Laser châm trong châm cứu

Từ phát minh về máy phát quang lượng từ (laser) do nhà vật lý Mỹ Haiman công bố, tới nay khoa học đã biết hàng trăm chất và hợp chất ở các trạng thái khác nhau (rắn, khí, lỏng, plasma) có thể dùng để phát tia laser. Những thuộc tính kỳ diệu như đơn sắc, kết hợp, định hướng cao, công suất lớn, khả năng tập trung năng lượng vào một điểm, với kích thước vô cùng nhỏ bé của laser được ứng dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau. … Xem tiếp

Châm cứu chữa nôn mửa (chứng ẩu thổ)

Ẩu là ói ra có tiếng và có thức ăn, thổ là ói ra không có tiếng mà có thức ăn, can ẩu là ói ra có tiếng mà không có thức ăn; phần lớn là do vị khí mất đi sự hoà giáng, can vị khí nghịch mà thành bệnh. Tuy chứng này có nhiều nguyên nhân, nhưng đại để không ngoài hàn nhiệt, hư thực. Có khi do ngoại cảm phong hàn, phong hàn làm ngăn cách không cho vị khí giáng xuống dưới, có khi do can … Xem tiếp

Phác đồ cấy chỉ chữa bệnh

Các cách lên phương huyệt sử dụng cách chọn huyệt, phối hợp huyệt theo học thuyết kinh lạc. Các phác đồ này đã được ứng dụng thành công ở trong và ngoài nước. Tùy theo mức độ nặng, nhẹ của bệnh nhân mà vận dụng chọn huyệt điều trị theo liệu trình hoặc luân lưu huyệt. Có thể cấy chỉ tối đa đến 30 huyệt cho một bệnh nhân có nhiều bệnh cần phải chữa cùng một lúc. Hen phế quản (asthma) VII-13 : Phế du (Feishu) VI- 11: Đại … Xem tiếp

Mai hoa châm trong châm cứu

Mai hoa châm là kích thích nông bằng một chùm kim lên mặt da vùng huyệt. Trong Linh khu kinh, Thiên quan kim thế kỷ 3-5 trước công nguyên đã đề cập tới mai hoa châm. Phương tiện: Gồm bó kim 5-7 chiếc bằng thép tốt, dài khoảng 2cm, được gắn lên một cán gỗ dài 25cm cách đầu cán khoảng 1cm. Có hai loại kim là kim chụm và kim xoè hình gương sen. Thao tác: Bàn tay phải cầm cán kim, ngón giữa và cái kẹp thân cán, … Xem tiếp

Châm cứu chữa ỉa chảy (chứng tiết tả)

Ỉa chảy là chứng đại tiện loãng hoặc như nước, nhiều lần. Một năm bốn mùa đều có thể xảy ra, nhưng nhiều nhất là vào mùa thu và hạ. Nội kinh nói : “Mùa trưởng hạ dễ bệnh động tiết hàn bên trong”. Bệnh biến chủ yếu là ở tỳ vị và tiểu trường. Trương Cảnh Nhạc nói : “Cái gốc của bệnh Ỉa chảy, không ngoài tỳ vị. Đó là vì vị là biển của thuỷ cốc, còn tỳ chủ vận hoá. Nếu tỳ kiện và vị hoà … Xem tiếp

Nghiên cứu về huyệt trong châm cứu

Các điểm huyệt châm cứu đã được các nhà nghiên cứu Liên Xô cũ gọi là các điểm sinh học tích cực (viết tắt là BAT) và các nhà nghiên cứu Mỹ – Anh thì gọi là các điểm sống (vital point). a. Về số lượng huyệt trên cơ thể có những thay đổi qua các thời đại. Các sách châm cứu cổ xưa cho biết cơ thể người có 160 huyệt theo bộ sách “Linh khu kinh” thế kỷ II-III trước công nguyên; hoặc 347 huyệt theo sách “Châm … Xem tiếp

Từ châm trong châm cứu

Ngày nay khoa học bước đầu xác định phòng và chữa bệnh bằng từ là do từ trường từ điều trị tác động làm thay đổi từ tính của tế bào và dung môi (đặc biệt là trong thành phần cấu tạo hồng cầu có Fe) làm thay đổi chuyển động ion, qua cơ chế phản xạ thần kinh thể dịch dẫn đến hiệu quả : tăng tuần hoàn mao mạch, lưu thông máu và bạch huyết, tăng dinh dưỡng đối với nhiều tổ chức cơ thể, tăng thực bào, … Xem tiếp

Châm cứu chữa tiểu tiện không ngừng (di niệu, đái không tự chủ)

Tiểu tiện không ngừng là chứng bệnh tiểu tiện cả ngày không ngừng cũng không thể tự ngăn được. Chứng này thấy nhiều nhất ở những người lớn tuổi hoặc sau khi bệnh mà thân thể suy nhược, cũng có tên là thoát dương chứng. Chứng này do sắc dục quá độ làm thương thận, thận khí hao tổn, khi nguyên dương suy tổn làm cho bàng quang bị hư hàn, khí hạ nguyên không còn vững, thuỷ dịch không còn bị ràng buộc để rồi chảy xuống tuỳ ý. … Xem tiếp

Nghiên cứu về đường kinh trong châm cứu

Trong 10 năm qua, nhiều nghiên cứu của nhiều nước khác nhau đã nhằm vào mục tiêu phát hiện các đường kinh bằng các phương pháp hiện đại đã khẳng định có sự tồn tại khách quan của đường kinh theo quan niệm của y học phương Đông hay không ? Bằng phương pháp di chuyển điện trở trên da dọc theo tuyến đi của các đường kinh, nhiều nhà nghiên cứu của nhiều nước khác nhau đã phát hiện thấy dọc theo đường kinh điện trở thấp hơn so … Xem tiếp

Phương pháp châm mặt và mũi (diện châm và tỵ châm)

Phương pháp châm mặt và mũi là châm vào một số huyệt nhất định trong phạm vi vùng mặt hoặc vùng mũi để điều trị nhiều chứng bệnh. Nó phát triển từ thời cổ trên cơ sở từ sự thay đổi sắc da ở mặt mà chẩn đoán ra bệnh tật. Phương pháp này trước mắt ngoài việc chữa bệnh còn dùng trong lĩnh vực châm tê củng thu được hiệu quả tốt. Mục lục MỐI QUAN HỆ GIỮA KINH LẠC, TẠNG PHỦ, TOÀN THÂN VỚI VÙNG MẶT CÁC HUYỆT … Xem tiếp

Châm cứu chữa chứng tay chân tê bại

Tay chân tê bại là chứng bệnh do doanh vệ bị trở trệ không vận hành được. Đây là chứng thường thấy kết hợp giữa trúng phong và chứng tý. Nội kinh viết : “Vệ khí không vận hành sẽ thành tê bại”, “…Doanh khí hư thì bất nhận, vệ khí hư thì bất dụng”. Đại để thì chứng ma, là nhẹ, còn mục là nặng. Ma là trạng thái dở ngứa dở đau, bên trong cơ nhục như có sâu bò lộn xộn. Mục thì lại không đau đớn … Xem tiếp

Nghiên cứu về cơ chế và hiệu quả tác động của châm cứu

Các nhà nghiên cứu phương Tây đã giải thích mối quan hệ giữa các huyệt và các nội quan hữu quan bằng mối quan hệ của các con đường phản xạ thần kinh. a. Theo Sunzadov ở Liên Xô cũ (1986) một số nhà nghiên cứu đã xác nhận một cách chắc chắn lý thuyết phản xạ thần kinh của cơ chế tác động. Công trình nghiên cứu hiện nay của Bossy ở Pháp xác định sau hai lần châm cứu đã xảy ra một phản ứng cục bộ, một … Xem tiếp

Phương pháp cấy chỉ trong châm cứu

Xuyên chỉ, vùi chỉ, thắt buộc chỉ là những phương pháp dùng chỉ catgut chôn vào trong huyệt vị của hệ kinh lạc để duy trì sự kích thích lâu dài, tạo nên tác dụng điều trị. Căn cứ vào thực nghiệm : sau khi dùng chỉ catgut kích thích huyệt vị của kinh lạc rồi đo thay đổi lượng sinh hoá bên trong cơ thể, người ta nhận thấy sự biến dương tổng hợp (đồng hoá) của cơ tăng cao còn sự biến dương thái biến (dị hoá) của … Xem tiếp

Khái niệm về huyệt vị trong châm cứu

Huyệt là nơi dinh khí và vệ khí vận hành qua lại vào ra nơi tạng phủ kinh lạc, nó phân bố khắp phía ngoài cơ thể, góp phần giữ gìn cho các hoạt động sinh lý của cơ thể luôn ở trong trạng thái bình thường. Huyệt không những có quan hệ chặt chẽ với các hoạt động sinh lý và các biểu hiện bệnh lý của cơ thể, mả nó còn giúp cho việc chẩn đoán bệnh và phòng bệnh một cách tích cực. Người xưa gọi theo … Xem tiếp

Phương pháp châm đầu (đầu châm) trong châm cứu chữa bệnh

Phương pháp điều trị châm ở đầu còn gọi là châm da đầu. Đây là một phương pháp mới kết hợp giữa lý luận của từng tác dụng, từng vùng não của y học hiện đại với phương pháp châm cứu của y học cổ truyền. Châm cứu vùng da đầu tương ứng có thể chữa một số bệnh. Thiên mạch yếu tinh vi luận sách Tố Vấn viết : “Đầu giả tình minh chi phủ”. Trương Giới Tân đời Đường giải : “Tinh khí của ngũ tạng, lục phủ … Xem tiếp