Tay chân tê bại là chứng bệnh do doanh vệ bị trở trệ không vận hành được. Đây là chứng thường thấy kết hợp giữa trúng phong và chứng tý. Nội kinh viết : “Vệ khí không vận hành sẽ thành tê bại”, “…Doanh khí hư thì bất nhận, vệ khí hư thì bất dụng”. Đại để thì chứng ma, là nhẹ, còn mục là nặng. Ma là trạng thái dở ngứa dở đau, bên trong cơ nhục như có sâu bò lộn xộn. Mục thì lại không đau đớn gì cả, cơ nhục cứ như trơ ra tê dại hẳn, đè lên không thấy đau, không hay biết. Tuy ma và mục cùng nói chung nhau, nhưng mức độ bệnh có khác nhau.

Tay chân bị tê bại thường do ăn uống không điều độ, khí của tỳ bị hư. Tỳ hư thì khống vận hoá được, đàm thấp sinh ra bên trong, trong lúc đó thì tà khí phong, hàn thấp lại quyết nhiễu dương khí ở trong làm bế trở đường thông của lạc mạch, doanh vệ bất lợi, khí huyết không còn đạt ra đến tứ chi một cách xướng nữa do đó mà tay chân bị tê bại.

Chứng trạng: Triệu chứng chính là tay chân hoặc ma hoặc mục làm chủ, kèm theo sự mệt lười, ăn ít, đại tiện phân loãng, tay chân bị giá lạnh, thậm chí tay chân còn bị những vết màu xanh.

Phép trị: Sơ thông doanh vệ, điều bổ khí huyết.

Xử phương và phép châm cứu: chọn một trong hai nhóm huyệt

+ Nhóm thứ nhất: Bổ bách hội 2 phân, tả phong trì 3 phần, châm kiên ngung, khúc trì đều 5 phân, tiền bổ hậu tả, cứu đều 3 tráng, tả dịch môn 1 phân, châm bát tà, bát phong 2 phân bình châm.

Châm vài lần nhóm thứ nhất, nếu vẫn chưa khỏi thì châm thêm nhóm thứ hai.

+ Nhóm thứ hai: Tả đại trường du 5 phân, thận du 5 phân tiền bổ hậu tả, tả can du 3 phân châm xuất huyết uỷ trung và giải khê.

GHI CHÚ

Trên lâm sàng thường cho uống thêm bài Thích ma thang, hiệu quả rất rõ:

Nhân sâm3gĐương quy10g
Hoàng kỳ10gBạch linh10g
Bán hạ3gBạch truật10g
Cam thảo2gSài hồ3g
Bạch giới tử3g
Sắc với nước uống.

Y ÁN

Thí dụ 1: Ông Ngô Văn…, 73 tuổi

Khám lần 1 (25 tháng 1): Trước một tháng, bệnh nhân ở ngoài ruộng bị cảm phong hàn, đột nhiên tay trái bị tê bại, chân đi không vững, ông đã từng đến bệnh viện để chữa bằng châm cứu hơn 10 lượt, hiệu quả không cao. Nay đến xin châm cứu trị liệu. Mạch ông khẩn sáp, lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng. Đây thuộc khí hư mất đi sự vận hành, phong hàn bế trở kinh mạch.

+ Phép trị: Sơ tán phong hàn, ích khí thông lạc.

Xử phương : Châm tả thủ tam lý, ngoại quan, hợp cốc đều 5 phân, cứu 3 tráng; tả trung chữ 2 phân, tả hoàn khiêu 1 thôn 5 phân; châm túc tam lý 8 phân, tiền bổ hậu tả, cứu 5 tráng; tả phong trì 3 phân, cứu 3 tráng, lưu kim 15 phút. Châm được 9 lần bệnh khỏi.

Thí dụ 2 : Bà Vương Thị… ,50 tuổi, làm ruộng.

Khám lần đầu (20 tháng 5): Bệnh nhân có tiền sử bị bệnh thiên đầu thống bên trái; tay chân phải trước bị ma, sau bị thống, bệnh này đã hơn mấy năm nay. Cách đây nửa tháng, nhân đang lao động bị cảm lạnh, sau đó lại vào nghỉ chỗ thật mát mẻ, cảm thấy chứng tê bại tăng lên, rõ nhất ở chân tay, không còn biết ngứa, không cầm được đồ vật. Bà đến xin được châm cứu trị liệu. Mạch bà phù khẩn, hữu lực. Đây thuộc chứng đo phong hàn bê trở, khí huyết bị ngưng trệ.

+ Phép trị: Ôn kinh tán hàn, sơ thông kinh lạc.

+Xử phương: Bổ bách hội 2 phân, cứu 3 tráng; tả phong trì, khúc trì đều 5 phân, cứu 3 tráng, tả hợp cốc 5 phân, cứu 3 tráng, tả hoàn khiêu 1 thôn 5 phân, tả dương lăng tuyền 5 phân; bình châm bát tà, bát phong 2 phân, lưu kim 15 phút.

Khám lần 3: Sau khi chữa lần hai tay chân bớt tê bại, theo phép trên bỏ khúc trì, phong trì, dương lăng tuyền, thêm bổ thận du 5 phân, cứu 5 tráng; châm xuất huyết giải khê; châm túc tam lý, thừa sơn đều 8 phân tiền tả hậu bổ, cứu 3 tráng, lưu kim 15 phút.

Khám lần 5: Các chứng giảm nhiều, rõ nhất là chứng tay chân tê bại, bệnh nhân đã biết ngứa, nhưng vẫn còn tê đôi chút. Châm theo phép cũ, cho uống thêm Thích ma thang nhằm hỗ trợ cho việc châm trị.

0/50 ratings
Bình luận đóng