Chứng Tâm Vị hoả thịnh là tên gọi chung chỉ những chứng trạng do Tám Vị hoả nhiệt thịnh khiến cho sự vận hoá mất bình thường, Vị khí không giáng xuống, hoả tà công lên trên. Chứng này phần nhiều do ăn quá mức đồ cay nóng hoặc tà khí lục dâm bị uất hoá hoả, hoặc hoả của tình chí phát sinh từ bên trong đồng thời xuất hiện với hoả nhiệt ở trong Vị gây nên bệnh.
Biểu hiện lâm sàng chủ yếu có các chứng trạng Vị quản đau rát, tâm phiền cồn cào, mửa ra huyết, thổ ra huyết, miệng lưỡi phá lở, chân răng sưng đau hoậc chảy máu chân răng, hôi miệng mặt đỏ, khát nước uống lạnh, táo bón tiểu tiện vàng, rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ, mạch Hoạt Sác.
Chứng thường gặp trong các bệnh Thổ huyết, Khẩu sương.
Cần chẩn đoán phân biệt với các chứng Tâm hoả cang thịnh, chứng Vị nhiệt, chứng Thượng tiêu táo nhiệt.
Phân tích
Tâm với Vị một Tạng, một Phủ trong trạng thái sinh lý có mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau, dưới dạng bệnh lý có ảnh hưởng lẫn nhau. Chứng Tâm Vị hoả thịnh là Tâm với Vị cùng mắc bệnh.
– Nếu bệnh Thổ huyết xuất hiện chứng Tâm Vị hoả thịnh thì có đặc điểm là sắc huyết thô ra tươi đỏ hoặc tía sạm hoặc ra kèm cả cặn bã đồ ăn.
Tâm chủ huyết, Vị chủ giáng, Tâm Vị hoả nhiệt quá thịnh, lạc mạch bị tổn thương, huyết vì hoả bức bách mà đi càn, Vị khí nghịch lên, cho nên ẩu huyết. Đây phần nhiều do ngũ chí hoá hoả, hoặc là vốn có Vị nhiệt, lại do ăn quá nhiều đồ cay nóng, hai cái hoả câu kết gây nên bệnh. Loại thổ huyết này tuy là ở Vị, thực tế là ảnh hưởng của Tâm hỏa dẫn đến đường Lạc của Vị bị tổn thương cho nên như thế. Sách Chư bệnh nguyên hậu luận nói: “Thượng tiêu có tà thì tổn hại các Tạng; Tạng bị tổn hại thì huyết chảy vào Vị, Vị gặp huyết thì đầy tức khí nghịch, vì khí nghịch cho nên Thổ huyết”. Điều trị nên thanh tả hoả ở Tâm Vị kèm theo phương pháp chỉ huyết, cho uống Tả tâm thang(Kim Quỹ yếu lược) và Thập hôi tán (Thập dược thần thư). Trong Tả tâm thang có Đại hoàng, Hoàng liên, Hoàng cầm vị đắng tính lạnh để tả hỏa; Trong Thập hôi tán có Thiến thảo, Trắc bá, Đan bì, Đại Tiểu kế vừa thanh nhiệt lương huyết lại vừa hành ứ. Một vị Đại hoàng ở trong bài thuốc lại là vị thuốc chủ yếu để chữa hoả nhiệt thổ huyết. Đương Dung Xuyên nói: “Một vị Đại hoàng, có khả năng thay cũ đổi mới… vừa có xu thế giáng xuống khá nhanh không giữ tà lưu luyến”…
– Trong bệnh Khẩu sương xuất hiện chứng Tâm Vị hoả thịnh thì có đặc điểm là miệng lưỡi mọc mụn sắc đỏ hoặc loét nát, chân răng sưng đau, trở ngại đến việc ăn uống; Đây là tình chí bất toại, khí uất sinh hoả hoặc ăn quá đồ cay nóng, hoặc dư tà của bệnh nhiệt không dứt nung n ấu ở Tâm vị gây nên; Hoả của Tâm Vị bốc lên hun đốt miệng lưỡi; hoả nhiệt quá thịnh nên miệng lưỡi mọc mụn, chính như sách Nội kinh nói: “Các loại đau mụn ngứa, đều thuộc Tâm”; Điều trị nên thanh tả hoả ở Tâm Vị kèm theo thuốc lương huyết, cho uống các bài Thanh Vị tán (Lan thất bí tàng) hợp với Tê giác địa hoàng thang (Thiên kim phương) phối hợp cùng uống, bên ngoài thì dùng Tích loại tán (Kim Quỹ dực) bôi đắp vào bề mặt mụn lở.
Chẩn đoán phân biệt
– Chứng Tám hoả cang thịnh với chứng Tâm Vị hoả thịnh: cả hai tuy đều có chứng trạng hoả nhiệt bốc lên như tâm phiền, đắng miệng, miệng lưỡi mọc mụn, lại đều là Thực chứng, Nhiệt chứng nên lâm sàng rất dễ lẫn lộn.
Điểm phân biệt với chứng Tâm hoả cang thịnh, bệnh biến giới hạn ở Tâm như các chứng tâm phiền táo nhiệt, lưỡi đỏ ít ngủ; miệng lưỡi mọc mụn cũng lấy “lưỡi” làm bộ vị chủ yếu; hoặc là lưỡi phá lở nát, còn môi má lở nát thì rất ít gặp; Đầu lưỡi rất đỏ, rêu lưỡi ít hoặc mỏng; hoặc có kiêm cả biểu hiện tâm thần không yên như hồi hộp, ít ngủ, hay mê; lại có kiêm cả chứng trạng tà khí hoả nhiệt chuyển xuống Tiểu trường như niệu đạo rít đau và nóng rát.
Chứng Tâm vị hoả thịnh thì không như thế, bởi vì Tâm Vị cùng mắc bệnh, biểu hiện chứng trạng hoả nhiệt ở phía trên, miệng lưỡi phá lở có diện rộng hơn loại bệnh trên, các bộ phận khoang mệng, môi, má, vòm miệng và niêm mạc gốc lưỡi đều bị liên lụy, lại kiêm cả chân răng sưng đau, Vị quản đau rát, cho đến Vị khí không giáng xuống, nôn mửa, hoặc thổ ra huyết v.v… chất lưỡi và không chỉ đầu lưỡi đỏ là chủ yếu. Rêu lưỡi vàng và ít tân dịch với chứng Tâm hoả cang thịnh rêu lưỡi ít và mỏng cũng có chỗ khác nhau.
Tóm lại, chứng Tâm hoả cang thịnh, bộ vị tà khí hoả nhiệt liên lụy so với chứng Tâm Vị hoả thịnh ít hơn, nhưng biểu hiện triệu chứng bệnh của Tâm lại nhiều hơn, lại là những chứng trạng mà chứng Tâm Vị hoả thịnh không có. Còn chứng Tâm Vị hoả thịnh xuất hiện “Vị mất hoà giáng, Vị nhiệt nung nấu ở trong” lại là những hiện tượng không gặp ở chứng Tâm hoả cang thịnh.
– Chứng Vị nhiệt với chứng Tâm hoả cang thịnh: cả hai đều là Thực chứng, Nhiệt chứng, đều có hoả nhiệt uất kết ở trong Vị, Vị mất hoà giáng, nhiệt là hun bốc lên trên như các chứng trạng Vị quản nóng rát, nôn mửa, hôi miệng, chân răng sưng đau, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch Hoạt Sác. Nhưng chứng Vị nhiệt có chứng trạng chủ yếu là nôn mửa cồn cào, khát uống nước lạnh, miệng thở nóng và hôi, chóng tiêu hay đói, chân răng sưng đau loét nát. Chứng Tâm hoả cang thịnh thì xu thể hoả nhiệt so với chứng Vị nhiệt lại mạnh hơn một bước, đặc điểm của chứng bệnh là tình thế bệnh gấp gáp và bệnh trình khá ngắn, hơn nữa kiêm cả liên can tới khí huyết. Tâm chủ huyết, Dương minh lại là kinh nhiều khí và nhiều huyết, cho nên có thể có các chứng trạng miệng lưỡi mọc mụn lở nát, thổ huyết và nục huyết. Ngoài ra, chứng Tâm Vị hoả thịnh liên lạy đến một Tạng một Phủ, khác với chứng Vị nhiệt chỉ biểu hiện đơn thuần phát bệnh ở một Phủ.
– Chứng Thượng tiêu táo nhiệt với chứng Tâm Vị hoả thịnh: Thượng tiêu là nơi ở của Tâm Phế. Chứng Thượng tiêu táo nhiệt với chứng Tâm Vị hoả thịnh đều có các chứng trạng tà nhiệt quấy nhiễu ở trên, tâm phiền khát nước, táo bón tiểu tiện vàng, lưỡi đỏ rêu vàng… Nhưng tính chất bệnh biến, bộ vịan, triệu chứng lâm sàng và phương pháp điều trị đều không giống nhau.
Nói theo nguyên nhân bệnh, chứng Thượng tiêu táo nhiệt thấy ở trong bệnh Ôn nhiệt, phần nhiều do cảm nhiễm tà khí táo nhiệt ở thời lệnh mùa Thu, táo nhiệt xâm phạm Phê, quấy rối thanh k hiếu, táo nhiệt hoá hoả, Phế âm bị tổn hại, như Thượng tiêu thiên sách Ôn bệnh điều biện viết: “Bởi vì Táo thuộc Kim mà khắc mộc; con của mộc là Thiếu dương tướng hoả, vì hoả khí qua lại cho nên xuất hiện chứng táo nhiệt khô ráo”, bộ vị phát bệnh chủ yếu ở Phế, Vệ và Tâm; Lâm sàng có thể thấy các chứng trạng phát sốt đau đầu, họng khô đau, mũi khô môi se, khái suyễn ít đàm, tâm phiền khát nước, táo bón tiểu tiện vàng, lưỡi đỏ rêu vàng v.v…
Nguyên nhân bệnh của chứng Tâm Vị hoả thịnh tuy d o lục dâm bị uất hoá hoả bên trong truyền vào Tâm Vị gây nên bệnh, nhưng bốn mùa đều có thể phát bệnh. Ngoài ra, nội thương tình chí uất lại hoá hoả hoặc ăn quá nhiều thức cay nóng nồng hậu cũng có thể dẫn đến chứng này, bộ vị phát bệnh chủ yếu ở Tâm Vị; biểu hiện lâm sàng cũng khác nhau; Loại trên lấy triệu chứng chủ yếu là ngoại cảm táo nhiệt, xâm phạm Phế Vệ, quấy rối thanh khiếu, tổn thương tới Phế âm. Loại sau thì đặc điểm biểu hiện là Tâm hoả vượng nên huyết đi càn, Vị nhiệt thịnh là Vị khí không giáng xuống. Nói theo phép điều trị, chứng Thượng tiêu táo nhiệt lấy thanh nhiệt nhuận táo làm nguyên tắc, còn chứng Tâm Vị hoả thịnh thì đại pháp là thanh Vị nhiệt tả Tâm hoả.
Trích dẫn y văn
– Tâm khí bất túc mà thổ huyết, nục huyết, Tả tâm thang chủ chữa bệnh ấy (Kinh quý Thổ nục Hạ huyết Hung mãn ứ huyết bệnh mạch chứng trị đệ thập lục – Kim Quỹ yếu lược).
– Mọc mụn đầy miệng gọi là Khẩu mi. ếu có những nốt nhỏ màu trắng mọc ở hàm trên gọi là Thất tinh sương; không ngoài bệnh ở Tâm, Phế, Vị ba Kinh này có nhiệt nung nấu (Dương y đại toàn).