Định nghĩa
Cảm giác dịch chuyển và xoay tròn có kèm theo rối loạn thăng bằng, rối loạn động tác đi lại và rối loạn định hướng trong không gian. Có các loại:
Chóng mặt khách quan: bệnh nhân có cảm giác mọi vật quay xung quanh mình.
Chóng mặt chủ quan: bệnh nhân có cảm giác mình đang xoay tròn, các vật xung quanh vẫn đứng yên.
Theo cách nói thông thường, chóng mặt là một cảm giác khó chịu, có thoáng quên, mất thăng bằng, chân không vữnẹ và cảm giác sắp bị ngã (-> xem chan đoán phân biệt ở phần dưới).
Căn nguyên
Chóng mặt là do rối loạn ở bộ máy giữ thăng bằng: tiền đình, ống bán khuyên, dây thần kinh thính giác, nhân tiền đình ở thân não (và các đường liên hệ với thuỳ thái dương hoặc với mắt), và tiểu não.
“Chóng mặt” là có rối loạn hệ thống nhận cảm không gian có chức năng tích hợp các thông tin từ mê lộ, từ mắt và các cơ quan cảm thụ ở cơ và ở khớp. Sự tích hợp này xảy ra ở cấu tạo lưới trong hành não.
Triệu chứng
Chóng mặt thường xảy ra theo cơn và có kèm theo:
- Rối loạn thần kinh thực vật: buồn nôn, nôn, tái nhợt, toát mồ hôi lạnh.
- Rối loạn mê lộ: rung giật nhãn cầu, mất phối hợp động tác, rối loạn thăng bằng (dấu hiệu Romberg).
- Rối loạn ốc tai: ù tai, điếc cảm giác. Chóng mặt gây lo sợ và thiếu tự tin.
Về các đặc điểm của rung giật nhãn cầu trong tổn thương mê lộ ngoại vi hoặc trung uơng -> xem rung giật nhãn cầu.
Xét nghiệm bổ sung: thăm khám hệ thống mê lộ là xét nghiệm chuyên khoa, bao gồm: thính lực đồ, nghiệm pháp nhiệt, ghi điện rung giật nhãn cầu, khám đáy mắt, chụp điện quang và chụp cắt lớp xương đá.
Thể lâm sàng và điều trị
CHÓNG MẶT NGOẠI BIÊN (tổn thương mê lộ hoặc dây thần kinh tiền đình): cơn chóng mặt xoay tròn, đôi khi có ù tai, nghe kém rồi điếc cảm giác.
- Chóng mặt Menière(—> xem từ này) và các dạng: rối loạn vận mạch ở mê lộ.
- Viêm mê lộ cấp do virus (viêm dây thần kinh hoặc viêm nơ ron tiền đình): chóng mặt xoay xuất hiện đột ngột và dữ dội, tăng dần trong vòng 30 phút và kéo dài nhiều giờ; có buồn nôn và nôn nhiều, không bị rối loạn thính giác. Bệnh nhân có thể phải nằm tại giường do bị chóng mặt nặng. Không bị điếc, không bị ù tai. Đỡ dần sau vài ngày. Viêm mê lộ hoặc viêm nhánh tiền đình của dây thính giác thường là thứ phát sau nhiễm virus ở mũi – họng. Các triệu chứng lâm sàng có thể kéo dài vài ngày nhưng bao giờ cũng khỏi (điều trị triệu chứng bằng thuốc kháng histamin và thuốc an thần). Nếu có các cơn khác xuất hiện trong các tháng sau thì cần chẩn đoán xác định bằng khám tiền đình (khám chuyên khoa).
CHÓNG MẶT DO RỄ DÂY THẦN KINH (tổn thương phần giữa của dây thần kinh thính giác nằm trong hành – cầu não): có thể không có chóng mặt mà bị rối loạn thăng bằng (-» xem hội chứng tiểu não). Giảm thính giác một bên và có ù tai. Thể này gặp trong các khối u ở góc cầu – tiểu não và trong một số bệnh khác:
- U thần kinh thính giác: thường bắt đầu bằng rối loạn thính giác hơn là chóng mặt.
- U màng não, Cholesteatom não chèn ép dây thính giác.
- U tiểu thể cảnh: u lành tính có nhiều mạch máu và sợi thần kinh, xuất phát từ tai giữa hoặc từ lỗ cảnh, bắt chéo góc cầu – tiểu não và xâm lấn bao thị giác, dẫn đến giảm thính giác, mất thăng bằng và chóng mặt.
- Viêm màng não – dây thần kinh: quai bị, nhiễm virus hướng thần kinh, zona, viêm màng não ở đáy sọ (giang mai, lao).
- Viêm màng nhện.
CHÓNG MẶT TRUNG ƯƠNG (tổn thương nhân tiền đình trong thân não, các chỗ nối ở cao hoặc tổn thương tiểu não): không ù tai, không điếc. Có rung giật nhãn cầu, song thị, loạn cảm, mất phối hợp động tác.
- Khối u hoặc bệnh mạch máu ở hố não sau.
- Tai biến mạch máu thoáng qua: trong suy động mạch đốt sống nền, có chóng mặt khi xoay người hoặc khi ruỗi cổ đột ngột.
- Khác: đôi khi do tổn thương vỏ não ở một vài vùng thuộc thuỳ đỉnh – chẩm. Xơ cứng rải rác, xơ hốc tuỷ, di chứng chấn thương sọ não.
- Tổn thương vỏ não ở một vài vùng thuộc thuỳ đỉnh – chẩm (có hình chiếu của cơ thể trong không gian) cũng có thể gây chóng mặt.
LIỆT CƠ VẬN NHÃN: có thể gây chóng mặt, nhất là nếu bị song thị.
CHÓNG MẶT DO NGUYÊN NHÂN TÂM LÝ: thường là mạn tính, gây tàn phế, thường liên quan đến chứng sợ khoảng rộng.
Chẩn đoán phân biệt
Chóng mặt giả gặp trong:
- Giảm huyết áp â tư thế đứng: chóng mặt khi chuyển từ tư thế nằm sang tư thế đứng, cảm giác thỉu hoặc ngất.
- Có nhiều thuốc làm giảm huyết áp ở tư thế đứng, một số thuốc trực tiếp gây chóng mặt.
- Rối loạn động tác đi: mất thăng bằng, giảm cảm giác và vận động nhất là ở người già bị bệnh thần kinh ngoại biên, di chứng tai biến mạch não, đục thuỷ tinh thể. Khuyên bệnh nhân nên dùng gậy chống.
- Rối loạn cấp máu cho thân não do bị loạn nhịp tim.
- Động kinh: bệnh nhân thường dùng từ chóng mặt để mô tả trạng thái bị u ám thoáng qua và đôi khi thuật ngữ chóng mặt động kinh được dùng làm đồng nghĩa với trạng thái lãng quên do động kinh. Tuy nhiên, trong thể động kinh thuỳ trán (còn gọi là động kinh có chóng mặt) thì có chóng mặt thực sự khi lên cơn.
- Thoái hoá khớp cổ: thoái hoá các khớp C5, C6, C7 có thể gây ra hội chứng giao cảm cổ sau (Hội chứng Barré – Liéou —> xem từ này).
- Rối loạn thần kinh thực vật trong các bệnh về dạ dày (“chóng mặt dạ dày”) hoặc trong các bệnh về túi mật.
- Hội chứng tăng thông khí có nhiễm kiềm hô hấp, thường có loạn cảm và Tetani.
- Chóng mặt do nguyên nhân tâm lý: thể hiện lo sợ. Trong “chóng mặt do bị khoảng không thu hút”, bệnh nhân lo sợ bị khoảng không gian rộng lớn hút mình vào (-> xem cdn hoảng sợ).
Điều trị
Tuỳ thuộc nguyên nhân. Chóng mặt cấp: nằm nghỉ tại giường trong 48 giờ để tránh chuyển sang mạn tính. Tác dụng điều trị triệu chứng của các thuốc chống chóng mặt (-> xem từ này) không chắc chắn.