Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Orentia tsutsugamushi gây ra. Người bị bệnh là do ấu trùng của loài mò Leptotrombidium mang mầm bệnh đốt và truyền bệnh.
Bệnh sốt mò cũng được mô tả dưới các tên khác nhau như sốt ve mò chiến hào, bệnh do Rickettsia. Bệnh có liên quan với khu vực địa lý và nghề nghiệp như làm ruộng, khai hoang, bộ đội hành quân, thanh niên xung phong.
Ồ chứa bệnh chính trong tự nhiên là loài gặm nhấm, chủ yếu là chuột đồng, ngoài ra còn có nhím, sóc, cầy, cáo, các loài. Người mắc bệnh là do ngẫu nhiên bị mò đốt.
Phương thức lây truyền bệnh: người mắc bệnh là do bị ấu trùng mò có mang mầm bệnh đốt và truyền bệnh. Ấu trùng mò thường đốt người ở vùng có nếp da mỏng. Ngoài ra bệnh có thể lây qua niêm mạc, vết xước da. Bệnh không lây từ người sang người.
Mục lục
BIỂU HIỆN LÂM SÀNG
Thời kỳ ủ bệnh
Thời kỳ ủ bệnh kéo dài từ 6-18 ngày, trung bình từ 10-12 ngày sau khi bị ấu trùng mò đốt, thời kỳ này cần tìm vết loét do ấu trùng mò đốt. vết đốt thường ở vùng kín đáo, da mỏng, không đau nên người bệnh không để ý.
Khởi đầu là nốt sẩn đỏ, giữa có mọng nước, sau đó sẽ vỡ ra và loét hoại tử, nổi gờ lên mặt da, có viền đỏ và có dịch xuất tiết sau đó đóng vẩy đen (Eschar). Tại khu vực có bị mò đốt có phản ứng hạch viêm địa phương nhưng không có biểu hiện sưng nóng đỏ đau.
Thời kỳ khởi phát
Biểu hiện chính là sốt. Người bệnh thường có sốt đột ngột, rét run. Sau vài ngày nhiệt độ tăng dần lên, nhiệt độ tuyến hình cao nguyên 39-40° c.
Các biểu hiện kém theo: đau đầu, chóng mặt, đau mỏi cơ, nhức mắt, sung huyết kết mạc mắt.
Thời kỳ toàn phát
Thời kỳ này có 4 biểu hiện lâm sàng chính:
Sốt là triệu chứng phổ biến, thường kéo dài từ 1 đến 3-4 tuần, trung bình là 2 tuần. Sốt có thể nhẹ tăng dần, sau đó sốt liên tục cao 39-40° c hoặc sốt cao đột ngột ngay từ đầu. Kèm theo nhức đầu, mệt mỏi. Đôi khi có mạch nhiệt độ phân ly.
Biểu hiện vết loét do côn trùng mò đốt. Đây là dấu hiệu có giá trị chẩn đoán bệnh, vết loét thường chỉ thấy trên người, vết loét hay gặp ở bìu, đùi, bẹn, nách, cổ, gáy, đôi khi cả rốn, nếp nhăn mi mắt.
Biểu hiện sưng hạch toàn thân. Hạch thường hơi cứng, ấn hơi đau, đường kính 2-4 cm, di động, không hóa mủ, nhỏ dần khi bệnh phục hồi.
Biểu hiện phát ban: thường xuất hiện vào ngày thứ 4-5 của bệnh. Ban xuất hiện đầu tiên ở ngực, bụng sau đó lan ra khắp mình, tay, chân. ít khi ban xuât hiện ở mặt, lòng bàn tay, bàn chân, kéo dài vài ngày đến 1 tuần. Ban dạng nôt hoặc dát sân, màu đỏ nhạt, không đau không ngứa, khi nặn không để lại vết tích. Đôi khi có châm xuât huyêt, ban xuất huyết, xuất huyết kết mạc mắt.
Một số biểu hiện khác:
+ Biểu hiện thần kinh: run, mê sảng, nghễnh ngãng, có thể có hội chứng màng não sau 2 tuần của bệnh. Lơ mơ li bì hoặc kích thích.
+ Tim mạch: hạ huyết áp có thể xảy ra ở cuối tuần thứ 2. Trường họp nặng có viêm cơ tim.
+ Hô hấp: viêm phế quản, viêm phổi không điển hình
+ Tiêu hóa: lúc đầu táo bón sau ỉa lỏng 3-4 lần. Gan ít khi to, gặp lách to vào cuối tuần thứ hai.
+ Tiết niệu: thiểu niệu, có albumin niệu. Trong các thể nặng có tăng urê huyết.
Thời kỳ hồi phục
Nếu người bệnh được điều trị sớm, sốt sẽ giảm nhanh trong vòng 24-36 giờ.
Trường họp không được điều trị không có biến chứng, sau tuần thứ hai hoặc thứ ba sốt sẽ hạ dần, tiêu nhiêu, nhưng còn mệt mỏi, đau mình, bệnh sẽ ôn định sau vài tuân.
Tuy nhiên nếu không được điều trị, tỷ lệ tử vong từ 0- 30%, người bệnh thường tử vong do trụy tim mạch hoặc viêm phổi khối.
BIẾN CHỨNG
Tim mạch: viêm cơ tim, viêm tắc động mạch, tĩnh mạch, trụy tim mạch.
Phổi: phế quản, phế viêm, viêm phổi bội nhiễm, OAP, viêm phổi không điển hình.
Thần kinh: viêm não, viêm thần kinh ngoại biên.
Thận: viêm thận, tăng ure, tăng creatinin máu.
Xuất huyết nôn, ho, đi ngoài ra máu.
XÉT NGHIỆM CẬN LÂM SÀNG
Phân lập mầm bệnh.
Huyết thanh chẩn đoán – Phản ứng Weil-Felix.
Kỹ thuật kháng thể huỳnh quang gián tiếp.
Miễn dịch men: là phương pháp chẩn đoán huyết thanh được lựa chọn.
Kỳ thuật mới để chẩn đoán Rickettsia đã được áp dụng:
+ PCR (Polymerase Chain Reaction)
+ ELISA (Enzyme Linked Immuno Sorbent Assay).
ĐIỀU TRỊ
Điều trị đặc hiệu
Tetracyclin: 25mg/kg/24h X 3-7 ngày.
Chloramphenicol: 50mg/kg/24h X 3-7 ngày.
Doxycyclin là thuốc được lựa chọn hàng đầu để điều trị sốt mò. Liều lượng: 200mg/ngày X 3-7 ngày.
Đối với phụ nữ có thai: Azithrommycin được lựa chọn để điều trị.
Điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng
Cân bằng nước, điện giải.
Trợ tim mạch.
Hạ sốt nếu có sốt cao.
Chăm sóc tích cực: chống loét, vệ sinh cá nhân.
Dinh dưỡng đảm bảo đủ calo cho người bệnh.
QUY TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SỐT MÒ
1. Nhận định
Hỏi
Sốt ngày thứ mấy, nhiệt độ cao nhất?
Đau đầu, mệt mỏi, nhức mắt?
Hoa mắt chóng mặt?
Có khó thở/thở nhanh
Chán ăn, buồn nôn, nôn?
Có vết loéưvết côn trùng đốt?
Thăm khám thể chất
Dấu hiệu sinh tồn:
Nhiệt độ: sốt cao liên tục 39 – 40° c, ớn lạnh thường ở giai đoạn đầu của bệnh.
Mạch: bình thường theo tuổi, có thể nhanh khi sốt cao. Đôi khi có mạch và nhiệt độ phân ly.
Huyết áp: bình thường theo tuổi, trong trường hợp nặng có viêm cơ tim huyệt
áp hạ.
Nhịp thở bình thường theo tuổi, có thể thở nhanh khi có khó thở.
Da, niêm mạc:
Có vết loét mò đốt (Echar) ở nơi kín như bẹn, nách, bìu,…
Ban xuất huyết trên da.
Niêm mạc mắt: xuất huyết đỏ?
Hô hấp:
Nhịp thở, kiểu thở: thở nhanh, khó thở trong trường hợp viêm phế quản, viêm phổi, phù phổi cấp, suy hô hấp.
Tuần hoàn
Trong trường hợp mắc ở thể nặng sẽ có biểu hiện suy tuần hoàn, rối loạn nước và điện giải:
Mạch nhanh nhỏ, khó bắt.
Da nổi vân tím, hạ thân nhiệt, chi lạnh.
Giai đoạn sốc mạch, huyết áp không đo được.
Tĩnh trạng toàn thân:
Ý thức của người bệnh: tỉnh táo hay u ám, li bì.
Khám bụng: vị trí đau, đau tức vùng gan, gan to mấp mé bờ sườn?
Đại tiện: tính chất phân.
Nước tiểu: giai đoạn sốc nước tiểu ít hoặc vô niệu.
2. Xác định vấn đề ưu tiên chăm sóc người bệnh sốt mò
Chăm sóc, hạ sốt cho người bệnh
- Chăm sóc
Đo mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở theo giờ, tùy từng tình trạng của mỗi người bệnh.
Hạ sốt bằng cách chườm mát hoặc lau người bằng nước ấm. Sử dụng thuốc hạ sốt khi nhiệt độ > 38,5° – 39° c theo chỉ định.
Nới rộng quần áo, bỏ chăn đắp không cần thiết.
Khuyên người bệnh uống nhiều nước.
Lau mồ hôi khi người bệnh hạ nhiệt độ vã mồ hôi sau dùng thuốc hạ nhiệt.
Thực hiện thuốc giảm đau theo chỉ định (nếu sưng, đau hạch).
Thực hiện xét nghiệm cận lâm sàng khi có chỉ định: lấy máu xét nghiệm.
- Theo dõi
Theo dõi nhiệt độ, mạch, huyết áp, nhịp thở theo giờ tùy theo tình trạng của mỗi người bệnh. Đặc biệt theo dõi sau sử dụng thuốc hạ nhiệt độ mỗi 4-6 giờ/lần.
Theo dõi tính chất của cơn sốt.
Theo dõi tình trạng vết loét: đỏ, tấy, hay có mủ?
Theo dõi đau do sưng hạch, hạch cứng, ấn đau.
Chăm sóc về hô hấp, đảm bảo thông khí, người bệnh không khó thở, hồng hào, Sp02> 94%
- Chăm sóc
Để người bệnh nằm đầu cao, buồng bệnh thoáng khí.
Cho người bệnh thở ô xy theo chỉ định (nếu có khó thở).
Chuẩn bị dụng cụ, máy thở, phụ giúp bác sỹ đặt NKQ, lắp thở máy khi có suy hô hấp.
Hút đờm dãi.
Vệ sinh răng miệng.
Thực hiện y lệnh xét nghiệm: chụp X-quang phổi, siêu âm.
- Theo dõi
Tình trạng hô hấp của người bệnh: nhịp thở, kiểu thở, tím tái môi và đầu chi, SpO2, SaƠ2.
Tình trạng ứ đọng đờm dãi.
Cân bằng nước và điện giải.
Theo dõi người bệnh thở máy (nếu thở máy).
Theo dõi, chăm sóc hệ thống tuần hoàn
- Chăm sóc
Lấy mạch, huyết áp, nhiệt độ tùy tình trạng mỗi người bệnh.
Khi thấy biểu hiện bất thường như: mạch nhạnh, loạn nhịp, biểu hiện đau ngực mơ hồ, khó thở,., báo ngay bác sỹ để xử trí kịp thời.
Lấy máu xét nghiệm theo chỉ định: công thức máu, men tim, ALT, AST, siêu âm tim, ghi điện tâm đồ .
- Theo dõi
Nhịp tim, huyết áp, nước tiểu.
Biểu hiện đau ngực.
Biểu hiện khó thở khi vận động thể lực.
Xuất hiện ngất xỉu, mất ý thức đột ngột.
Biểu hiện viêm cơ tim.
Theo dõi các biểu hiện biến chứng
Thần kinh: theo dõi ý thức, tri giác.
Thận: theo dõi nước tiểu, tình trạng phù, chỉ số xét nghiệm ure, creatine máu,..
Xuất huyết: theo dõi người bệnh: nôn, ho, đi ngoài ra máu, xuất huyết niêm mạc, ngoài da,…
Thực hiện y lệnh điều trị đầy đủ, chính xác và kịp thời
Thực hiện thuốc kháng sinh: tiêm Cloramphinicol hoặc uống Doxycyclin, truyền dịch.
Thực hiện các thuốc điều trị triệu chứng khác theo y lệnh.
Thực hiện truyền dịch nuôi dưỡng trong trường hợp người bệnh không ăn được qua đường miệng.
Dinh dường và vệ sinh cá nhân cho người bệnh
Dinh dưỡng
Cân người bệnh, tính chỉ số BMI.
Hướng dẫn, cho người bệnh ăn chế độ ăn theo nhu cầu, đủ kalo, ăn thức ăn dễ tiêu, an toàn thực phâm (lưu ý đô với những trường họp có biên chứng thận chê độ ăn nhạt theo chỉ định xuất ăn bệnh lý, trường hợp xuất huyết tiêu hóa).
Cho người bệnh ăn qua sonde dạ dày đối với những trường họp nặng, không ăn được bằng đường miệng.
Bù đủ nước cho người bệnh bằng uống hoặc truyền tĩnh mạch.
Theo dõi tình trạng dinh dưỡng, tiêu hóa, chỉ số BMI.
Chẫm sóc, vệ sinh các cơ quan
Vệ sinh răng miệng sau mồi lần ăn, lau mặt.
Rửa mắt, nhỏ thuốc mắt, đắp khăn hoặc gạc ướt lên mắt tránh khô giác mạc đối với trường họp nặng, thở máy.
Lau người hoặc tắm bằng nước ấm, thay gra, quần áo hàng ngày.
Vệ sinh bộ phận sinh dục, hậu môn sau mồi lần đi vệ sinh.
Theo dõi phát hiện các tổn thương trên da hoặc các bộ phận cơ thể.
Hướng dẫn, tư vấn cho người bệnh và gia đình người bệnh
Giải thích cho người bệnh, người nhà người bệnh về tình trạng bệnh, xu hướng, tiến triển và các yêu cầu chăm sóc, điều trị để người bệnh yên tâm điều trị và phối họp với nhân viên y tế khi thực hiện các biên pháp chăm sóc và điều trị.
Hướng dẫn người nhà người bệnh phối họp theo dõi và cách phát các dấu hiệu diễn biến bất thường như khó thở tăng dần, sốt cao liên tục, đau bụng, nôn hoặc đi ngoài phân đen,… báo ngay nhân viên y tế để xử trí kịp thời.
Hướng dẫn người nhà người bệnh cách chuẩn bị chế độ dinh dưỡng đảm đủ lượng calo, an toàn vệ sinh thực phẩm.
Hướng dẫn vệ sinh tay trước và sau khi tiếp xúc với người bệnh và các vật dụng trong buồng bệnh.
Hướng dẫn cách phòng bệnh: mặc quần áo dài, kín, che khăn mạng khi làm việc trong môi trường nguy cơ như làm đồng ruộng, nương dẫy, bụi rậm, phát cỏ cây,…