Tiêu chảy là bệnh lý của đường tiêu hóa, xuất hiện khi hiện tượng bài tiết phân và nước nhanh quá mức bình thường (trên 350 ml/24 giờ). Tiêu chảy được phân làm 2 loại là tiêu chảy cấp và tiêu chảy mạn tính. Tiêu chảy cấp là tiêu chảy phân lỏng trên 3 lần/24 giờ. Tiêu chảy mạn tính là các trường hợp tiêu chảy có thời gian kéo dài trên 2 tuần.

Tiêu chảy do nhiều căn nguyên gây nên, phần lớn là các căn nguyên nhiễm trùng (vi khuẩn, virus, ký sinh trùng), ngoài ra còn có căn nguyên không nhiễm trùng (thuốc, các độc chất, viêm, dị ứng).

Tiêu chảy cấp thường gặp chủ yếu ở trẻ em dưới 5 tuổi, nhất ở các nước đang phát triển, liên quan đến điều kiện vệ sinh môi trường, xử lý rác thải, nguồn cung cấp nước, mật độ dân cư đông đúc, nghèo đói và các vấn đề chăm sóc giáo dục sức khỏe cộng đồng.

CÁC CĂN NGUYÊN GÂY TIÊU CHẢY

Căn nguyên nhiễm khuẩn

Vi khuẩn

Escheria colỉ (E.coli) đường ruột: có 5 typ gây bệnh.

Coli sinh độc tố ruột Enterotoxigenie E.coli (E.T.E.C).

Coli bám dính Enteeroadherent Ecoli (E.A.E.C).

Coli gây bệnh Enteeropathogenic E.coli (E.P.E.C).

Coli xâm nhập Enteroinvasive E.coli (E.I.E.C).

Coli gây chảy máu ruột Enterohemorrhagỉe (E.H.E.C).

Trong đó E.coli sinh độc tố ruột là tác nhân quan trọng nhất gây tiêu chảy cấp ở trẻ em.

Trực khuẩn lỵ: gây bệnh lỵ trực khuẩn với sốt cao, đau quặn bụng, mót rặn kèm đi ngoài phân nhầy máu mũi.

Salmonella:

Salmonella typhi Salmonella paratyphi gây bệnh cảnh thưcmg hàn.

Các loại salmonella khác gây bệnh cảnh viêm dạ dày ruột.

Vỉ khuẩn tả Vibrio cholera: gây tiêu chảy xuất tiết bằng độc tố tả, mất nước và mất điện giải nặng ở cả trẻ em và người lớn.

Một số vi khuấn khác như Campylobacter jejuni, Yersinia enterocolừica: gây tiêu chảy phân nước hoặc phân máu.

Do độc tố vi khuẩn

Tụ cầu vàng.

Clostridium perýrigens: hay gặp khi ăn thịt chưa nấu chin, hoặc thức ăn hâm lại.

Bacillus botulinum: nguồn gốc từ thịt và thức ăn khác bảo quản không tốt.

Clostridium botulinum: gây bệnh cảnh ngộ độc thịt.

Do virus

Tiêu chảy do virus thường xảy ra ở trẻ nhỏ, có thể lây qua đường phân miệng hoặc giữa các trẻ với nhau.

Rotavirus là tác nhân chính gây tiêu chảy nặng và đe dọa tính mạng cho trẻ dưới 2 tuổi.

Các virus khác có thể gây tiêu chảy như Adenovirrus, Enterovirrus, Astrovirrus, Cytomegalovirus.

Do ký sinh trùng

Entamoeba histolytica (Amip): gây hội chứng lỵ không kèm theo sốt.

Giardia lamblia: nhiễm khuẩn thường không có triệu chứng, đôi khi có thể gây bệnh tiêu chảy không kèm theo sốt.

Cryptosporidium, Cyclospora, Isospora: gây bệnh tiêu chảy kéo dài ở người bệnh HIV/AIDS.

Giun.

Căn nguyên không nhiễm khuẩn

Các bệnh lý chức năng: co thắt đại tràng.

Dùng thuốc: thuốc chống viêm, thuốc nhuận tràng, thuốc chữa bệnh Gút.

Ngộ độc các chất trong cá, nấm, rau.

Bệnh lý viêm đường tiêu hóa.

Hội chứng kém hấp thu: suy dinh dưỡng.

Khối u: ung thư đại tràng, ung thư ruột non, polyp ruột,…

Căn nguyên nội tiết: bệnh tiểu đường,…

BIỂU HIỆN LÂM SÀNG

Tùy thuộc vào mỗi căn nguyên gây bệnh, có các biểu hiện lâm sàng khác nhau, thường phân theo nhóm hội chứng:

Hội chứng lỵ

Bệnh cảnh xuất hiện khá đột ngột.

Sốt 39° – 40° c.

Nôn.

Đau bụng lan tỏa, đau quặn từng cơn và mót rặn liên tục.

Phân có nhầy máu, đôi khi có mủ.

Hội chứng tiêu chảy kiểu tả

Xuất hiện đột ngột và tiến triển nhanh.

Không sốt hoặc sốt nhẹ.

Thường có nôn.

Phân lỏng, không có nhầy máu.

Dấu hiệu mất nước nhanh và nặng.

Hội chứng viêm dạ dày ruột đi kèm với tiêu chảy

Các triệu chứng thường không đặc hiệu: đau bụng lan tỏa, nôn và đôi khi có sốt.

Tiêu chảy cấp ở trẻ và điều trị
Tiêu chảy cấp ở trẻ

ĐIỀU TRỊ

Tùy theo căn nguyên gây bệnh mà dùng thuốc điều trị đặc hiệu.

Điều trị hỗ trợ: giảm co thắt; làm săn niêm mạc ruột; không lạm dụng các thuốc cầm tiêu chảy như loperamid.

Các thuốc kháng sinh được lựa chọn để điều trị tiêu chảy.

CÁC XÉT NGHIỆM

Xét nghiệm phân.

Xét nghiệm máu: tế bào máu, sinh hóa máu, cấy máu, huyết thanh chẩn đoán.

Các xét nghiệm soi đại tràng, soi trực tràng, sinh thiết theo chỉ định.

QUY TRÌNH CHĂM SÓC BỆNH TIÊU CHẢY CẤP

Nhận định

Hỏi

Tình trạng đi ngoài.

Số lần, số lượng đi ngoài, thành phần, tính chất phân.

Thời gian xuất hiện đi ngoài: sau khi ăn những thức ăn nghi ngờ.

Các biểu hiện kèm theo đi ngoài: sốt, nôn, đau bụng.

Tình trạng mất nước.

Khai thác tiền sử ăn uống các thức ăn nguy cơ mầm bệnh/tiền sử dùng thuốc.

Thăm khám thể chất

Dấu hiệu sinh tồn:

Nhiệt độ: có thể không sốt hoặc sốt nhẹ < 38,5° c, đối với lỵ trực khuẩn cấp thường sốt cao 39-40° c.

Mạch: bình thường theo tuổi, có thể nhanh nhỏ và không đo dược trong trường hợp mất nước trụy mạch.

Huyết áp: bình thường theo tuổi, có thể tụt HA hoặc không đo được trong trường hợp trụy mạch.

Nhịp thở bình thường theo tuổi, có thể thở nhanh, khó thở.

Da, niêm mạc:

Đánh giá tình trạng mất nước: mức độ mất nước. Đối với tiêu chảy cấp kiểu tả tình trạng mất nước diễn ra rất nhanh.

Da khô nhăn, mồi khô.

Hô hấp:

Khó thở: thở nhanh, thở nông, thở bụng, thở không đều.

Tuần hoàn

Trong trường hợp mất nước sẽ có biểu hiện.

Mạch nhanh nhỏ.

Da nổi vân tím, vă mồ hôi, chi lạnh.

Giai đoạn chưa có dấu hiệu mất nước HA có thể ổn định.

Giai đoạn muộn mạch, huyết áp không đo được.

Tình trạng toàn thân:

Khám bụng xem có phản ứng thành bụng hay không: vị trí đau, tình trạng chướng bụng.

Đại tiện: tính chất phân.

Lượng nước tiêu.

Xác định vấn đề ưu tiên chăm sóc người bệnh tiêu chảy cấp

Bồi phục nước và điện giải: mất nước và điện giải liên quan đến sự rối loạn bài tiết và hấp thu dịch ruột

Mục tiêu: bồi phụ đảm bảo đủ, kịp thời nước và điện giải tránh biến chứng nặng như sốc mất nước, suy thận,…

  • Chăm sóc

Cho người bệnh uống nhiều nước: ORS, nước gạo rang,…

Đo nhiệt độ, mạch, huyết áp theo giờ tùy theo tình trạng mỗi người bệnh.

Đặt ngay đường truyền tĩnh mạch ngoại vi (có thể song song 2 đường truyền) đối với người bệnh tiêu chảy mức độ nhiều.

Thực hiện khẩn trương y lệnh truyền dịch cho người bệnh: Ringerlactac, natriclorua 0,9%,…

Chuẩn bị dụng cụ phụ giúp bác sỹ đặt catheter tĩnh mạch trung tâm trong trường họp trụy mạch, sốc.

Đo CVP báo bác sỹ điều chỉnh y lệnh dịch truyền.

Lắp moniter theo dõi (nếu có).

  • Theo dõi

Mạch, nhiệt độ, huyết áp, 15 phút, 30 phút, 1 giờ, 3 giờ tùy theo tình trạng mỗi người bệnh.

Theo dõi bilan dịch vào (ăn uống, truyền dịch, truyền máu,..), dịch ra (đi ngoài, đi tiểu, nôn,..).

Theo dõi CVP.

Hạ sốt cho người bệnh (nếu có)

Mục tiêu: duy trì nhiệt độ cơ thể ở mức độ ổn định, không để xảy ra biến chứng như co giật.

  • Chăm sóc

Nằm ở buồng bệnh thoáng, nới rộng quần áo, chăn không cần thiết,…

Chườm mát hoặc lau người bằng nước ấm.

Thực hiện thuốc hạ nhiệt theo y lệnh khi sốt cao.

Cho uống nhiều nước.

Lau mồ hôi, thay quần áo sau khi hạ nhiệt độ vã mồ hôi.

Thực hiện y lệnh xét nghiệm: công thức máu, cấy máu.

  • Theo dõi

Nhiệt độ, mạch, huyết áp theo giờ.

Đo nhiệt độ cứ mỗi 4-6 giờ/lần sau khi dùng thuốc hạ nhiệt, đối với người bệnh sốt cao 39-40° c cứ mỗi 1-2 giờ/lần.

Thực hiện y lệnh thuốc, xét nghiệm đầy đủ, chính xác và kịp thời

Mục tiêu: đảm bảo thuốc đưa vào cơ thể người bệnh một cách nhanh nhất, đúng và đủ.

Thực hiện y lệnh truyền dịch.

Thuốc giảm co thắt.

Thực hiện thuốc điều trị triệu chứng theo y lệnh.

Thực hiện lấy máu xét nghiệm, lấy phân và các xét nghiệm khác.

Đảm bảo chế độ dinh dường và vệ sinh cá nhân

Mục tiêu: người bệnh không bị thiếu hụt dinh dưỡng, không bị nhiễm khuẩn trong quá trình điều trị.

  • Chăm sóc

Cho người bệnh ăn cháo thịt nạc đảm bảo đủ số lượng theo nhu cầu của người bệnh.

Thức ăn kiêng mỡ, chất tanh, chua.

Ăn chín, uống sôi.

Cân người bệnh, đánh giá tình trạng dinh dưỡng.

Lau người hoặc tắm bằng nước ấm cho người bệnh hàng ngày.

Vệ sinh răng miệng tối thiểu 2 lần/ngày hoặc sau mỗi bữa ăn.

  • Theo dõi

Chỉ số BMI.

Theo dõi tình trạng đi ngoài của người bệnh.

Chế độ ăn uống, nhu cầu ăn.

Theo dõi nhiệt độ, mạch, huyết áp.

Xét nghiệm công thức máu: chỉ số bạch cầu.

Theo dõi các biến chứng khác

Mục tiêu: phát hiện sớm các dấu hiệu nặng, xử trí kịp thời.

Theo dõi biến chứng suy thận do tình trạng mất nước kéo dài hoặc bù không đủ dịch và các chất điện giải (theo dõi lượng nước tiểu, tình trạng phù,…).

Biến chứng trụy mạch, sốc do mất nước, nhiễm khuẩn nặng.

Suy hô hấp do sốc,…

Hướng dẫn, tư vấn sức khỏe cho người bệnh và người nhà người bệnh

Vệ sinh tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với các chất thải của người bệnh.

Ăn chín uống sôi.

Chế độ ăn uống: ăn cháo thịt nạc, hoặc cơm với thịt nạc, đủ dinh dưỡng, kiêng tanh, kiêng mỡ, chua.

Xử lý chất thải: phân rác, dụng cụ cá nhân.

Hướng dẫn người nhà người bệnh cách hỗ trợ chăm sóc người bệnh, hướng dẫn cách theo dõi, phát hiện các dấu hiệu bất thường báo ngay NVYT đê xử trí kịp thời.

Hướng dẫn cách chuẩn bị đồ ăn cho người bệnh.

5/51 rating
Bình luận đóng