NHẬN ĐỊNH MỘT NGƯỜI BỆNH BỊ ĐAU BỤNG CẤP

  • Trước một người bị đau bụng cấp, người điều dưỡng cần phải bình tĩnh nhận định giúp thầy thuốc chẩn đoán bệnh.

+ Hỏi tính chất đau bụng: vị trí, cường độ, đau lan đi đâu.

+ Hoàn cảnh đau bụng: sau khi ăn thức ăn ôi thiu hoặc bị sang chấn ở bụng, hoặc tự nhiên đau…

  • Các triệu chứng kèm theo: sốt, nôn, trung, đại tiện, tiểu tiện.
  • Làm các xét nghiệm theo y lệnh giúp chẩn đoán: công thức máu, máu lắng, amylase máu…
  • X quang: chụp ổ bụng tìm liềm hơi dưới cơ hoành, chụp tim phổi trong một số trường hợp cho các dấu hiệu quyết định như (liềm hơi dưới cơ hoành).
  • Chuẩn bị dụng cụ và phụ giúp thầy thuốc chọc dò màng bụng.
  • Nguyên nhân đau bụng cấp có rất nhiều, cách xử trí cũng tuỳ theo từng trường hợp. Người điều dưỡng phải phân biệt “bụng ngoại khoa” hay “bụng nội khoa” để có hướng chăm sóc đúng đắn kịp thời cứu chữa cho người bệnh.

CÁC TRƯỜNG HỢP ĐAU BỤNG CẤP NGOẠI KHOA

Tắc ruột cơ giới

  • Triệu chứng

Đau bụng từng cơn.

Nôn.

Bí trung, đại tiện.

Bụng trướng, có dấu hiệu rắn bò, có hình quai ruột nổi.

Chụp ổ bụng: có mức nước – mức hơi.

Khai thác tiền sử có thể trước đây người bệnh có mổ bụng (nguyên nhân có thể do dính ruột sau mổ…).

  • Chăm sóc và hướng điều trị

Truyền dịch theo y lệnh, điều chỉnh rối loạn nước và điện giải.

Đặt ống thông dạ dày, ống thông hậu môn giảm trướng bụng cho người bệnh.

Dùng kháng sinh đề phòng nhiễm khuẩn.

Theo dõi sát tình trạng của người bệnh (phản ứng thành bụng, cảm ứng phúc mạc) chuẩn bị cho phẫu thuật nếu điều trị nội khoa không kết quả. Hoàn thành các xét nghiệm chuẩn bị cho mổ: nhóm máu, số lượng hồng cầu…

Viêm ruột hoại tử

Viêm ruột hoại tử là bệnh cấp tính do ruột non và đại tràng bị xuất huyết và hoại tử từng quãng hay lan toả. Đây là bệnh khó chẩn đoán và tỷ lệ tử vong cao, bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ sơ sinh nhất là sơ sinh non tháng.

  • Triệu chứng

Bệnh cảnh lâm sàng thay đổi tuỳ theo trẻ sơ sinh hay trẻ lớn:

Sốt, nôn ra sữa, ra chất mật đôi khi lẫn máu.

Phân thường lỏng, có máu mũi, hoặc màu nâu khó ngửi.

Bụng trướng, nếu thủng ruột có thể thấy phản ứng thành bụng.

Truỵ tim mạch đi kèm với phân màu nâu hay có máu.

X quang có hơi trong ổ bụng.

Xét nghiệm máu : có bạch cầu tăng…

  • Chăm sóc và hướng điều trị

Nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch, để ruột nghỉ ngơi, bảo đảm nhu cầu chất dinh dưỡng cho trẻ.

Dùng kháng sinh chống nhiễm khuẩn.

Điều trị tích cực chống sốc: truyền máu hoặc truyền huyết thanh…

Điều trị ngoại khoa khi có biến chứng thủng ruột.

Lồng ruột cấp

Thường hay gặp ở trẻ bụ bẫm từ 3 tháng đến 2 tuổi, nhất là trẻ 6 tháng đến 9 tháng, vùng hồi manh tràng hay bị lồng hơn các đoạn ruột khác.

  • Triệu chứng

Đau bụng cơn, nôn bỏ bú.

Đại tiện ra máu.

Sờ: đôi khi thấy đoạn ruột lồng.

X quang: có “ hình ảnh càng cua”, “ hình đáy chén”.

  • Chăm sóc và hướng điều trị

Tháo lồng bằng hơi.

Mổ để tháo lồng trong trường hợp: lồng ruột để chậm (hơn 24 giờ) ở trẻ nhỏ dưới 3 tháng hoặc tháo lồng bằng hơi thất bại.

Sau khi tháo lồng bằng hơi phải theo dõi sát khi trẻ tỉnh khóc có thể cho bú, còn nếu phải mổ thì chăm sóc như những trường hợp mổ bụng khác (nuôi bằng đường tĩnh mạch, khi có trung tiện mới cho ăn…).

Viêm ruột thừa cấp

  • Triệu chứng

Đau bụng quanh rốn sau đó khư trú vùng hố chậu phải, mới đầu nhẹ sau đau ngày càng nhiều và liên tục.

Nôn thường hay gặp.

Bí trung, đại tiện.

Sốt.

Điểm Mac – Burney đau.

Xét nghiệm bạch cầu tăng, bạch cầu đa nhân trung tính tăng.

Nếu đến muộn có thể thấy dấu hiệu phản ứng thành bụng, cảm ứng phúc mạc do ruột thừa bị vỡ gây viêm phúc mạc toàn thể.

  • Chăm sóc và hướng điều trị

Khi nghi ngờ viêm ruột thừa, cần gửi người bệnh đến các cơ sở chuyên khoa phẫu thuật, không dùng thuốc giảm đau, không tiêm thuốc vào vùng đau, không thụt tháo, vì sẽ làm lu mờ triệu chứng cần theo dõi.

Hồi sức cho người bệnh, bù đủ nước điện giải.

Sau mổ chăm sóc như những trường hợp mổ bụng khác.

Thủng tạng rỗng

Nguyên nhân do thủng ổ loét dạ dày, hành tá tràng hoặc thủng ruột do lao…

  • Triệu chứng

Người bệnh có tiền sử loét dạ dày, hành tá tràng, ở thanh niên có thể thấy triệu chứng điển hình:

Đau bụng đột ngột dữ dội như dao đâm vùng thượng vị.

Bụng cứng như gỗ, các múi cơ bụng nổi rõ, người bệnh đau khắp bụng.

Mất vùng đục trước gan.

X quang thấy liềm hơi dưới cơ hoành (chụp ở tư thế đứng).

  • Chăm sóc và hướng điều trị

Khi chẩn đoán thủng tạng rỗng phải chỉ định mổ cấp cứu, do đó phải chuẩn bị các điều kiện để phẫu thuật.

Hoàn thành các xét nghiệm, làm cam kết mổ, truyền dịch theo y lệnh.

Đặt ống thông dạ dày, chuẩn bị các điều kiện để cho người bệnh đi mổ.

Hướng phẫu thuật: khâu lại lỗ thủng dạ dày hay ruột, nếu có thể thì cắt dạ dày nối vị tràng.

Chăm sóc người bệnh sau mổ phải đặt ống thông dạ dày hút để giảm áp lực chỗ thủng vừa khâu vào.

Trường hợp chảy máu trong bụng

Xảy ra sau sang chấn hay vết thương ổ bụng: tạng rỗng (ruột, dạ dày) hay tạng đặc (gan, lách, thận) bị vỡ.

  • Triệu chứng

Người bệnh có biểu hiện hội chứng mất máu: khát nước, mạch nhanh nhỏ, huyết áp hạ, da niêm mạc nhợt, xét nghiệm máu thấy số lượng hồng cầu giảm, hematocrit giảm.

Chọc dò ổ bụng thấy có máu, có thể chọc rửa ổ bụng thấy có dịch màu hồng như nước rửa thịt, đây là triệu chứng chắc chắn chẩn đoán vỡ tạng đặc.

Nếu có đi tiểu ra máu: nghĩ đến thận bị vỡ.

  • Chăm sóc và hướng điều trị

Xét nghiệm máu: hồng cầu, hematocrit, nhóm máu.

Theo dõi huyết áp (nửa giờ/ lần nếu cần).

Truyền dịch, các dung dịch thay thế máu, hoặc máu, phải hồi sức người bệnh trước khi phẫu thuật, đảm bảo duy trì được tuần hoàn cho người bệnh trước, trong và sau phẫu thuật.

Phẫu thuật để cầm máu có thể khâu bảo tồn hoặc cắt tuỳ theo từng trường hợp cụ thể.

Sau mổ phải đánh giá xem máu đã ngừng chảy hay chưa, bằng cách theo dõi chảy máu qua các ống dẫn lưu và tình trạng mạch, huyết áp, trong 24 giờ đầu. Cần thiết phải truyền máu theo y lệnh cho người bệnh để bù lại lượng máu mất.

  • Thoát vị nghẹt

Do thoát vị bẹn, thoát vị đùi.

  • Triệu chứng

Người bệnh đau bụng, nôn, đau tức tại nơi thoát vị.

Vùng bẹn, bìu sưng to.

Có thể có hội chứng tắc ruột, hội chứng viêm phúc mạc.

  • Chăm sóc và hướng điều trị

Trong những giờ đầu cho người bệnh uống thuốc an thần, đắp khăn ấm lên chỗ thoát vị, nếu có thể đẩy lên được thì tốt, nếu không được thì cần phẫu thuật. Nếu lâu quá 24 giờ, khối thoát vị không lên ổ bụng được thì cần phẫu thuật ngay.

Mổ giải phóng khối thoát vị bị nghẹt, tái lập lại thành bụng. Ca mổ cần đảm bảo tuyệt đối vô trùng.

Sỏi đường mật

  • Triệu chứng : Sỏi ống mật chủ biểu hiện:

Đau – sốt – vàng da, vàng mắt, nước tiểu vàng, nếu tắc mật hoàn toàn thấy phân màu trắng.

Toàn thân biểu hiện hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc, ngứa.

Khám thấy túi mật to, gan to dưới bờ sườn.

Xét nghiệm thấy bilirubin tăng trong máu và tăng trong nước tiểu, trong máu có sắc tố mật và muối mật. Siêu âm thấy sỏi trong đường mật.

  • Chăm sóc và hướng điều trị: Hướng xử trí là dùng giảm đau giãn cơ nhuận mật, nếu các triệu chứng không giảm, phải chuyển sang phẫu thuật mở ống mật chủ lấy sỏi, đặt dẫn lưu Kehr. Sau mổ phải chăm sóc dẫn lưu Kehr, bơm rửa dẫn lưu và rút dẫn lưu theo y lệnh.

Viêm tuỵ cấp

  • Triệu chứng

Đau bụng vùng sườn thắt lưng trái, các triệu chứng biểu hiện rầm rộ, có thể có phản ứng thành bụng.

Nôn.

Bí trung đại tiện.

Amylase tăng trong máu và nước tiểu.

  • Chăm sóc và hướng điều trị:

Truyền dịch, kháng sinh, giảm đau.

Nhịn ăn, đặt ống thông dạ dày.

MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP ĐAU BỤNG NỘI KHOA

  • Ngộ độc thức ăn

Người bệnh ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn, sau khi ăn bị nôn, tiêu chảy và đau bụng quằn quại.

Vi khuẩn gây bệnh thường là tụ cầu.

  • Bệnh Scholein – Henoch

Triệu chứng thận + đau bụng.

Người bệnh có xuất huyết da, đối xứng ở chân.

  • Viêm gan do virus

Triệu chứng: sốt trước sau đó vàng da, mệt mỏi + ăn kém + đau bụng, gan to, ấn hơi đau, xét nghiệm về chức năng gan biểu hiện rõ bị viêm, SGOT, SGPT tăng.

  • Giun chui ống mật

Người bệnh đau bụng, nôn hay đi ngoài ra giun sau khi uống thuốc tẩy giun, đau bụng lăn lộn tư thế chổng mông, ấn điểm mỏm xương ức đau.

Xử trí: tẩy giun, theo dõi áp xe gan.

  • Sỏi thận

Đau bụng dữ dội, đau liên quan đến lao động, lan dọc đường đi của niệu quản xuống phía đùi. Nước tiêu có hồng cầu. Triệu chứng đi tiêu ra máu là triệu chứng hướng vê chân đoán sỏi đường tiết niệu.

X quang hoặc siêu âm có hình ảnh sỏi.

  • Viêm dạ dày, loét dạ dày tá tràng

Đau bụng vùng thượng vị, đau có chu kỳ thường gây chảy máu hoặc thủng tá tràng, viêm dạ dày cấp biêu hiện đau bụng dữ dội nhưng bụng mêm, không có biêu hiện của đau bụng ngoại khoa.

X quang: có hình ảnh loét dạ dày hoặc tá tràng.

  • Bệnh giun đũa

Đau bụng thành cơn ở vùng quanh rốn.

Có thê nôn, đi ngoài ra giun.

Thử phân có trứng giun.

Nhưng chỉ chẩn đoán đau bụng giun khi đã loại trừ các nguyên nhân khác.

0/50 ratings
Bình luận đóng