôn, giật cơ, đổ mồ hôi, nhiễm độc thiocyanate và
cyanide
Hầu hết các Tăng huyết áp cấp cứu, cẩn thận khi áp lực nội sọ cao hoặc tăng ure máu.
Nicardipine5‒1.5mg/giờ TM5‒10 phút1‒4 giờNhịp nhanh, nhức đầu, đỏ mặt viêm tĩnh mạch khu trúHầu hết Tăng huyết áp cấp cứu trừ suy tim cấp; cần thận khi thiểu năng vành.
Fenoldopan mesylate
Nitroglycerin
0,1 ‒ 0,3 mg/kg mỗi phút 5100mg/phút
TTM (**)
< 5 phút
2‒5 phút
30 phút
3‒5 phút
Nhịp nhanh, nhức đầu, buồn nôn, đỏ mặt. Nhức đầu, ói mửa,
Methemoglobine máu, dung nạp
thuốc khi dùng lâu
Hầu hết Tăng huyết áp cấp cứu trừ tăng nhãn áp. Thiếu máu cơ
tim
Enalaprilat1,25 ‒ 5mg mỗi giờ 6 TM15 ‒ 30
phút
6 giờTụt huyết áp khi renin cao; đáp ứng thay
đổi
Suy thận trái cấp; tránh trong Nhồi máu cơ tim
cấp
Hydralazine0 ‒ 20mg TM
10 ‒ 50mg TB
10 ‒ 20 phút
20‒30 phút
3‒8 giờNhịp nhanh, đỏ mặt, nhức đầu, ói mửa, làm nặng đau thắtt ngực. Buồn nôn đỏ mặt, nhịp nhanh đau ngựcCo giật
Diazoxide50 ‒ 100mg TM nhắc lại hoặc TTM 15‒30 phút2 ‒ 4 phút6 ‒ 12 giờHiện nay ít dùng do không có phương tiện theo dõi chặt chẽ
Ức chế giao
cảm Labetalol
20‒80mg TM
mỗi 10 phút 0,5‒
2mg/phút TTM
5 ‒ 10
phút
3 ‒ 6 giờÓi mửa, ngứa da đầu, nóng cổ họng, chóng mặt, buồn nôn, bloc tim, tụt huyết áp tư thếHầu hết Tăng huyết áp cấp
cứu trừ suy tim cấp
Esmolol250‒500 mg/kg phút cho 1 phút sau đó 50‒100 mgkg/phút cho 4 phút, có thể
lặp lại
1‒2 phút1‒2 phútTụt HA, buồn nônBóc tách ĐM chủ sau phẫu thuật.
Phentolamine5‒15 mg TM1‒2 phút3‒10 phútNhịp nhanh, đỏ
mặt, nhức đầu
Thừa catecholamin

Trong hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam không phải lúc nào cũng có thể nhanh chóng giải quyết các cơn Tăng huyết áp tối cấp bằng thuốc tiêm, vì vậy có thể sử dụng các loại thuốc sau đây với điều kiện là cho liều lượng thích hợp và theo dõi huyết áp liên tục để hạ huyết áp trong 2 giờ đầu không quá 25% mức huyết áp ban đầu (HA trung bình) và 2‒6 giờ sau đạt mức huyết áp 160/100 mmHg. (1).

‒ Nitroglycerine: xịt hoặc ngậm dưới lưỡi: 0.4mg, 0.8mg, 0.12mg. (13, 17)

‒ Captopril ngậm dưới lưỡi: 6.5mg ‒ 50mg, tác dụng sau 15’. ‒ Clonidine: 0,2mg ‒ 0,8mg (tác dụng sau 80’)

‒ Labetalol: 100 ‒ 200mg (tác dụng sau 30’) (Kaplan 1998)

Riêng đối với Nifedipine viên nhộng 10mg, có thể dung dưới dạng nhỏ giọt (từ 1 đến 3 giọt), nhưng cần theo dõi chặt chẽ, có thể lập lại nếu cần. Không nên cho cắn ngậm nguyên cả viên 1 lần.

0/50 ratings
Bình luận đóng