Bệnh tiêu chảy là để chỉ triệu chứng đại tiện phân lỏng hoặc đại tiện như nước, đại tiện với số lần nhiều. Bệnh tiêu chảy đặc biệt xảy ra nhiều với trẻ sơ sinh. Bệnh có thể xảy ra trong cả 4 mùa, nhưng mùa hè và mùa thu gặp khá nhiều. Nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy, thứ nhất là do viêm nhiễm, đặc biệt là viêm nhiễm độc thực phẩm, hoặc thực phẩm không đảm bảo vệ sinh dễ gây ra bệnh. Thứ hai là do nguyên nhân ăn uống, ăn quá nhiều hoặc ăn nhiều những loại thực phẩm khó tiêu, hoa quả lạnh bụng v.v…

Cũng có khi xảy ra chứng tiêu chảy là do bảo vệ trẻ không tốt, ví dụ như: trẻ bị lạnh hoặc cảm mạo, hoặc do sau khi mắc các chứng bệnh gan thận hư hàn. Cần đề phòng chứng tiêu chảy ở trẻ, cần chú ý những nguyên nhân nêu trên. Nguyên tắc trị bệnh tiêu chảy trong Đông y có thể dựa vào nguyên tắc tiêu viêm, thông ruột, điều tiết và bổ dưỡng cho thận và dạ dày làm chính. Ngoài điều trị bằng thuốc ra, có thể căn cứ vào mức độ khác nhau của bệnh để điều trị bằng thực phẩm khác nhau.

Những điều cần ghi nhớ về dưỡng sinh

Theo dược lý Đông y, trà có khả năng sản sinh ra chất chát, kháng khuẩn, cho nên nó có tác dụng cầm vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy. Nhưng người bị mất ngủ không nên dùng trà.

Các loại trà nên sử dụng

  • Trà củ cải mơ chua

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 250 gam củ cải trắng, 2 quả mơ chua. Củ cải trắng rửa sạch, thái mỏng, cho vào nồi sao lên cùng với mơ chua, sau đó cho thêm 3 bát nước vào, đun sôi, chuyển lửa vừa đun cho đến khi còn 1 bát nước là được, thêm gia vị vừa ăn, làm thành canh uống.

củ cải trắng
Củ cải trắng

Công dụng chữa trị: Khoan trung, hành khí, tiêu hoá tốt.

Chú ý: Phương trà này chủ trị trẻ nhỏ bị tiêu chảy không tiêu hoá tốt.

  • Nước ô mai đường đỏ

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 5 – 15 quả ô mai, thêm 500 ml nước, đun sôi, thêm đường đỏ vào làm thành trà uống.

Công dụng chữa trị: Chống tiêu chảy, sinh dịch, chống khát.

Chú ý: Phương trà này thích hợp với chứng lỵ và tiêu chảy lâu ngày ở trẻ nhỏ, khí hư âm tổn, miệng khô, khát.

  • Nước mộc hương đại táo

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 10 – 20 quả đại táo, bỏ hạt, đun lửa vừa trong khoảng 1 giờ đồng hồ, sau đó cho 5-10 gam mộc hương thái lát vào, lọc bỏ bã, uống nóng, mỗi ngày uống từ 2-3 lần.

Công dụng chữa trị: Kiện thận hoà vị, chống tiêu chảy.

Chú ý: Phương thuốc trên có hiệu quả tốt đối với chứng bệnh tiêu chảy mãn tính ở trẻ nhỏ.

  • Trà gừng tươi

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Trà xanh, gừng tươi mỗi thứ 3 gam, cho vào bát,

thêm 150 ml hãm, đậy nắp trong 10 phút làm thành trà uống.

Công dụng chữa trị: Tiêu thực, tiêu hàn.

Chú ý: Phương trà này chủ trị chứng tiêu chảy, biểu hiện là phân lỏng như bọt biển, màu đờm, trướng và đau bụng.

  • Trà quýt táo

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 10 quả hồng táo rửa sạch, để ráo nước, cho vào nồi sắt đun sôi lên, sau đó cho 10 gam vỏ quýt đã rửa sạch vào. Cho cả hai thứ vào cốc giữ ấm, hãm trong khoảng 10 phút, sau đó uống như trà, mỗi ngày chia làm 2 lần uống.

Công dụng chữa trị: Tiêu thực, trừ đau.

Chú ý: Phương trà này chủ trị chứng tiêu chảy, biểu hiện là đại tiện loãng như nước, kèm theo biểu hiện thức ăn không tiêu hoá được, phân có màu xanh hoặc vàng, tiểu tiện nước vàng.

  • Trà hạt dẻ

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Lấy 3 – 5 quả hạt dẻ, bỏ vỏ, đập nát, cho thêm nước vào đun thành dạng hồ sền sệt, sau đó thêm đường trắng vừa đủ vào nếm vừa ăn, mỗi ngày uống từ 2 – 3 lần.

Công dụng chữa trị: Kiện thận, tiêu thực.

Chú ý: Phương trà này chủ trị chứng thận hư, tiêu chảy, biểu hiện ở triệu chứng đại tiện loãng, hoặc vón sữa màu trắng, sau khi ăn xong bắt đầu tiêu chảy, da mặt xanh vàng.

  • Trà gạo tẻ

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 50 gam gạo tẻ hoặc tiểu mạch, đun sôi cùng với 100 ml nước, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 30 ml.

Công dụng chữa trị: Hoà khí, chống tiêu chảy.

Chú ý: Phương trà này chủ trị chứng tiêu chảy của trẻ nhỏ trong khoảng 6 tháng trở xuống.

Hạt lúa mì (tiểu mạch) tác dụng làm mát bổ, tăng cân
Hạt lúa mì (tiểu mạch) tác dụng làm mát bổ

Những điều cần ghi nhớ

Mùa hè, trẻ thường dễ bị mắc chứng tiêu chảy, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 1 tuổi càng dễ xảy ra bệnh này hơn. Hàng năm, trên thế giới có khoảng 5.000.000 – 18.000.000 trẻ tử vong vì bệnh tiêu chảy. Tại nước ta, số lượng trẻ em tử vong vì tiêu chảy hàng năm rất lớn chỉ đứng thú hai sau bệnh viêm đường hô hấp, tỷ lệ phát bệnh xảy ra rất nhiều.

Đối với việc điều trị bệnh tiêu chảy, gần đây có một số quan điểm khác nhau:

Đề xướng việc nuôi con bằng sữa mẹ. Trong sữa mẹ có chứa nhiều men axit và kháng thể tốt cho tiêu hoá của trẻ nhỏ, và có rất nhiều thành phần dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu tiêu hoá và hấp thụ của trẻ, mà không một loại sữa bò hoặc thức ăn thay thế sữa mẹ nào có thể thay thế so sánh được. Hơn nữa, cả vấn đề vệ sinh, tiết kiệm và cách cho trẻ ăn đều rất thuận tiện. Nuôi con bằng sữa mẹ có thể giúp trẻ phòng ngừa được bệnh tiêu chảy. Tổ chức Y tế thế giới cho rằng, nếu chúng ta tuyên truyền rộng rãi việc nuôi con bằng sữa mẹ, hàng năm thế giới có thể tránh cho 1.000.000 trẻ em tử vong.

Bỏ bú bình, thay bằng cho trẻ uống sữa bằng thìa và bát. Vì bình sữa rất dễ dẫn đến mất vệ sinh, rất khó rửa sạch và khử trùng, đặc biệt là núm vú bằng cao su, rất dễ bị nhiễm vi khuẩn, dẫn đến chứng bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ. Thay đổi phương pháp, cho trẻ ăn sữa bằng thìa và bát, khả năng ô nhiễm có giảm hơn so với cho trẻ ăn sữa bằng bú bình. Vì sức khỏe của trẻ nhỏ, người lớn chúng ta có thể thử xem sao.

Không nên lạm dụng thuốc kháng sinh. Hiện nay, hiện tượng sử dụng kháng sinh đối với trẻ em bị tiêu chảy rất phổ biến, nhưng trong thực tế, có tới hơn một nửa số trẻ em bị tiêu chảy là do nhiễm độc thuốc gây ra, hoặc do ăn uống không hợp lý gây ra. Đối với chứng tiêu chảy do những nguyên nhân trên gây ra, điều trị bằng thuốc kháng sinh không những không đem lại hiệu quả gì, mà có thể giết chết những nhóm vi khuẩn bình thường cư trú trong đường ruột, dẫn đến rối loạn những nhóm vi khuẩn này, làm cho bệnh tiêu chảy càng thêm nghiêm trọng. Gần đây xuất hiện rất nhiều loại thuốc bào chế từ thiên nhiên. Các loại thuốc này có mục đích giúp đỡ cho những nhóm vi khuẩn bình thường của đường ruột, thông qua những vi khuẩn tự nhiên, để ức chế vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, để đạt đến hiệu quả diệt những vi khuẩn gây bệnh, hơn nữa, lại không có tác dụng phụ. Tất nhiên, với bệnh lỵ nặng, kết hợp dùng thuốc kháng khuẩn một cách hợp lý là vô cùng cần thiết.

0/50 ratings
Bình luận đóng