Chứng bệnh lạnh buốt được biểu hiện rõ nhất về mùa hạ. Còn về mùa đông và mùa thu bị lạnh buốt chân là chuyện hiển nhiên ít người nghĩ đến. Riêng mùa hạ nhiệt độ trung bình từ 25 hoặc có ngày là 37oC, tuy trong cơ thể rất nóng nhưng chân vẫn có cảm giác lạnh, giá buốt khó chịu, có những người không đi tất hoặc đắp chăn vào chán thì không thể ngủ được.
Da chân của người bệnh từ hai đầu gối trở xuống có cảm giác lạnh buốt, Các phản xạ về xúc giác: cứng, mềm, nóng, lạnh, đau… đều bình thường và chính xác.
Chứng bệnh này có rất nhiều hiện tượng khác nhau. Xin nêu lên 3 dấu hiệu phổ biến nhất và cách chữa trị cụ thể đối với từng trường hợp.
Tình trạng 1
Về ban đêm dù nhiệt độ 28 – 30°c, cho dù phải cởi trần và quạt mát nhưng hai chân từ đầu gối trở xuống phải đeo tất đắp chăn. Nếu không làm vậy thì hai chân có cảm giác tê buốt, giá lạnh và đau nhức không thể ngủ được. kể cả mùa đông cũng xuất hiện hiện tượng này. Bệnh càng đau nhức và tê buốt vào những ngày thay đổi thời tiết từ nắng chuyển sang mưa và ngược lại. Vào ngày trời trở lạnh bệnh nhân bị đau bụng, đầy bụng hay bị rối loạn tiêu hóa, ăn kém, đau lưng, tiểu tiện nhiều lần nhưng lượng ít, nhìn lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng, người thiếu máu, sắc mặt nhợt. Mạch trầm trì.
Nguyên nhân và triệu chứng bệnh:
Do phong hàn xâm nhập vào cơ thể để lâu ngày không chữa trị kịp thời làm cho da ở chân bị tê, bì, làm cho khí huyết không lưu thông được dễ dàng, rối loại phản xạ xúc giác của dây thần kinh ngoại biên. Chứng bệnh này thường gọi là Phong tê thấp mãn tính do phong hàn gây nên”.
Cơ thể bệnh nhân ở dạng tì thận dương hư, tì vị không vận hóa tốt thủy cốc gây nên khí huyết tân dịch bị giảm sút, da khô, người gầy.
Thận dương hư không ôn thông khí hóa được, tiểu tiện nhiều lần mà lượng lại ít. Do nguyên nhân của tì và thận dương hư này, kết hợp với phong hàn xâm nhập cơ thể gây nên bệnh, khi thay đổi thời-tiết đang nắng chuyển sang mưa thì việc lưu thông khí huyết càng bị trở ngại (bề mặt da bị co giãn đột ngột) làm cho cảm giác bị rối loạn khi trời nóng nắng bức nhưng bệnh nhân vẫn thấy chân bi lanh buốt và đau nhức.
Điều trị:
Bệnh này do phong hàn gây nên: Khu phong tán hàn, phát tán trừ thấp trước kết hợp ôn dương hành thủy, bồi bổ khí huyết để mau lành.
Bài thuốc:
Thiên niên kiện 8 g. ké đầu ngựa 16 g, khương hoạt 8 g, thổ phục linh 16 g, thương truật 8 g, quế 3 g, chí xác 8 g, mộc hương 8 g, bạch truật 12 g, ý dĩ 12 g, trạch tả 12 g, hoài sơn 12 g, tỳ giải 12 g (lợi tiểu), hà thủ ô đỏ 12 g (bổ huyết), phá cố chỉ 12 g (bổ khí), cam thảo 6 g.
Tình trạng 2.
Chân bị lạnh giá buốt về ban đêm, cả mùa hạ và mùa đông đều phải đeo tất và đắp chăn (từ hai đầu gối trở xuống) nếu không thì hai chân có cảm giác buốt, giá lạnh đau nhức như bị chườm nước đá. Thực thể của bệnh nhân: sắc mặt hơi tối xám, môi hơi thâm, chất lưỡi hơi đỏ, có điểm ứ huyết, chân tay lạnh người hơi béo mạch huyền sáp (do huyết áp hơi thấp 100/70)
Nguyên nhân và triệu chứng bệnh:
Chứng bệnh này về cơ bản cũng giống ở tình trạng 1, nhưng nó lại xuất hiện thực thể khác lạ trong cơ thể bệnh nhân nên bệnh chuẩn đoán là hí trệ huyết ứ (bệnh do phong hàn gây nên khi nh trạng cơ thể ở dạng khí trệ huyết ứ).
Điều trị:
Khu phong tán hàn phát tán trừ thấp
Thông kinh hoạt lạc (hành khí, hoạt huyết)
Do chân khí kém, huyết ứ phải bổ khí dưỡng huyết kèm theo để phục hồi chân khí, lưu thông khí huyết.
Bài thuốc:
Thiên niên kiện 8 g, ké đầu ngựa 16 g, khương hoạt 8 g, thổ phục linh 16 g, thương truật 8 g, hương phụ 12 g, trần bì B g, ngưu tất 10 g, xuyên khung 8 g, bạch truật 10 g, hoàng kỳ 10 g, đư<ng quy 10 g, hà thủ ô 10 g, cam thảo 6 g.
Tình trạng 3.
Ở tình trạng này cũng lạnh buốt, về ban đêm. cảm giác giá buốt từ hai đầu gối trở xuống kể cả trời nóng hay lạnh, hạ hay đông chân đều phải cuốn chăn mới ngủ được. Bệnh nhân da hơi xanh, người gầy yếu hơi thở ngắn gấp, mệt mỏi hay bị chóng mặt hoa mắt, ăn kém hay bị táo tán, chất lưỡi nhạt, mạch nhu tế sác.
Nguyên nhân và triệu chứng:
Do cơ thể bệnh nhân khí hư huyết hư gặp phải phong hàn cảm nhiễm gây nên chứng giá lạnh buốt chân (rối loạn phản xạ xúc giác của dây thần kinh ngoại biên).
Điều trị:
Khu phong tán hàn, phát tán trừ thấp
Tư âm bổ khí dưỡng huyết.
Bài thuốc:
Thiên niên kiện 8 g, ké đầu ngựa 16 g, khương hoạt 8 g, thổ phục linh 16 g, thương truật 8 g, mạch môn 10 g, bạch thược 10 g, đảng sâm 10 g, bạch truật 10 g, đương quy 10 g. thục địa 10 g, cam thảo 6 g