I. ĐẠI CƯƠNG

Nếu không kể u thì bệnh lý còn lại của tuyến nước bọt thường liên quan đến nhiễm trùng cấp hoặc mãn của tuyến mang tai, tuyến dưới hàm hay tuến dưới lưỡi. Viêm hệ thống ống tuyến cũng có thể xảy ra sau các đợt cấp tính tắc nghẽn do sỏi

Trong miệng có nhiều tuyến nước bọt phụ nằm rải rác và co 3 cặp tuyến lớn như tuyến mang tai, dưới lưỡi, dưới hàm. Viêm tuyến nước bọt mang tai thường gặp.

II. CHẨN ĐOÁN

  1. Triệu chứng lâm sàng :
  • Sưng và đau vùng tuyến mang Da phủ bình thường hoặc đỏ.

Nếu BN khai sưng và đau vùng dưới hàm sau khi ăn thì chắc chắn do sỏi.

  • Miệng ống tuyến viêm đỏ, có thể rách hay sang chấn (do mắc cài chỉnh nha, do R giả hay chấn thương)
  • Sờ, vuốt dọc tuyến có thể có dịch nhầy, mủ, đôi khi có sỏi nhỏ
  1. Cận lâm sàng :
  • Chụp X quang : phim quanh chóp để loại trừ khả năng nhiễm trùng do răng. Xquang tuyến nước bọt (có thể chụp cản quang sialography), siêu âm.
  • Xét nghiệm máu tiền phẫu (nếu sỏi) : bạch cầu có thể tăng hoặc không tăng.
  • Các xét nghiệm bệnh nội khoa ( nếu cần ).
  1. Chẩn đoán phân biệt:
  • Quai bị
  • U hỗn hợp, phì đại tuyến mang tai.
  • U ác tuyến nước bọt.
  • Chít hẹp ống tuyến
  • Viêm cành cao xương hàm dưới, viêm hạch dưới hàm.
  • Nang dạng da

III. ĐIỀU TRỊ:

  1. Nguyên tắc: cố gắng điều trị dứt điểm nguyên nhân gây viêm.
  2. Điều trị:
  • Nếu viêm : bơm rửa ống tuyến ( nhiều lần).
  • Nếu sỏi : PT lấy sỏi.

Thuốc:

a/ Kháng sinh:

  • Nhóm Cephalosporins: tùy tình trạng bệnh mà sử dụng thế hệ I, II, III

Uống (Cephalexin, Cefadroxyl, Cefuroxime): Người lớn & trẻ em > 12 tuổi: 500mg x 3 lần/ ngày

Trẻ em < 12 tuổi: 25 – 50 mg/kg/ngày chia 3 lần uống.

Hoặc tiêm( Cefuroxim, Cefotaxim, cefixim…): IM/ IV, Test (nếu cần) Người lớn & trẻ em> 12 tuổi: 2 – 4g / ngày chia 3 lần.

Trẻ em < 12 tuổi: 50 – 200 mg/kg/ngày chia 2 – 4 lần.

– Amoxicilline/ clavulanate K (Klamentine 625 mg, 1g hoặc Augmentin 625 mg, 1g)

Uống: Người lớn & trẻ em> 12 tuổi: 1 viên 625 mg x 3 lần/ ngày hoặc 1 viên 1 g x 2 lần/ ngày.

Trẻ em < 12 tuổi: 80mg/kg/ngày chia 3 lần Hoặc tiêm IM, Test (nếu cần)

Người lớn & trẻ em > 12 tuổi: lọ 1g x 3 lần/ngày

– Clindamycine:

Uống: Người lớn & trẻ em > 12 tuổi: 300mg x 2 – 4 lần/ ngày Trẻ em < 12 tuổi: 8 – 25 mg/kg/ngày chia 2 – 3 lần.

Hoặc tiêm: IM/ IV, Test (nếu cần)

Người lớn & trẻ em> 12 tuổi: 1,2 – 2,4g / ngày chia 2 – 4 lần. Trẻ em < 12 tuổi: 20 – 40 mg/kg/ngày chia 2 – 4 lần.

– Hoặc một trong các thuốc trên kết hợp với Metronidazole:

Uống: Người lớn & trẻ em > 12 tuổi: 30 – 40 mg/kg/ ngày, chia 4 lần.

Trẻ em < 12 tuổi: 20 – 30 mg/kg/ngày, chia 4 lần.

Hoặc truyền tĩnh mạch: 100ml / 500mg XXX giọt / phút, 8 giờ truyền 1 lần.

b/ Kháng viêm:

  • Hydrocortison 100mg

Người lớn:1-2 ống x 1 – 3 lần/ ngày, IV hoặc IM Trẻ em: 5mg/kg/ngày, IV hoặc IM

  • Hoặc Dexamethason 4mg/ml: 1- 2 ống x 1-3 lần/ ngày, IV hoặc
  • Hoặc uống: Prednisolon 5 mg: 5 – 20 mg/ ngày hoặc Dexamethasone 0,5mg: 1 – 3 viên/ ngày.
  • Hoặc non-corticoid: Diclofenac 50 mg: 1 viên x 2 – 3 lần uống/ ngày hoặc Celecoxib 200mg: 1 viên x 2 – 3 lần uống/ ngày.
  • Hoặc alphachymotrypsin 1 – 2 viên x 2 – 3 lần/ ngày, ngậm hoặc uống.

c/ Thuốc giảm đau và hạ sốt nếu cần:

Paracetamol (có codein hoặc không có codein): 500mg 1viên x 3-4 lần / ngày hoặc 650mg 1 viên x 2 – 3 lần / ngày (có thể truyền tĩnh mạch).

d/ Nâng cao tổng trạng (nếu cần):

  • Glucose 10% hoặc 30% truyền tĩnh mạch XX hoặc XXX giọt / phút.
  • Vitamnin C, Bcomplex C…

IV. XUẤT VIỆN, THEO DÕI

  • Tái khám theo hẹn mỗi tuần hoặc mỗi 2 tuần để bơm rủa ống tuyến.
  • Tái khám ngay khi có dấu hiệu sưng, đau, chảy dịch, mủ (hoặc dấu hiệu lạ khác)
  • Tái khám sau 1 tuần, cắt chỉ (nếu có).
  • Theo dõi tái phát.
0/50 ratings
Bình luận đóng