“Ngược” có nghĩa là “khác ngược”, sách “Ngọc án” nói “ngược” có nghĩa là “tàn ngược”, Thuyết Văn nói: “ngược” có nghĩa là nóng lạnh khi phát khi thôi, tên gọi của bệnh “ngược” rất nhiều, có người gọi là “hàn nhiệt vãng lai” hoặc “tỳ hàn”…Trong các sách vở về bệnh “ngược” lưu hành có ghi chép rất ít về nguyên nhân của bệnh “ngược”, có người cho là ngoại cảm, hoặc vì chướng khí, gần đây người ta mới thấy bệnh “ngược” là do ký sinh trùng gây nên. Ở nước ta ở miền núi thường thấy, nhưng hiện nay bệnh đang có xu hưáng lan ra các địa phương.

  1. NGUYÊN NHÂN

Về nguyên nhân và cơ chế bệnh sốt rét thì ở thiên “Ngược luận” sách “Nội kinh” đã trình bày tương đối rõ ràng, về phương diện nguyên nhân bệnh thì nêu rằng khí phủ thấp phục ở trong rồi lại cảm khí phong hàn, là nguyên nhân chủ yếu phát sinh bệnh sốt rét. Về phương diện cơ chế bệnh nêu rõ rằng tà khí trong thân thể người ta gặp phải vệ khí, chính khí – tà khí đấu tranh nhau nên có hiện tượng nóng rét nối tiếp nhau, tà khí không gặp vệ khí thì lại hết nóng rét, và chỗ tà khí lấn vào có sâu nông khác nhau, nên mới có hiện tượng khác nhau, một ngày một cơn, cách ngày một cơn, các nhà làm thuốc đời sau dựa trên cơ sở sách lý luận sách “Nội kinh” lại có phát triển thêm bàn về nguyên nhân bệnh, thì chú trọng mối quan hệ giữa nội nhân và ngoại nhân cho các ngoại tà phong, hàn, thử, thấp mà có thể xâm lấn vào được, là do ăn uống không cẩn thận, chỗ ăn, chỗ ở không đúng mức, tà ở trong và ở ngoài hợp với nhau thì bệnh sốt rét phát ra. Bàn về cơ chế bệnh thì có trình bày những thuyết thông đờm thì không thành sốt rét, bệnh sốt rét ở vào giữa dinh và vệ, chính là thuộc vào bán biểu lý của kinh thiếu dương. Lại như: Sốt rét lâu không khỏi, thời chính khí hư suy, tà khí với đờm ngừng tụ, kết ở mé dưới sườn bên tả, thành ra chứng “ngược mẫu”. Dương Nhân Trai nói: “Bệnh kéo dài năm này sang năm khác, qua các cách chữa hàn thổ hạ, làm cho dinh vệ bị suy tổn, tà khí ẩn nấp ở khoảng sườn kết thành chứng (hà) bảng gọi là “ngược mẫu”. Những lý luận này đối với sách biện chứng và trị liệu bệnh sốt rét đều có tác dụng chỉ đạo.

  1. BIỆN CHỨNG

Chủ chứng của bệnh sốt rét trên lâm sàng có nóng lạnh qua lại, khi lên cơn thì không có thời gian nhất định. Nhưng thể chất của người bệnh có hiện hư về phần âm hay phần dương cảm phải ngoại tà có thiên thắng về thứ huyết hoặc phong hàn, do đó mà mức độ nóng của bệnh này cũng có khác nhau, hoặc rét nhiều nóng ít, hoặc nóng nhiều , rét ít v.v…lâu mãi không khỏi dưới sườn kết thành khôi báng. Nay chia ra trình bày như sau:

  • Chính ngược

Sốt rét có cơn. Khi bắt đầu lên cơn, trước tiên là lỗ chân lông sdn lên, rồi ngáp vặt thiếu sức, tiếp đó đến rét rùng mình run cầm cập, mình mẩy chân tay đau nhức, rét hết thì trong ngoài đều nóng, toàn thân như thiêu đốt, đầu nhức như bổ, mắt đỏ môi hồng, phiền khát, uống nước lạnh, ngực sườn tức đầy, miệng đắng lợm giọng, sau cùng thì khắp người ra mồ hôi nóng, lúc thì người mát. về mạch khi lên cơn rét thì thấy mạch trầm huyền. Khi lên cơn sốt, thì mạch phần nhiều bị hồng mà sác, sau khi mồ hôi ra nóng lìa rồi thì mạch lại bình thường.

  • Ôn ngược

Nóng nhiều rét ít, nặng lắm thì có khinh khí chỉ nóng không rét, đầu nhức, chân tay đau mỏi, phiền khát, thỉnh thoảng nôn, ra được mồ hôi là hết nóng, mạch huyền sác, rêu lưỡi vàng mỏng, hoặc hai bên cạnh đầu lưỡi hiện ra chất đỏ.

  • Đan ngược

Là chứng “ôn ngược” biến nặng hơn, cho nên Hoàng Khí Tán nói: “ôn ngược tức là chứng đan ngược nhẹ”. Chứng này gọi là nóng không rét, phiền táo, ngắn hơi, miệng khát uống nhiều, hình thể gầy mòn, chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng mỏng, nặng lắm thì lưỡi nóng và khô, mạch tế huyền mà sác.

  • Tân ngược

Lạnh nhiều nóng ít, hoặc chỉ lạnh không nóng, mệt mỏi hay nằm, ngực sườn đầy tức, tâm phiền không khát, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch cấp huyền trì.

  • Ngược mẫu

Dưới cạnh sườn bên trái có khối báng, sờ vào có hình, nóng lạnh qua lại, lúc phát lúc không, bụng vị quản không khoan khoái, ăn ít, yếu sức, hình thể gầy mòn sắc mặt vàng úa, mạch nhu tiểu.

Phân biệt bệnh này với tất cả các bệnh nóng rét, tất cả các bệnh nóng rét, phát ra đều không có thời gian nhất định, nóng lạnh trước sau cũng không có quy luật, bệnh sốt rét, thì nóng lạnh qua lại, khi phát cơn khi không, bệnh sốt rét có thời gian nhất định. Chính như Thầm Kim Ngao nói “Phàm chứng nóng rét lên cơn có định kì là chứng sốt rét không có bệnh kì của các bệnh khác”.

  1. CÁCH CHỮA

  • Chính ngược

Chữa nên hoà giải, dùng Tiểu sài hồ (1) hoặc Thanh tỳ ẩm (2) đến khi chứng sốt rét đã lên cơn 2, 3 lần có thể kiêm dùng Triệt ngược thất bảo âm (3) hoặc Thường sơn ẩm (4) mà dùng. Sốt rét lâu ngày chính khí hư, lại nên dùng triệt ngược Kim bổ dùng bài Hà nhân ẩm (5).

  • Ôn ngược

Là thử nhiệt thiên thịnh, chữa nên sơ giải thanh lý, dùng Quế chi bạch hổ thang (6).

  • Đan ngược

Do nhiệt thịnh tân dịch tổn thương, chữa nên sinh tân dịch thanh nhiệt, dùng Bạch hổ gia nhân sâm thang (7). Nếu lưỡi đỏ ráng mà khô, là âm dịch bị hư, nên dùng thuốc cam hàn để sinh tân dịch, kèm thanh nhiệt, dùng Thanh cao miết giáp thang (8) hợp với Ngũ trấp ẩm (9) mà dùng.

  • Tẫn ngược

Là hàn thấp thiên thịnh, chữa nên tán hàn, để thông đại từ ra ngoài, dùng Thục tất tán (11).

Còn như chứng “ôn ngược”, “đan ngược”, “tẫn ngược” nếu khi cần kiêm dùng cách triệt ngược thì có thể dùng bài Triệt ngược thất bảo âm (3) hoặc bài Thương sân ẩm (4).

  • Ngược mẫu

Nên làm mềm chất rắn, tiện bì, công ứ, trục đàm, dùng bài Kim quỹ miết giáp tiễn hoàn (12). Như khí huyết đã hư, nên uống với các vị ích khí, dưỡng huyết. Khi lên cơn nóng rét, thì lại dùng chung với các bài chữa sốt rét. Khi chữa bằng thuốc, đồng thời có thể tuỳ bệnh phối hợp với cách châm cứu mà chữa.

TÓM TẮT

Bệnh sốt rét là một bệnh lưu hành vào khoảng mùa thu, mùa hạ, có tính chất địa phương và tính chất truyền nhiễm.

Chủ chứng của bệnh này là lên cơn nóng rét, có thời gian nhất định, nhưng có khác nhau là có khi một ngày một cơn, hoặc 3 ngày 1 cơn.

Nguyên nhân của bệnh này, chủ yếu là do thử thấp và phong hàn thường có thiên thắng, cho nên về phương diện biên chứng, có rét nhiều, nóng ít, hoặc nóng nhiều rét ít khác nhau. Còn như cách chữa thì: “chính ngược” nên dùng phép hoà giải, “ôn ngược” là thử thấp thiên thịnh, nên dùng phép để giải thanh nhiệt, “đan ngược” là nóng nhiều thương tổn tân dịch, nên dùng phép sinh tân dịch, thanh nhiệt, “tân ngược” là do hàn thấp nhiều hơn, nên dùng phép tân hàn để tán tà khí ra ngoài. Sau khi đã lên cơn sốt rét (2, 3 lần) rồi thì nên kiêm dùng cách “triệt ngược”. Nếu sốt rét lâu không khỏi, chuyển thành chứng “ngược mẫu”, thời lại dùng cách làm mềm chất rắn, tiêu khôi tích, công ứ, trục đàm để chữa.

PHỤ THÊM: CHƯỚNG NGƯỢC

(sốt rét thương chướng khí)

Chứng “chướng ngược”, phần nhiều thấy ở nơi lâm chướng miền Lĩnh nam, cho đến nỗi tên gọi như thế. Thiên “Sơn chướng ngược”, sách “Chư bệnh nguyên hậu luận” nói: “bệnh này phát sình ở miền Lĩnh nam…đều do khí độc chướng thấp nơi rừng núi khe nguồn”. Vương Phí nói: “Phương nam khí trời nóng ẩm, khí đất chứng uất bốc lên, người ta sinh ra ở khoảng giữa, nguyên khí không được bền vững, cảm phải khí đó mà thành bệnh, gọi là chướng khí mà gây ra, chứng trạng của Ĩ1Ó nặng nhẹ không nhất định, hoặc nóng nặng, rét nhẹ hoặc rét nặng, nóng nhẹ, nặng thì phát cuồng, không nói…Nóng nặng thì gọi là nhiệt chướng. Lạnh nặng thì gọi là lạnh chướng, này phân biệt trình bày chứng trạng và cách chữa như sau:

  • Nhiệt chướng: nóng nhiều, rét ít, ngày đêm nóng như nằm trong than lửa, mặt mắt đỏ, phiền khát uống nước lạnh, ngực tức nôn mửa, nhức đầu, đốt xương chân tay đau nhức, tiểu tiện đỏ sẻn, đại tiện bí kết hoặc ỉa chảy, hoặc thấy nôn ra huyết, đổ máu mũi, hoặc da dẻ phát vàng, nóng phần nhiều liên tục, nặng thì tinh thần hôn mê phát cuồng, mạch huyền sác, cách chữa nên thanh nhiệt và giải uế khí, có thể dùng Thanh chướng thang (13) gia giảm, nếu nôn mửa dữ uống thêm bài Tử tuyết đan (15).
  • Lạnh chướng, sợ lạnh, run rẩy, hơi nóng đầu nhức, lưng đau chân mềm, khi rét thì tuy mặc áo đắp chăn cũng không ấm được, nặng thì tinh thần hôn mê không nói, rêu lưỡi trắng đầy và nhớt, khi rét lạnh thì mạch suy trì, khi nóng thì huyền sác. Cách chữa nên dùng thuốc phương hương để tiêu uế trọc, có thể dùng Gia vị bát hoàn kim chính khí tán (16). Tinh thần hôn mê không nói, uống thêm bài Tô hợp hương hoàn (17) cần triệt “ngược” thì gia thường sơn.

Xem thêm

Đông y chữa Bệnh sốt rét

Phác đồ điều trị sốt rét

Thuốc nam chữa sốt rét

Phác đồ điều trị sốt rét mới nhất

Bệnh sốt rét nên uống như thế nào?

PHỤ PHƯƠNG

  1. Tiểu sài hồ thang: Xem phụ phương số 7 mục Hoàng đản.
  2. Thanh tỳ ẩm: Thanh bì, hậu phác, bạch truật, hoàng cầm, bán hạ, sài hồ, phục linh, thảo quả, cam thảo.
  3. Triệt ngược thất bảo âm: Thường sơn, thảo quả, tân lang, hậu phác, thanh bì, trần bì, cam thảo.
  4. Thiên sơn ẩm: Lương khương, ô mai, tri mẫu, thường sơn, cam thảo, thảo quả.
  5. Hà nhân ẩm: Hà thủ ô, đương quy, nhân sâm, sinh khương.
  6. Quế chi bạch hổ thang: Xem phụ phương số 8 mục Tỳ chứng.
  7. Bạch hổ gia nhân sâm thang: Xem phụ phương số 2 mục Tiêu khát.
  8. Thạch cao miết giáp thang: Thanh cao, tri mẫu, tang diệp, miết giáp, đan bì, thiên hoa phấn.
  9. Ngũ trấp ẩm: Lê trấp (nước quả lê), nột lê trấp (nước mã thầy), thiên vị ngăn trấp (nước mạch môn), ngẫu trấp (nước ngó sen) hoặc nước mía.
  10. Sài hồ quế khương thang: Sài hồ, quế chi, can khương, hoàng cầm, quất lâu năm, mẫu lệf cam thảo.
  11. Thục tất tán: Thục tất, vân mẫu, long cốt.
  12. Kim quỹ miết giáp tiễn hoàn: Miết giáp, ô phiến, hoàng cẩm, sài hồ, can khương, đại hoàng, thược dược, quế chi, đình lịch, thạch vĩ, hậu phác, mẫu đơn bì, cổ mạch, tử uy, bán hạ, nhân sâm, giá trùng, a giao, phong kha, xích tiêu, khương lang, đào nhân.
  13. Thanh chướng thang: Thanh cao, sài hồ, phục linh, tri mẫu, trần bì, bán hạ, hoàng cầm, hoàng liên, chỉ thực, thiên sơn, trúc nhự, ích nguyên tán (trích ở bài bàn về biện chứng luận trị bệnh sốt rét trong tò báo Trung y dược tính Phúc kiến ra’hồi tháng 8/1958).
  14. Ngọc khu đơn: Xem phụ phương số 2 mục Quyết chứng.
  15. Tử tuyết đơn: Hoàng liên hoa, hàn thủy thạch, thạch cao, hoạt thạch, từ thạch, thăng ma, nguyên sâm, cam thảo, tê giác, linh dương giác, trầm hương, mộc hương, đinh hương, phác tiêu, tiêu thạch, thần sa, xạ hương.
  16. Gia vị bát hoàn kim chính khí tán: Hậu phác, thương truật, trần bì, cam thảo, hoắc hương, bội lan, thảo quả, bán hạ, tân lang, xương bồ, hà diệp (trích ở bài bàn về biện chứng luận trị bệnh sốt rét trong tờ báo Trung y dược tỉnh Phúc Kiến ra hồi tháng 8/1958).
  17. Tô hợp hương hoàn: Xem phụ phương số 1 mục Trúng phong.
0/50 ratings
Bình luận đóng