Khái niệm
Ở hai bên cạnh kết hầu phía trước cổ hàm dưới sưng to gọi là chứng “Cổ thố.
Chứng Cổ thố trong các y gia cổ đại đều xếp vào phạm vi chứng “Anh” hoặc “Anh khí”. Bởi vì nó xuất hiện ở hai bên cạnh cổ nên còn gọi là “Hiệp anh”. Các sách Linh khu mục Kinh mạch thiên và Sơn hải kinh cũng ghi bệnh danh là “Anh”. Qua những ghi chép cổ đại có thể thấy đại thể chia ra hai loại tình huống. Một loại là Cổ thố mang tính chất khu vực địa phương cả một vùng già trẻ đều bị, như sách Sơn hải kinh có ghi “Nước Câu lâu” tức là chỉ loại này. Một loại khác phát sinh không có tính chất khu vực phần nhiều gặp ở tuổi thanh niên, nhất là phụ nữ hay bị chứng Cổ thố. Loại trên ngoài hiện tượng Cổ thố, các chứng trạng toàn thân không rõ rệt lắm. Loại sau phần nhiều kiêm các chứng trạng toàn thân khá rõ rệt. Trình bày ở mục này chủ yếu là nói về loại bệnh sau.
Chứng này cùng với các chứng “Loa lịch”, “Thất vinh”, “Phát di” đều phát sinh ở vùng cổ nhưng về chứng trạng không giống với chứng “Cổ thố, Bởi vì chứng Loa lịch và Thất vinh phát sinh ở bộ vị phía sau tai dưới quai hàm và hai bôn cạnh cổ, tính chất rắn hơn, xúc xỉu liên tiếp. Chứng phát di thì phát sinh ở dưới quai hàm, xu thế bệnh cấp bệnh trình ngắn, vả lại có tình trạng sưng nóng đỏ đau. Còn chứng Cổ thố này thì phát bệnh chậm, sưng và thô thường phát sinh ở hai bên bệnh cạnh kết hầu, mềm mại sờ vào ít thấy thông điểm. Vả lại còn di động tùy theo động tác nhai nucứ của yết hầu.
Phân biệt
Chứng hậu thường gặp
Cổ thố do đờm khí uất hết: Có chứng hai bên cạnh hoặc bên kết hầu sưng lan tỏa, bờ sưng không rõ sắc da bình thường, ấn vào mềm, không đau hoặc có cảm giác căng trướng nhẹ, thường kèm theo các chứng; ngực khó chịu, sườn đau hoặc trướng, dễ cáu giận, rêu lưỡi trắng hoặc nhớt, mạch Huyền hoặc Hoạt.
Cổ thố do khí huyết ứ kết: Có chứng phía trước cổ sưng thô khá lớn vì bệnh tích lũy lâu ngày nên chất hơi rắn, phát trướng hoặc ấn vào thấy mức độ đau nhẹ, mầu da không biến đổi hoặc có những tia máu đỏ nổi rõ, thở không khó khăn, có khí nuốt vào thấy cảm giác vướng, ngực khó chịu, đau sườn, dễ giận dữ, chất lưỡi tối, mạch Trầm Sắc.
Cổ thố do Tâm Can âm hư: Có chứng Cổ thố ở vùng cạnh cổ, sưng hoặc to hoặc nhỏ, cũng có khi không sưng to lắm nhưng các chứng trạng về Tâm Can âm hư thì rất rõ, có thể thấy biểu hiện các chứng hồi hộp Tâm hoang, Tâm phiền mất ngủ, tự ra mồ hôi đoản hơi, nóng nẩy hay cáu giận, đầu choáng mắt hoa, hai mắt lồi ra mà có cảm giác khô rít. Nặng hơn thì ngũ Tâm phiền nhiệt, vùng mắt nóng rát, mồ hôi trộm, lưng gối mỏi yếu, các ngón tay lẩy bẩy hoặc co quắp, bệnh ở nam giới thì mộng di hoạt tinh, ở nữ giới thì kinh nguyệt không đều, lưỡi đỏ ít rêu, mạch Huyền Sác hoặc Tế Sác vô lực.
Phân tích
- Chứng Cổ thố do đờm khí uất kết với chứng Cổ thố do khí huyết ứ kết: Loại trên hình thành do đờm kết, loại sau là do huyết ứ gây nên. Lại vì nguyên nhân hình thành đờm kết và huyết ứ đều xuất phát từ Can uất khí trệ cho nên cả hai chứng này biểu hiện lâm sàng đều có những chứng trạng Can uất khí trệ như ngực khó chịu, đau sườn, dễ cáu giận, đầu choáng… Nếu là đờm kết thì khí cơ không lưu thông, thuỷ thấp không hoá được ra tân dịch mà ngưng tụ thành đờm tất phải biểu hiện các triệu chứng về đờm kết như: Cổ thố sưng lan toả, ấn vào mềm không đau hoặc hơi đau, phát trướng rêu lưỡi trắng hoặc nhớt mạch Huyền hoặc Hoạt. Nếu là huyết ứ phải là bệnh trình lâu ngày và xuất hiện các chứng hậu ứ huyết ngưng kết như Cổ thố sưng to rõ rệt, ấn vào chất rắn mà đau, lưỡi tía tối hoặc có nốt ứ huyết, mạch Trầm sắc. Chứng đờm khí uất kết điều trị nên hành khí quét đờm để hoá uất kết, cho uống các phương Tứ hải thư uất hoàn hoặc Hải tảo ngọc hồ thang gia giảm. Chứng khí huyết ứ kết điều trị nên hành khí hoá ứ để tiêu ứ kết dùng phương Hoạt huyết tán ứ thang.
Vì khí uất mà dẫn đến Cổ thố do đờm kết hoặc huyết ứ lâm sàng vốn gặp khá nhiều, tuy nhiên trên lâm sàng còn có loại khí trệ đờm ngưng huyết ứ tức là nói thường gặp khá nhiều là loại đờm và ứ cùng xuất hiện, cho nên hành khí phá khí mềm chất rắn và trừ đờm, hoạt huyết hoá ứ… là những phép trị khá phổ thông. Thường dùng để hành khí có các vị thuốc Thanh bì, Trần bì, Hương phụ, Chỉ thực, Mộc hương, Hương duyên, Thốc khư ứ thì chọn dùng Đan sâm, Xích thược, Nhũ hương, Một dược, Tam lăng, Nga truật, Tô mộc, Thuỷ diệt… Làm mềm chất rắn thì dùng các vị Mẫu lệ, Ngoã bạng, Bôi mẫu, Côn bố, Hải tảo, Hải cáp xác…. Chứng Cổ thố do đờm kết huyết ứ lúc ban đầu có thể là Thực chứng, lâu ngày biến thành chính hư, tà thực, trong thuốc công phạt cũng cần chiếu cố cả chính khí.
- Chứng Cổ thố do Tăm Can âm hư với chứng Cổ thố do đờm khí uất kết và chứng Cổ thố do khí huyết ứ kết: về chứng Cổ thố tuy hình thành do đờm kết hoặc huyết ứ đó là loại thực tà hữu hình nhưng lâm sàng một khi phát hiện thấy ở vùng cổ sưng thô, bệnh đã dằng dai lâu ngày, chính khí đã hư biểu hiện là Tâm Can âm huyết hư tổn, Tâm âm bất túc xuất hiện các chứng hồi hộp tâm phiền, dễ kinh sợ, mất ngủ, sốt nhẹ tự ra mồ hôi, đoản hơi. Trường hợp Tâm âm bất túc thì có các chứng nóng nẩy, hay cáu giận đầu choáng mắt hoa, hai tròng mắt lồi ra mà khô rít, thậm chí xuất hiện chứng tay chân lẩy bẩy, co quắp, phiền nhiệt, mồ hôi ở lưng. Điều trị nên tư âm bổ huyết kèm theo các thuốc tan kết mềm chất rắn dùng phương Tứ vật thang hợp với Nhất quán tiễn hoặc cho uống Bổ Can thang gia Mẩu lệ, Ngoã bạng tử, Côn bố và Hải tảo…
Cần biết rằng chứng Cổ thố hoặc là thực chứng hoặc là chứng hư thực lẫn lộn do đờm kết huyết ứ gây nên. Lúc ban đầu có thể là thực chứng bệnh lâu ngày thì là chứng hư thực lẫn lộn. Cổ thố do Tâm Can âm hư là đặc trưng của chứng hư thực lẫn lộn, về điều trị hoặc là trục đờm, hoặc là công ứ như Chí chân yếu đại luận sách Tố vấn có nói: “Rắn thì phải làm cho mềm, ẩn náu thì phải loại trừ… kết phải làm cho tan, lưu đọng thì phải tấn công” để dồn bỏ thực tà hoặc tà tư dưỡng phần âm của Tâm Can để bồi bổ chỗ bất túc.
Trích dẫn y văn
“Anh” có ba loại. Một là Huyết anh, hai là Nhục anh, ba là Khí anh, Huyết thì có thể phá,,Nhục thì có thể cắt, Khí thì có thể chọc thủng, Thực ra ba loại này chỉ có thể làm tiêu bỏ ở bên trong chứ không thể chữa ở bên ngoài (Đổng thiên áo chỉ – Anh lưu).