Ban xuất huyết huyết Schonlein – Henoch (SH) còn có tên: ban xuất huyết dạng thấp, ban xuất huyết dị ứng là một trong các bệnh viêm mao mạch, thường gặp ở trẻ em với các biểu hiện xuất huyết đối xứng ở các chi, đau mỏi khớp, hội chứng bụng (đau bụng, ỉa máu) và biểu hiện của bệnh cầu thận. Tổn thương thận có thể là biểu hiện nặng nhất của hội chứng SH vì có nguy cơ gây ra bệnh thận mạn tính và suy thận giai đoạn cuối.

Tần suất thường gặp khoảng 30-60% dưới 2 dạng viêm cầu thận và hội chứng thận hư.

CHẨN ĐOÁN

Lâm sàng

Trên cơ sở một bệnh nhân SH (Đặc biệt thể bụng chiếm 91,51%) có thể có:

  • Đái máu, thường gặp là đái máu đại thể.
  • Phù, thường nhẹ hoặc có thể không phù.
  • Huyết áp cao.

Xét nghiệm

Chẩn đoán viêm cầu thận đơn thuần

    • Protein niệu < 50mg/kg/ngày.
    • Hồng cầu niệu.
    • Protid máu, albumin máu, cholesterol máu: bình thường.
    • ASLO, cấy dịch họng hầu có thể (+) hoặc (-).

Chẩn đoán viêm cầu thận kết hợp thận hư

    • Protein niệu > 50mg/kg/ngày.
    • Hồng cầu niệu.
    • Protid máu giảm < 56g/l. Albumin máu < 25g/l. Cholesterol máu > 5mmol/l.
    • ASLO và cấy dịch họng hầu có thể (+) hoặc (-).
    • Đông máu toàn bộ:

+ Fibrinogen tăng, giảm hoặc bình thường.

+ Giảm tiêu sợi huyết.

Viêm cầu thận tiến triển nhanh

Có thể chỉ viêm cầu thận đơn thuần hoặc viêm cầu thận kết hợp, viêm cầu thận – thận nhiễm mỡ như ở dưới đây:

  • Protein niệu > 50mg/kg/ngày.
  • Hồng cầu niệu.
  • Protid máu < 56g/l. Albumin máu < 25g/l.
  • Urê máu, creatinin máu tăng.
  • Phù ngày càng tăng, cao huyết áp.
  • Thường thiểu vô niệu.
  • Tình trạng chung xấu dần.
  • Đông máu toàn bộ: fibrinogen có thể tăng, giảm hoặc bình thường.

ĐIỀU TRỊ

Tuỳ thuộc vào chẩn đoán

VIÊM CẦU THẬN ĐƠN THUẦN

  • Prednisolon 2mg/kg/24giờ ngắn, ngày 10-15 ngày hoặc 1 tháng, phụ thuộc vào diễn biến lâm sàng và xét nghiệm để quyết định, nếu tốt giảm liều, rồi ngừng.
  • Penicillin G X 1 triệu X 10 ngày, sau đó dùng penicillin V 400000đv X 1 viên/ ngày X 3 tháng nếu ASLO (+).
  • Kháng histamin: claritin 10mg X 1 viên/ngày X 5-7 ngày (cho trẻ > 5 tuổi).
  • Vitamin c,
  • Chế độ ăn: ăn nhan nhát, tránh các thức ăn và các chất có nguy cơ gây dị ứng cao.

Viêm cầu thận kết hợp hội chứng thận hư

Điều trị và theo dõi giống như một bệnh nhân hội chứng thận hư kết hợp: penicillin, kháng histamin, vitamin c, calci.

  • Nếu tốt: tiếp tục điều trị và theo dõi giống như bệnh nhân hội chứng thận hư.
  • Nếu không tốt (sau 2-4 tuần) có thể dùng:

+ Cyclophosphamid 2,5mg/kg/24giờ X 3 tháng (nếu BC máu ngoại biên > 4000).

+ Heparin 100-150UI/kg/24 giờ X 2 lần/ngày (nếu có fibrinogen tăng, tỷ lệ prothrombin bình thường) cho đến khi thời gian Lee-white kéo dài so với chuẩn 2 lần (> 24 phút).

  • Nếu bệnh vẫn không tiến triển hoặc tiến triển chậm có thể dùng:

+ Methyl prednisolon 30mg/kg/lần trong 10 phút X 4-6 lần, cách nhật.

+ Prednisolon vẫn uống theo phác đồ và nghỉ ngày có truyền methyl prednisolon.

+ Ngoài ra cần phải điều trị phối hợp: các bệnh nhiễm trùng kèm theo, điều trị triệu chứng

  • Chế độ ăn: như phần trên.

Viêm cầu thận tiến triển nhanh

  • Điều trị giống như viêm cầu thận kết hợp. Ngoài ra:

+ Truyền dịch: bồi phụ điện giải và thăng bằng toan kiềm trong giai đoạn đầu.

+ Lợi tiểu tích cực.

+ Hạ áp.

  • Nếu vẫn tiến triển không tốt có thể chỉ định 1 trong 2 cách sau:

+ Cách 1: Human globulin tiêm tĩnh mạch 2g/kg/tháng X 3 tháng. Sau đó:

Globulin miễn dịch tiêm bắp (16,5% 0,35ml/kg, 15 ngày /lần X 6 tháng.

+ Cách 2: Globulin miễn dịch 16,5%: 0,35ml/kg/tuần/l lần X 1 tháng, tiêm bắp.

Sau đó: 0,35ml/kg/15 ngày/1 lần X 8 tháng

Hướng dẫn khi ra viện

  • Tiếp tục điều trị thuốc theo đơn.
  • Tránh lạnh, tránh chạy nhảy, tránh các hoạt động thể dục, thể thao nặng, tránh tiêm phòng.
  • Ăn nhan nhát, tránh các thức ăn và các chất có nguy cơ gây dị ứng cao.
  • Theo dõi và đến khám lại đúng hẹn.
0/50 ratings
Bình luận đóng