CÂU HỎI
Một bệnh nhân nam 79 tuổi, tiền sử sa sút trí tuệ được đưa tới phòng cấp cứu sau 8h lịm đi. 2 ngày trước bệnh nhân có phàn nàn về tình trạng đau bụng vùng thấp. Bệnh nhân ăn uống bình thường cho đến 8 h sau. Bệnh nhân không được uống thuốc gì. Bệnh nhân không sốt, huyết áp 150/90 mmHg, nhịp tim 105 lần/phút, và nhịp thở 20 lần/phút. Khám bệnh thấy tĩnh mạch cổ nổi và đau bụng lan tỏa, nhu động ruột bình thường, có phì đại tuyến tiền liệt, cầu bàng quang. Bệnh nhân lơ mơ nhưng có đáp ứng. Xét nghiệm máu:
Na+: 128meq/L,
K+: 5,7meq/L,
BUN: 100mg/dL,
Creatinin: 2,2mg/dl.
2 tháng trước xét nghiệm của bệnh nhân là bình thường. Bệnh nhân được đặt 1 sond Foley và rút được 1100ml nước tiểu. Phát biểu nào sau đây về tình trạng của bệnh nhân này là đúng?
A. Chức năng thận của bệnh nhân có thể trở lại bình thường sau 1 tuần.
B. Bệnh nhân sẽ cần đến phương pháp hồi sức trong ít nhất 24 h kế tiếp.
C. Bệnh nhân sẽ có thiểu niệu trong 24h kế tiếp.
D. Lọc máu ngay lập tức được chỉ định.
E. Xét nghiệm nước tiểu sẽ cho kết quả nước tiểu ưu trương.
TRẢ LỜI
Tiên lượng cho sự bình phục chức năng thận là rất tốt ở bệnh nhân tắc nghẽn cấp tính đường niệu hai bên, chẳng hạn như tắc nghẽn do phì đại tuyến tiền liệt. Giảm đau do tắc nghẽn, tiên lượng phụ thuộc vào có xuất hiện hay không tổn thương thận không thể phục hồi. Phục hồi GFR thường sau giảm đau do tắc nghẽn kéo dài 1 đến 2 tuần mà không có nhiễm trùng thứ phát. Sau 8 tuần thường khó phục hồi. Giảm đau cấp trong tắc nghẽn hai bên thường dẫn đến đa niệu. Bài niệu thẩm thấu gây ra do sự ức chế bài tiết ure và đáp ứng với tình trạng tăng thể tích góp phần vào tình trạng đa niệu. Nước tiểu là nhược trương. Tình trạng đa niệu thường giảm đi khi thể tích dịch ngoại bào bình thường. Và phương pháp hồi sức truyền dịch thường là không cần thiết trừ khi hạ huyết áp hoặc tăng tình trạng mất dịch. Chỉ định lọc máu cấp khi có các biến chứng của suy thận cấp bao gồm : rối loạn điện giải, tăng ure máu và không thể kiểm soát thể tích dịch.
Đáp án: A.