“Tiện huyết” là huyết theo đại tiện mà ra. Sách “Kim quỹ yếu lược” có chia ra “viễn huyết” và “cận huyết”, đời sau đều gọi là “tiện huyết” cũng có gọi là “trường phong” (phong ở ruột), và “tang độc” (độc ở tạng). Trên lâm sàng lấy màu sắc huyết tươi đỏ hay tím đen để phân biệt “cận huyết” hay “viễn huyết” là thiết thực hơn.
NGUYÊN NHÂN
- Hư hàn
Sách “Kim quỹ yếu lược” cho là đi đại tiện rồi mới ra huyết, là “viễn huyết”. Cảnh Nhạc nêu rõ: “Đại tiện rồi mối ra huyết là “viễn huyết” ở tiểu trường hoặc ở vị mà ra”. Bệnh lý chủ yếu của chứng này là có quan hệ tỳ không nhiếp được huyết và can không tàng được huyết.
- Thấp nhiệt
Sách “Kim quỹ yếu lược” cho là huyết ra trước rồi sau phân mới ra là “cận huyết”. Trương Cảnh Nhạc nêu rõ: “Đi đại tiện huyết ra trước rồi sau phân mối ra thì gọi là “cận huyết”, là huyết ở thực trướng hoặc ở giang môn mà ra”. Chứng này cũng có khi vì nhiệt ở ruột bức huyết đi xuống, cũng có khi vì thấp nhiệt ở đại trường mà gây ra, chứng trường phong dạng độc cũng quy vào loại này.
BIỆN CHỨNG
Huyết ra tím đen, đi ngoài rồi mới ra là “viễn huyết”. Mầu huyết tím hoặc đen, sẫm mà không tuơi, sắc mặt ít bóng nhoáng, tinh thần mệt mỏi, ngại nói, hoặc kiêm đau bụng, lưỡi nhợt, mạch tế. Nếu huyết ra thấy tươi mà tím và chứng trạng cũng như trên, chất lưỡi đỏ rêu lưỡi mỏng, vàng, nhợt, vì tỳ hư có hàn, trong ruột kiêm có thấp nhiệt.
Huyết ra màu đỏ tươi đỏ đại tiện huyết ra trước rồi phân mới ra gọi là “cận huyết”, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch nhu sác. Nếu huyết ra như rót không lộn phân, thì gọi là phong, là do nhiệt ở huyết đi xuống mà thành ra. Nếu huyết xuống vẫn đục thì gọi là tạng độc, thường có liên quan với chứng trĩ lậu đó là vì thấp nhiệt dồn xuống mà gây nên.
CÁCH CHỮA
- Vì can không tàng được huyết, tỳ không nhiếp được huyết
Thì nên dùng bài Quy tỳ thang (15) gia giảm, nếu tỳ đại trường nhiệt thì dùng bài Hoàng hổ thang (16), khí hãm mà giang môn sa xuống dùng bài Bổ trung ích khí thang (17).
- Vì trường nhiệt
Thì nên thanh nhiệt mát huyết dùng các bài như Xích tiểu đậu đương quy tán (18), Hòe hoa tán (19), có nhiệt thấp thì dùng các bài Thương truật địa du thang (20) tạng liên hoàn (21).