CHOẠI
Tên khác: Chại, Chạy, Dây choại.
Tên khoa học: Stenochlaena palustris (Burm. f.) Bedd.; thuộc họ Dương xỉ lá dừa (Blechnaceae).
Tên đồng nghĩa: Polypodium palustris Burm.f.
Mô tả: Dương xỉ có thân leo rất dài (tới 20m) có vẩy hơi thưa, xếp lợp. Lá cách quãng nhau, cuống dài 7-20cm, mọc đứng, nhẵn, phiến dài 30-100cm, kép lông chim; các hoa lông chim có kích thước thay đổi, dài 10-15cm, rộng 1,5-4,5cm hình trái xoan nhọn mũi, gốc tròn hay hình góc hẹp, có răng nhọn, dai; phiến sinh sản hẹp (0,2-0,5cm) khi phủ đầy các túi bào tử.
Bộ phận dùng: Thân dây (CaulisStenochlaenae Palustri).
Phân bố sinh thái: Cây của Châu Á nhiệt đới, châu Ðại Dương, Polynedi, thường mọc ở nơi lầy, ẩm, nhiều mùn dọc rạch rừng sát, dựa suối, đến độ cao 400m.
Thu hái chế biến: Thu hái dây lá quanh năm, thường dùng tươi.
Công dụng: Ngó rất dài dùng làm dây bện dăng; các sợi ngó rất dai và bền. Các chồi non ăn được và dùng trộn dầu giấm.
Ở Malaysia, người ta dùng nước sắc của cây và dịch của nó để uống trị các cơn sốt, nước hãm cây dùng đắp vào đầu để hạ nhiệt, làm mát.