Mục lục
Tên khoa học
Laminaria japonica. họ Hải đới (Laminariaceae)
Côn bố ( 昆布 )
Tên và nguồn gốc
+ Tên thuốc: Côn bố.
+ Tên khác: Luân bố (纶布), Hải côn bố (海昆布), Rau Câu. Hải đới.
+ Tên Trung văn: 昆布KUNBU
+ Tên Anh Văn: Kelp, Tangle
+ Tên La tinh:
Laminaria japonica Aiesch.[L.ochotensis Miyabe];Ecklonia kurome Okam.;Undaria pinnatifida(Harv.)Sur
.+ Nguồn gốc: Là tản thực vật bậc thấp của Hải đới thực vật họ Hải đới (Laminariaceae) hoặc Côn bố, Quần đới thái thực vật họ Sí tảo.
Hải đới Laminaria japonica Aresch.
Côn bố Ecklo-nia kurome Okam.
Dược liệu Côn bố
Thu hoạch
Hạ, thu thu họach, vớt ra từ trong biển, phơi khô.
Bào chế
Nhặt sạch tạp chất, dùng nước quấy lọc sạch, cắt nhỏ thành sợi rộng, hong khô.
Phân biệt tính chất, đặc điểm
Côn bố: Cong queo co quắp lấy nhau thành mớ không đồng đều nhau. Tất cả có màu đen, khá mỏng. Ngâm nước cho mềm có hình lá phẳng và bẹt. Hai bên có hình lông vũ, kẽ nứt sâu, những phiến nứt có hình cái lưỡi dài, chung quanh mép có răng cưa nhỏ hoặc trơn tru, chất mềm và trơn.
Bảo quản
Để nơi khô ráo, thoáng gió.
Tính vị
– Trung dược học: Mặn, lạnh.
– Ngô phổ bản thảo: Chua mặn, lạnh, không độc.
– Bản thảo tái tân: Vị đắng, tính lạnh, không độc.
Qui kinh
– Trung dược học: Vào kinh Can, Thận.
– Yếu dược phân biệt: Vào kinh Vị.
– Bản thảo tái tân: Vào kinh Tỳ.
Công dụng và chủ trị
Nhuyễn kiên, hành thủy.
Trị tràng nhạc, anh lựu, ế cách, thủy thũng, tinh hòan sưng đau, đới hạ.
– Biệt lục: Chủ 12 lọai thủy thũng, anh lựu tụ kết khí, ủy sang.
– Dược tính luận: Lợi thủy đạo, khứ mặt sưng, khứ ác sang thử lậu.
– Bản thảo thông huyền: Chủ ế cách.
– Diêu khả thành (Thực vật bản thảo): Quần đới thái chủ con gái xích bạch đới hạ, con trai tinh tiết mộng di.
– Ngọc thu dược giải: Tiết thủy khứ thấp, phá tích nhuyễn kiên. Thanh nhiệt lợi thủy, trị khí cổ thủy thũng, tràng nhạc anh lựu, điên sán ác sang, công dụng giống như Hải tải, Hải đới.
– Hiện đại thực dụng Trung dược: Trị thủy thũng, bệnh lâm, thấp tính cước khí. Còn trị bướu giáp, viêm phế quản mạn tính, ho.
Ứng dụng
Giống như Hải tảo, thường dùng tương tu với Hải tảo.
Cách dùng và liều dùng
Uống trong: Sắc thang, 1 ~ 3 chỉ; hoặc cho vào hòan, tán.
Kiêng kỵ
– Trung dược đại từ điển: Người Tỳ Vị hư hàn uẩn (uất chứa) thấp kỵ dùng.
– Thực liệu bản thảo: Hạ khí, uống lâu ốm người.
– Phẩm hối tinh yếu: Phụ nữ có thai không thể uống.
– Y học nhập môn: Người Vị hư dùng thận trọng.
* Những cấm kỵ khi dùng thuốc:
Người nào tỳ vị hư hàn, khi uống phải thận trọng.
Nghiên cứu hiện đại
- Thành phần hóa học: – Bổn phẩm hàm chứa polysaccharide như Alginic acid, Laminari, Gelose v.v…, Amino acid như laminine, Glutamic acid, Asparaginic acid, Praline v.v…Vitamin B1, B2, C, P và muối vô cơ Renieratene, Iodine, Potassium, Calcium v.v… (Trung dược học).
- Tác dụng dược lý:
Chứa iodine và iodide, có tác dụng phòng trị bướu giáp thiếu iodine; laminine và sylvite có tác dụng giáng áp; Alginic acid và laminine có tác dụng giáng cholesterol huyết thanh; Chất chiết nước nóng đối với tế bào ung thư KB nhân thể ở ngòai cơ thể có tác dụng tế bào độc rõ rệt …, đối với ung bướu S180 có tác dụng ức chế rõ rệt, và đề cao miễn dịch dịch thể của cơ thể, xúc tiến miễn dịch tế bào của cơ thể, còn có thể phòng trị đường máu cao (Trung dược học).
Theo các nghiên cứu hiện nay, .Trong điều trị lâm sàng thường dùng Côn bố cho các trường hợp chức năng tuyến giáp trạng bị giảm thiểu do thiếu iod gây nên, ngoài ra còn có tác dụng hạ huyết áp, bình suyễn, giảm ho v.v….
Bài thuốc cổ kim tham khảo
+ Phương thuốc 1:
Trị anh khí bướu cổ kết hạch, từng dãy sưng cứng: Côn bố 1 lượng (rửa bỏ vị mặn). Giã sàng làm bột. mỗi lần dùng 1 chỉ, dùng bông gói ngâm qua trong giấm ngon, ngậm nuốt nước cảm thấy vị thuốc hết, tức lại ngậm nửa vậy.
(Thánh huệ phương)
+ Phương thuốc 2:
Trị anh khí bướu cổ mới kết, trong cổ họng tắc nghẽn, không trị tức dần dần sưng lớn: Binh lang 3 lượng, Hải tảo 2 lượng (rửa bỏ mặn), Cô bốn 3 lượng (rửa đi nước mặn). Thuốc trên , giã sàng làm bột, luyện mật hòa hòan, lớn như viên đạn, thường ngậm 1 hòan nuốt nước.
(Thánh huệ phương)
+ Phương thuốc 3:
Trị dưới cổ chợt kết nang, dần lớn muốn thành bướu cổ: Côn bố, Hải tảo lượng bằng nhau, nghiền bột, mật hòan, lớn như hạt Hạnh nhân. Ngậm, nuốt chút nước, ngày 4, 5 lần.
(Trửu hậu phương)
+ Phương thuốc 4: Hải tảo ngọc hồ thang
– Thành phần: Hải tảo 30g, Côn bố 15g, Bối mẫu 15g, Bán hạ 10g, Thanh bì 6g, Trần bì 10g, Đương qui 15g, Xuyên khung 10g, Liên kiều 10g, Cam thảo 6g.
– Cách dùng: Mỗi ngày 1thang, sắc nước uống ấm.
– Chứng thích ứng: Anh lựu mới phát, hoặc sưng hoặc cứng hoặc đỏ hoặc không đỏ, nhưng chưa vỡ.
(Ngọai khoa chính tông – Quyển 2)
+ Phương thuốc 5:
Dùng riêng Côn bố 60g, sau khi nước sôi pha uống, gia thêm gia vị uống, điều trị 35 ca tiện bí, kết quả 8 ca khỏi hòan tòan, 24 ca có hiệu quả .
(Tạp chí Trung y Triết Giang, 1992, 9: 398)
+ Phương thuốc 6:
– Thành phần: Hạ khô thảo 30g; Xuyên bối mẫu, Bạch giới tử, Chỉ thực mỗi vị 15g; Hải thảo, Côn bố, Quất hạch, Thanh bì mỗi vị 10g; Chế Phụ phiến, Ô dược mỗi vị 6g.
– Cách dùng: Đem thuốc trên thêm nước sau khi sắc 3 lần, hợp các dịch thuốc lại, phân 2 ~3 lần uống, mỗi ngày 1 thang, 1 tuần là 1 liệu trình.
– Hiệu quả điều trị: Dùng phương này điều trị bệnh nhân bị Viêm mào tinh hoàn cấp 146 ca, qua sử dụng 1 ~2 liệu trình, trong đó trị khỏi 142 ca, hiệu quả rõ 4 ca, hiệu suất 100%.
+ Phương thuốc 7:
– Thành phần: Bồ công anh, Bản lam căn, Bại tương thảo, Bạch hoa xà thiệt thảo mỗi vị 40g; Hải thảo, Côn bố, Đan sâm, Xuyên sơn giáp mỗi vị 20g; Bách bộ, Phục linh, Qua lâu nhân, Sinh địa, Lộ lộ thông mỗi vị 15g; Xuyên Hoàng liên, Hoàng cầm, Huyền sâm, Sa sâm mỗi vị 10g.
– Gia giảm: * Nếu khí huyết lưỡng hư gia Đảng sâm, Hoàng tinh, Kim anh tử, Kê huyết đằng;
* Nếu bạch cầu thấp gia Bổ cốt chi, Sanh Hoàng kỳ, Bột nhau thai, Nữ trinh tử, Câu kỉ tử mỗi vị 10g;
* Nếu ăn kém, rêu lưỡi vàng nhầy gia Ý dĩ, Bội lan, Hoắc hương, Tiêu tam tiên mỗi vị 15g;
– Cách dùng: Đem thuốc trên sắc nước uống, phân 3 lần uống, mỗi ngày 1 thang, 2 tháng là 1 liệu trình.
– Hiệu quả điều trị: Dùng thuốc trên điều trị bệnh nhân bị ung thư tuyến mang tai 6 ca, sau khi dùng thuốc 3 ~ 6 liệu trình, theo dõi 5~10 năm, bệnh tình ổn định, khối u thu nhỏ rõ rệt.
Các bài thuốc bổ dưỡng thường dùng
Côn bố canh (canh rau câu)
Côn bố 500g ngâm nước gạo 1 đê.n cho bớt vị mặn, rửa sạch, cho nước vào nấu chín tái, sắt miếng nhỏ, cho ít cọng hành vào, lại nấu cho thât nhừ, cho muối mì chính vào làm canh ăn.
Dùng cho người trướng bụng dưới, tiểu tiện bất lợi.
Côn bố tiểu hồi thang (thang rau câu, tiểu hồi hương)
Côn bố 15g – Rong biển 15g
Sơn tra 15g – Tiểu hồi hương 10g Cho nước vừa phải nấu thang. uống ngày 2 lần, mỗi lần 200ml.
Dùng để chữa bệnh sa đì đau đớn, sưng hòn dái.
Côn bố dĩ mễ kê đản thang (thang rau câu, hạt ý dĩ, trứng gà)
Rau câu 30g – Hạt ý dĩ 30g
Trứng gà 3 quả.
Rau câu rửa sạch thái sợi, hạt ý dĩ cho nước vào, đổ cả vào nồi áp suất đun cho rau câu và hạt ý dĩ nhừ tơi, dùng sau.
Trứng gà đập ra, đánh tan, rán qua mỡ lợn, đổ chụp cả nồi thang rau câu ý dĩ vào, cho thêm muối, tiêu bột, mì chính là được.
Ăn thường xuyên như thế có thể phòng ngừa và chữa bệnh cao huyết áp, bệnh đau tim có tính chất phong thấp.
Hải đới quyết minh thang (thang rau câu, đậu ma)
Rau câu 20g
Hạt thảo quyết minh 15g
Rau câu ngâm nước 24 giờ, rửa sạch, thái sợi, hạt thảo quyết minh giã nát, sac thang cả 2 vị. Ăn rau câu hup thang, ngày 1 thang, chia ra ăn làm 2 lần.
Dùng để chữa cho người can dương lên cao, lượng mỡ trong máu cao vọt lên sinh ra cao huyết áp.
Côn bố hải tảo chử hoàng đậu (rau câu, rong biển ninh đỗ nành)
Rau câu 30g – Rong biển 30g
Đỗ nành 150 – 200g – Đường trắng vừa phải
Rau câu và rong biển ngâm 1 nước, rửa sạch, thái vụn,
ninh nhỏ lửa cùng với đỗ tương. Khi nào đồ chín, đánh đường trắng cho vừa mà ăn. Ngày 2 lần.
Dùng cho người cao huyết áp thuộc dạng âm hư có nhiệt và những người sưng tuyến giáp trạng có tính chất đơn thuần, viêm hạch cổ mạn tính v.v…