Chứng Phế khí âm đều hư là tên gọi tóm tắt do Phế khí bất túc, tân dịch bị tiêu hao, mất chức năng tuyên giáng, lâm sàng biểu hiện tông khí hư yếu, công năng bảo vệ bên ngoài không bền, phân bố tân dịch thất thường, Phế khí nghịch lên; bệnh phần nhiều do ốm lâu bị hao tổn, tà khí đã lui mà chính khí tổn thương gây nên.

Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là suyễn khái đoản hơi, tiếng nói bợt bạt, tự ra mồ hôi hoặc mồ hôi trộm, miệng ráo họng khô, tinh thần mệt mỏi yếu sức, sắc mặt nhợt, nóng từng cơn, gò má đỏ, lưỡi đỏ sáng ít rêu, mạch Tế Sác vô lực.

Chứng Phế khí âm đều hư thường gặp trong các bệnh Khái thấu, Háo suyễn, Phế lao, Phế nuy.

Cần chẩn đoán phân biệt với các chứng Phế khí hư, chứng Phế âm hư, chứng Tâm khí âm hư.

Phân tích

Chứng Phế khí âm đều hư gặp trong nhiều loại tật bệnh và phần nhiều gặp ở thời kỳ cuối của bệnh, lúc này tà khí đã lui nhưng chính khí bị tổn thương, hoặc ốm lâu hao tổn, nhưng trong những tật bệnh khác nhau, về biểu hiện và phép chữa cũng không hoàn toàn giống nhau.

Như bệnh Khái thấu mà xuất hiện chứng Phế khí âm đều hư, thường biểu hiện có đặc điểm là Hư khái, như khái thấu đoản hơi tinh thần mệt mỏi yếu sức, miệng khô họng ráo, lòng bàn tay chân nóng; Đây là do ho lâu không dứt, khí âm ở tạng Phế bất túc, mất chức năng thanh túc, hoặc cảm nhiễm ngoại tà, khí âm hao tổn gây nên; điều trị nên ích khí dưỡng âm, thanh táo nhuận Phế, chọn dùng bài Thanh táo cứu Phế thang (Y môn pháp luật). Nếu nhiệt chưa hết, khí âm hao thương, điều trị phải kiêm thanh nhiệt, có thể dùng Trúc diệp thạch cao thang(Thương hàn luận).

Trong bệnh Háo suyễn có chứng phế khí âm đều hư, thường có đặc điểm Hư tổn như khái thấu thổ huyết, tự ra mồ hôi, ra mồ hôi trộm triều nhiệt, gò má đỏ mặt nhợt, tiếng nói thều thào đoản hơi; mệt mỏi yếu sức; điều trị nên dưỡng âm ích khí, dùng bài Nguyệt hoa hoàn (Y học tâm ngộ) gia vị

Trong bệnh Phế lao gặp chứng Phế khí âm đều hư thường có đặc điểm Hư tổn như khái thấu thổ huyết, tự ra mồ hôi, ra mồ hôi trộm triều nhiệt, gò má đỏ mặt nhợt, , tiếng nói thều thào đoản hơi; mệt mỏi yếu sức; điều trị nên dưỡng âm ích khí, dùng bài Nguyệt hoa hoàn (Y học tâm ngộ) của gia vị.

Chứng Phế khí âm đều hư gặp trong bệnh Phế nuy thường xuất hiện những đặc điểm khí âm bất túc, hỏa hun đốt ở trong, Phế mất sự thanh túc, có các chứng trạng ho mửa ra bọt rãi đặc dính và khó khạc, đoản hơi suyễn gấp, m mỏi yếu sức, miệng ráo họng khô, gầy còm, lông tóc khô ròn v.v… điều trị nên ích khí dưỡng âm, thanh nhiệt nhuận Phế, ng bài Mạch môn đông thang (Kim Quỹ yếu lược)gia vị. Tóm lại, chứng Phế khí âm đều hư trong những tật bệnh khác nhau thì biểu hiện lâm sàng có chỗ không giống nhau, có thể căn cứ vào đó mà phân biệt.

Chứng Phế khí âm đều hư gặp nhiều ở người ốm lâu hao tổn, thể chất hư yếu hoặc nhiệt làm thương khí âm, tà rút lui và chính khí hư, sau mỗi khi mệt nhọc thì bệnh tăng và có đặc điểm là ho suyễn thở gấp, mỏi mệt yếu sức, gò má đỏ mặt nhợt, triều nhiệt mồ hôi trộm, miệng ráo họng khô; Bệnh thường nặng ở mùa Hạ nóng nực, mùa Thu khô ráo, vì hỏa nhiệt làm tổn thương Phế, hỏa khắc kim cho, đến táo nhiệt làm hại Phế gây nên.

Phế là tạng non nớt, chủ về bì maoếu lên mũi. Khí âm đều hư, chính khí bất túc thì dễ cảm nhiễm ngoại tà, thường kèm các chứng trạng ngoại cảm biểu chứng như sợ phong hàn, phát nhiệt đau đầu, họng khô đau, mũi tắc khó thở v.v… Trong quá trình diễn biến bệnh cơ, cũng thường kèm theo chứng trạng Tỳ khí hư nhược như trướng bụng ỉa chảy, là vì Phế hư mà con ăn trộm khí của mẹ, ốm lâu liên lụy đến Tỳ mà thành bệnh. Khi điều trị, nên chiếu cố cả Tỳ Vị, Tỳ Vị khỏe thì hậu thiên đầy đủ, Tỳ khí phân tán tinh vi dồn lên Phế thì chứng Phế hư sẽ được hồi phục.

Trong bệnh Hư lao gặp chứng Phế khí âm đều hư, nếu ho ra huyết không dứt, khí âm càng tổn thương, có khả năng phát sinh chứng Âm kiệt khí thoát, biểu hiện lâm sàng ho huyết không ngừng, hơi thở nhỏ yếu, gò má đỏ, phiền nhiệt, thậm chí hôn quyết, phải dùng ngay phép ích khí cố thoát, cho uống Sinh mạch tán liều cao (Nội ngoại thương biện hoặc luận).

Chẩn đoán phân biệt

Chứng Phế khí hư với chứng Phế khí âm đều hư; về nguyên nhân và cơ chế bệnh của hai chứng này có mối liên hệ nhất định.

Chứng Phế khí âm đều hư thường do Phế khí hư yếu, bệnh dương hao tổn liên lụy đến âm mà phát triển nên. Phế khí hư thì tấu lý không bền, sự mở đóng sai chức năng, hoặc uống nhầm thuốc cay nóng phát tán, mồ hôi ra quá nhiều, hoặc uống quá nhiều thuốc ôn nhiệt, nhiệt thịnh hóa hỏa, đều tổn thương âm dịch, gây nên chứng Phế khí âm đều hư. Cũng có thể do Phế âm hư, bệnh âm tổn hại đến dương diễn biến nên, vì vậy đối với chứng Phế khí âm đều hư có chỗ khác nhau về bệnh nhân và bệnh cơ.

Phân tích theo biểu hiện lâm sàng, chứng Phế khí hư là Phế khí hư yếu n, không can thiệp gì tới âm dịch hao tổn, cho nên có các chứng trạng ho suyễn đoản hơi, thanh âm nhỏ khẽ, tự ra mồ hôi, sợ gió, mỏi mệt. Chứng Phế khí âm đều hư thì biểu hiện cả Phế âm khuy tổn, có các chứng ho khan ít đờm hoặc trong đờm có lẫn máu, miệng khô họng ráo, tiếng nói khàn v.v…

Chứng Phế âm hư với chứng Phế khí âm đều hư, mối liên hệ về bệ nhân và cơ chế bệnh của hai chứng này cũng cần phân biệt. Chứng Phế âm hư, bệnh biến dài ngày, khái suyễn không dứt, tiến tới hao thương Phế khí bệnh âm tổn hại đến dương, có thể diễn biến thành chứng Phế khí âm đều hư. Từ biểu hiện lâm sàng mà xét, chứng Phế khí âm đều hư cả hai nhóm chứng trạng Phế khí hư và Phế âm hư, ngoài những biểu hiện Phế âm khuy tổn như ho khan có đàm và huyết, mồ hôi trộm, gò má đỏ, nên có chứng trạng Phế khí bất túc như suyễn khái đoản hơi, tiếng nói bợt bạt, sợ gió tự ra mồ hôi, sắc mặt nhợt, tinh thần mỏi mệt, không khó phân biệt với chứng đơn thuần là Phế âm hư.

Chứng Tâm khí âm đều hư với chứng Phế khí âm đều hư: Tâm và đều ở bộ vị Thượng tiêu, Tông khí bao trùm cả Tâm mạch làm lưu thông hô hấp. Tâm và Phế có mối liên hệ chặt chẽ về sinh lý và bệnh lý Cả hai chứng đều là Khí âm đều hư, cho nên biểu hiện lâm sàng có chỗ khá giống nhau, biểu hiện cộng đồng là các chứng trạng đoản hơi thở khẽ, mặt nhợt mỏi mệt, yếu sức, ngũ tâm phiền nhiệt, miệng ráo họng khô, mồ hôi trộm, lưỡi đỏ, mạch Tế Sác vô lực. Nhưng Phế khí âm đều hư lấy biểu hiện ở tạng Phế làm chủ yếu, có cả các chứng trạng về Phế như suyễn gấp, khái thấu, khạc ra huyết, nhiều đờm. Còn Tâm khí âm đều hư, lấy biểu hiện ở tạng Tâm làm chủ yếu, hư tổn ở tạng Tâm, có các chứng trạng Tâm quý sợ sệt, mất ngủ hay mê, chóng quên, mạch Kết Đại. Căn cứ vào đó mà chẩn đoán phân biệt.

Trích dẫn y văn

Nguyên khí hao tổn lâu ngày, đàm thấu Phế nuy, mạch ở Thốn bộ thuộc Phế Hư Sác ít thần khí là chứng khó chữa. Cho uống Tử uyển thang chia làm 3 lần uống, A giao hoà vào nước thuốc, sau đó bỏ các vị Cát cánh, Tri mẫu, thêm Hoài sơn, Liên nhục, Hoàng kỳ theo tinh thần b thổ để sinh kim, chứng khái nhiệt giảm dần (Phế nuy – Loại chứng trị tài).

0/50 ratings
Bình luận đóng