CÓI DÙ


Tên khác: Cói tương hoa tán, Cói đuôi chồn.
Tên khoa học: Cyperus paniceus var. roxburghianus (C.B.Clarke) Kük.; thuộc họ Cói (Cyperaceae).
Tên đồng nghĩa: Mariscus umbellatus Vahl
Mô tả: Cây thảo sống lưu niên; thân rễ có ngó với vẩy màu đỏ. Thân cao 20-40 (60) cm, có 3 cạnh ở phía ngọn. Lá hình dải phẳng, rộng 2-3mm, thường vượt quá thân, khi sờ thì ráp. Cụm hoa gồm những bông kép, 5-14 bông, có cuống không đều nhau hoặc không có cuống, họp thành tán, mang 3-12 lá bắc vượt quá cụm hoa. Quả bế có ba góc, thuôn hay bầu dục, thon hẹp ở hai đầu, có vòi ngắn chẻ hai.
Bộ phận dùng:Toàn cây (Herba Cyperi Panicei).
Phân bố sinh thái:Loài của Ấn Độ, Nhật Bản, Đài Loan, Lào, Thái Lan, Malaysia, Australia, châu Phi. Khá phổ biến ở nước ta, từ Lào Cai đến Kiên Giang, trong các chỗ ẩm ướt, có khi mọc dựa lộ, đất hoang khô vùng đồng bằng ở nhiều nơi; cũng gặp ở vùng cao nguyên và một số đảo như Côn đảo, Bảy Canh (Bà Rịa

– Vũng Tàu).

Công dụng: Ở Ấn Độ, người ta dùng toàn cây làm thuốc trị giun. Cũng là cây thức ăn gia súc.

0/50 ratings
Bình luận đóng