Viêm phế quản mãn tính là triệu chứng viêm mãn tính của khí quản, niêm mạc cuống phổi và các bộ phận liên quan khác. Triệu chứng lâm sàng là chứng ho tái phát trong thời gian dài, ho ra đờm hoặc thở hổn hển. Bệnh tình nếu tiến triển từ từ, khí sẽ ứ đọng lại ở phổi, thậm chí động mạch phổi bị căng hoặc bị đau tim do bắt nguồn từ phổi. Đây là một loại bệnh nguy hiểm thường gặp đối với sức khỏe con người, phát bệnh nhiều, người ở độ tuổi 40-65 tuổi có tỉ lệ mắc bệnh là 15-20%.
Truyền nhiễm là nhân tố quan trọng phát sinh ra chứng viêm phế quản, ngoài ra trời lạnh và thời tiết thay đổi đột ngột cũng là nguyên nhân quan trọng khác tạo ra bệnh. Sự kích thích của trời lạnh khiến huyết quản thuộc bộ phận đường hô hấp bị co giật, khi khả năng phòng tránh bị giảm sẽ có lợi cho sự xâm nhập và sinh sôi nảy nở của các loại vi khuẩn và virus gây bệnh. ng hô hấp của con người thông thường đều có một cơ chế phòng bệnh hoàn thiện, có thể ngăn trở được sự xâm nhập của những vi khuẩn có hại gây bệnh cho cơ thể, làm đường hô hấp duy trì được trạng thái không có vi khuẩn. Khi chế độ dinh dưỡng không đúng, cơ thể nhiễm cồn mãn tính và mắc các bệnh mãn tính khác, chức năng phòng chống và miễn dịch của bộ phận đường hô hấp hoặc cơ thể bị suy giảm, từ đó sẽ có điều kiện phát sinh bệnh viêm phế quản mãn tính. Do nguyên nhân gây bệnh không giống nhau, sự yếu đi của nội tạng cũng không giống nhau, từ đó mà các triệu chứng lâm sàng sẽ khác nhau. Nên căn cứ vào bệnh tình để có sự lựa chọn các loại thuốc phù hợp.
Những điều cần ghi nhớ về dưỡng sinh
Củ cải trắng chứa nhiều hàm lượng vitamin C và canxi, vì vậy, ăn nhiều củ cải trắng có thể chống cảm, giải tỏa căng thẳng, giảm mệt mỏi, làm sạch khí ở ruột, giải độc, lợi niệu và bổ hư v.v Nếu có các triệu chứng như tiêu hóa không tốt, axit dạ dày quá nhiều, ho nhiều, tức ngực khó thở, cảm gió, không nên ăn quá nhiều. Lấy nước cốt đã đun của củ cải trằng uống như trà sẽ có tác dụng nhuận phổi rất tốt.
Những loại trà nên sử dụng
(1) .Trà củ cải
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Củ cải trắng 100 gam, lá trà 5 gam, muối ăn vừa đủ. em củ cải cắt nhỏ cho muối ăn vào nấu chín. nước sôi vào lá trà, lấy nước cốt đổ vào nước củ cải, cho thêm muối ăn vào là có thể dùng được. Mỗi ngày uống hai thang.
Công dụng chữa trị: Giải nhiệt, chữa ho, dịu họng.
Chú ý: Phương trà này dùng cho những người bị viêm phế quản, ho ra nhiều đờm. Ngoài ra, phương trà cung có cong dụng với chứngho phong nhiệt, viêm họng. Củ cải trắng có vị ngọt mát, có công dụng làm bớt ngấy, giảm chất beo, tiều đờm, chữa ho v.v
(2) . Trà mỡ bản với mật
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Chè xuân 60 gam, mỡ lợn thái miếng, mạch nha, mật ong mỗi thứ 120 gam. Trước tiên cho một lượng lá trà thích hợp vào nồi, cho bốn bát nước vào, đun lên cho đến khi nước cạn còn 2,5 bát, chắt lấy nước. Sau đó lấy mỡ lợn bỏ cân, cho nước cốt trà, mạch nha, mật ong vào nấu lên cho đến khi thành cao. Lấy thìa múc ra một ít cao, hòa vào cùng nước canh, mỗi ngày uống vài lần.
Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt nhuận phổi, bổ tì dưỡng khí, chữa ho tiêu đờm.
Chú ý: Phương thuốc này dùng cho người bị hen suyễn dẫn đến hư màng phổi, viêm phế quản mãn tính.
(3) . Trà sữa hạnh nhân
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Hạnh nhân ngọt 10 quả, đường cát trắng vừa đủ, sữa 200 mg. Trước tiên đem hạnh nhân giã nát, cho vào cốc, cho thêm một lượng đường trắng thích hợp vào, đổ nước sôi lên, đậy nắp lại để trong 15 phút, lọc để bỏ cặn, đổ nước cốt hạnh nhân vào cùng với sữa là có thể dùng được. Uống khi đói, mỗi ngày uống 1-2 lần.
Công dụng chữa trị: Nhuận phổi chữa ho.
Chú ý: Phương trà này dùng cho những người bị viêm phế quản mãn tính và ho keo dài, thể lực giảm sút, vận động mạnh nên ra mồ hồi nhiều. Chú ý: người bị ho, đờm vàng, ho ọe cẩn thận khi dùng.
(4) . Trà lá dâu cầm máu
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Lấy một lượng lá dâu đã muối khô nghiền nhỏ, cho vào bình sứ là có thể dùng được. Mỗi ngày 1-2 lần, mỗi lần lấy ra 6 gam, lấy 3 gam trà xanh, nấu thành canh hoặc đổ nước sôi vào, đợi nguội là có thể uống được.
Công dụng chữa bệnh: Thanh nhiệt giảm nóng, làm mát máu và cầm máu.
Chú ý: Phương trà này dùng với những người bị giãn mạch máu, hoặc các chứng ho do nóng phổi, đờm trong máu, kết hạt ở phổi, chảy máu cam, chảy máu răng.
(5) . Trà quýt
Phương pháp chữa bệnh bằng trà: Lá trà 2 gam, vỏ quýt khô 2 gam. Đổ nước sôi vào uống khi nóng, mỗi ngày uống một thang.
Công dụng chữa trị: Trị các chứng ho do viêm phế quản mãn tính, nhiều đờm, ngạt mũi v.v…
Chú ý: Thịt quả hồ đào có tác dụng bổ phổi, ấm phổi, chữa ho. Dùng cho những người yếu phổi hoặc phổi và thận đều yếu do ho kéo dài, thở yếu và ho do lạnh.
(6) . Trứng gà với lá trà
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Lá trà xanh 15 gam, trứng gà 2 quả. Cho vào luộc cùng nhau, khi trứng chín bóc bỏ vỏ rồi lại cho vào luộc, ăn lá trà và trứng, mỗi ngày ăn một lần, ăn khi đói.
Công dụng chữa trị: Trị các bệnh ho do viêm phế quản, hen suyễn.
Những điều cần ghi nhớ
Một là tăng cường tập thể dục: Người bị viêm phế quản mãn tính lúc rỗi rãi nên tập thể dục nhằm tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể và khả năng dự trữ của tim, phổi.
Hai là chú ý giữ ấm: Vào khi thời tiết chuyển lạnh, tránh bị nhiễm lạnh. Vì khí lạnh một mặt có thể khiến chức năng phòng bệnh của khí quản bị giảm, mặt khác có thể làm cơ bàng quan ở khí quản bị rút ngắn, sự tuần hoàn dịch huyết ở niêm mạc bị ngăn trở và sự bài tiết các chất cặn bã cũng bị ngăn trở, từ đó có thể phát sinh các bệnh truyền nhiễm.
Ba là chống cảm lạnh: Chú ý bảo vệ cơ thể, phòng chống cảm lạnh. Phải duy trì việc tập thể dục đều đặn, tốt nhất là nên bắt đầu vào mùa hè, tất nhiên bắt đầu vào mùa thu hoặc mùa đông đều được. Người có điều kiện có thể tập chịu lạnh để phòng cảm, duy trì việc rửa mặt bằng nước lạnh, rửa khoang mũi nhằm tăng khả năng chịu lạnh.
Bốn là cai thuốc: Người bị viêm phế quản mãn tính đầu tiên không những phải cai thuốc mà còn phải tránh cả việc phải hút thuốc thụ động, vì các chất hóa học ở trong thuốc như hắc ín, nicotin, axit xyanic có thể tác động tới dây thần kinh thực vật, dẫn tới hiện tượng co giật phế quản, từ đó làm tăng sự ngăn trở đối với đường hô hấp. Ngoài ra, còn có thể tổn hại tới tế bào da và trùng mao trên niêm mạc khí quản, khiến niêm mạc khí quản tiết ra nhiều chất hơn, làm giảm chức năng làm sạch của phổi, dễ dẫn tới các vi khuẩn gây bệnh sinh sôi trong phổi và khí quản, từ đó sẽ dễ mắc bệnh viêm phế quản mãn tính.
Năm là giữ gìn tốt môi trường xung quanh: Mùa đông, trong phòng ngủ cần định kì có sự thay đổi không khí, nhiệt độ, độ ẩm thích hợp là biện pháp quan trọng để giảm bệnh “già”. Cửa sổ phòng ngủ nên mở định kì để không khí lưu thông, điều này không chỉ giúp cho các loại khí có hại ra ngoài mà còn có tác dụng giảm số lượng vi khuẩn trong phòng ngủ. Tất nhiên thời gian cho mỗi lần thông gió cũng không nên quá dài, nên duy trì trong 30 phút, nhằm tránh khí ấm trong phòng bị giảm nhanh. Trong phòng ngủ nên nghiêm cấm việc hút thuốc lá, cố gắng tránh sự ô nhiễm của các loại khói dầu, khói củi, khói than. Tránh những loại khói, bụi và những loại thể khí có tính kích thích ảnh hưởng tới đường hô hấp nhằm tránh mắc chứng viêm phế quản mãn tính.
Ngoài ra, viêm phế quản mãn tính phát bệnh nhiều vào mùa đông khi thời tiết lạnh, mùa hè mắc bệnh ít hơn, có thể dùng cả các loại thuốc mùa hè và mùa đông của Đông y, đây được gọi là nguyên tắc “phục chính cố bản”, từ việc thông qua sự trợ giúp của chính khí mà tăng cường khả năng kháng bệnh của cơ thể, loại bỏ những bệnh độc, từ đó thúc đẩy quá trình hồi phục cơ năng sinh lí của cơ thể.