THẠCH-Agar-Agar

THẠCH Agar-Agar Nguồn gốc             Thạch là sản phẩm chế từ một số tảo biển thuộc ngành tảo đỏ-Rhodophyta.             Trên thế giới người ta có thể chế thạch từ các loại tảo thuộc các chi khác nhau như: Gelidium, Phyllophora, Furacellaria, Euchema, Ahnfeltia, Pterocladia…             Ở nước ta “rau câu” là nguyên liệu quan trọng để chế thạch. Qua cuộc điều tra ven biển các tỉnh phía Bắc, chúng ta đã phát hiện 11 loài. Đáng chú ý là loài rau câu chỉ vàng – Gracilaria verrucosa (Huds.) Papenf. … Xem tiếp

TẢO BẸ-Laminaria

TẢO BẸ Laminaria             Tảo bẹ thuộc ngành Tảo nâu – Phaeophyta. Một số loài được dùng trong y học: Laminaria saccharina Lam., L.japonica Aresch., họ Tảo bẹ – Laminariaceae. Đặc diểm thực vật và phân bố             Tảo bẹ có tản dẹt nom như lá, dài 1-15m, rộng 20-50cm, có màu nâu, có bộ phận hình trụ nom như thân và có những móc nom như rễ để bám vào đáy biển. Nói chung tất cả bờ biển của các nước đều có. Ở biển Đông chủ yếu là … Xem tiếp

Định nghĩa carbohydrat

DƯỢC LIỆU CHỨA CARBOHYDRAT MỤC TIÊU HỌC TẬP:             Sau khi học chương “Dược liệu chứa carbohydrat” sinh viên phải biết được: Tinh bột : –         Cấu trúc hóa học –         Phương pháp chế tinh bột –         Phương pháp xác định sự có mặt của tinh bột trong dược liệu –         Công dụng –         Dược liệu chứa tinh bột : Ý dĩ, hoài sơn, trạch tả Cellulose : –         Cấu trúc hóa học –         Dẫn chất của cellulose và công dụng –         Dược liệu chứa cellulose : bông Gôm, chất nhày, pectin –     Phân … Xem tiếp

CARBOHYDRAT VÀ DƯỢC LIỆU CHỨA CARBOHYDRAT

DƯỢC LIỆU CHỨA CARBOHYDRAT ĐỊNH NGHĨA:             Carbohydrat là những thành phần rất quan trọng của thực vật. Carbohydrat là nơi tích trữ năng lượng từ ánh sáng mặt trời qua quá trình quang hợp, là nguồn nuôi sống loài người và loài vật. Đầu tiên, sau khi nghiên cứu những đường đơn giản người ta thấy cấu tạo của đường tương ứng với công thức Cn(H2O)n nên gọi là carbohydrat, ví dụ glucose C6H12O6 có thể viết C6(H2O)6. Về sau, khi nghiên cứu kỹ, người ta thấy một số … Xem tiếp

Tinh bột

Tinh bột             Tinh bột là sản phẩm quang hợp của cây xanh. Ở trong tế bào thực vật hạt lạp không màu là nơi tạo ra tinh bột, các glucid hòa tan kéo đến hạt lạp không màu và được để dành dưới dạng tinh bột. Tinh bột được giữ lại trong các bộ phận của cây như củ, rễ, quả, hạt, thân với hàm lượng từ 2-70%, trong lá thường không quá 1-2%. Tinh bột ở dưới dạng hạt kích thước và hình dáng khác nhau, không tan … Xem tiếp

Beta glucan

1.         Beta glucan 1.1.   Cấu tạo β–D-glycan là những hợp chất có cấu tạo từ rất nhiều phân tử đường dãy D nối với nhau bằng dây nối β–D-glycosid, quan trọng hơn cả là (1,3)- β–D-glucan, còn 1,4 – β–D-glucan đã nói đến trong phần cellulose, ngoài ra còn có (1,6)- β–D-glucan. Với các dẫn chất (1,3)- β–D-glucan, phân tử có cấu tạo có thể chỉ là 1 mạch thẳng tạo bởi các liên kết 1→3 hay có thể “phân nhánh” bởi các liên kết 1→6 hay 1→4. Người ta … Xem tiếp

Cellulose

Cellulose             Cellulose là thành phần chính của tế bào thực vật. Trong gỗ chứa khoảng 5% cellulose; sợi bông vải 97-98%; sợi lanh, sợi gai 81-90%, sợi đay 75%, thân cây họ Cói, họ Lúa 30-40%.             Cellulose cũng là một glucosan như tinh bột, phân tử gồm các đơn vị glucose nhưng khác tinh bột ở chỗ dây nối  giũa  các đơn vị glucose  là β 1->4. Khi thuỷ phân không hoàn toàn  thì trong sản phẩm thuỷ  phân có cellotetraose, cellotriose, cellobiose và khi thuỷ phân hoàn  toàn thì … Xem tiếp

Inulin – Fructan

1.         Inulin – Fructan 1.1.   Cấu tạo Các fructan polymer thường được biết với tên gọi là inulin. Fructan là những oligo hay polysaccharid được cấu tạo từ các đơn vị fructofuranosyl (F) nối vơi nhau qua dây nối β-(2→1) với số lượng từ 2 – 60 monomer trong phân tử [L. De leenheer. Carbohydrate as Organic Raw Materials, Vol. III, VCH, 1996, p.67], nhưng cũng có thể tới hàng ngàn đơn vị. Các fructan thường có cấu tạo mạch thẳng chỉ gồm các đơn vị đương fructose với đơn … Xem tiếp

Pectin

NHỮNG CHẤT PECTIN             Những chất pectin là những carbohydrat có phân tử lớn mà phần chính của phân tử cấu tạo bởi acid polygalacturonic, do đó được xếp vào nhóm “polyuronid”. Những chất pectin thường gặp trong các bộ phận của cây và một số tảo. Đặc biệt cùi (vỏ quả giữa) của một số cây họ Cam (Rutaceae) như bưởi, cam, chanh thì hàm lượng rất cao, có thể đến 30%. Người ta chia làm 2 loại:             Những chất pectin hòa tan, có trong dịch tế bào. … Xem tiếp

Gôm – chất nhầy

GÔM – CHẤT NHẦY I. NGUỒN GỐC VÀ VAI TRÒ SINH LÝ CỦA GÔM VÀ CHẤT NHẦY.             Gôm tạo thành trên cây là do sự biến đổi của màng tế bào. Thường thì sự biến đổi đó xảy ra ở những mô đã già và những mô đó chuyển thành gôm, nhưng có khi những tế bào non cũng bị biến đổi. Ở những cây thân gỗ, gôm tạo thành do sự biến đổi những tế bào phần tủy hoặc tế bào gần vùng tầng sinh gỗ rồi chảy … Xem tiếp

CÁT CĂN-Pueraria thomsonii

CÁT CĂN Radix Puerariae             Cát căn là dược liệu chế biến từ củ sắn dây – Pueraria thomsonii Benth., họ Đậu – Fabaceae. Một số tài liệu Trung Quốc thì ghi loài Pueraria lobata (Willd.) Ohwi hoặc P. pseudohirsuta Tang et Wang. Đặc điểm thực vật             Sắn dây là một loại dây leo, dài có thể đến 10m, lá kép gồm 3 lá chét. Cuống lá chét giữa dài, cuống lá chét 2 bên ngắn. Lá chét có thể phân thành 2-3 thùy. Về mùa hạ trổ hoa … Xem tiếp

Ý DĨ-Coix lachryma jobi

Ý DĨ Semen Coicis             Dược liệu là hạt của cây ý dĩ còn gọi là bo bo – Coix lachryma jobi L. var. ma-yuen, họ Lúa – Poaceae. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ PHÂN BỐ             Cây thảo sống hàng năm, cao chừng 1-1,5 m. Thân nhẵn bóng có vạch dọc. Thân có phân nhánh, các mấu phía dưới có thể mọc rễ phụ, cây mọc thành bụi. Lá hình mác dài 10-40 cm, rộng 1,5-3 cm, gân dọc nổi rõ, gân giữa to. Hoa đơn tính cùng gốc … Xem tiếp

SEN-Nelumbo nucifera

SEN Nelumbo             Dược liệu gồm nhiều bộ phận của cây sen – Nelumbo nucifera Gaernt, họ Sen – Nelumbonaceae. Đặc điểm thực vật và phân bố             Cây được  trồng ở nước ta trong các ao đầm. Thân rễ hình trụ mọc trong bùn gọi là ngó sen, dùng làm thực phẩm. Lá mọc lên khỏi mặt nước, cuống lá dài có gai nhỏ. Phiến lá hình đĩa to, đường kính 40-70 cm, có gân tỏa tròn. Hoa to, gồm rất nhiều cánh hoa màu trắng đỏ hồng, đều, … Xem tiếp

HOÀI SƠN-Dioscorea persimilis

HOÀI SƠN Rhizoma Dioscorae persimilis             Hoài sơn là thân rễ đã chế biến của cây củ mài – Dioscorea persimilis Prain et Burkill, Họ Củ nâu – Dioscoreaceae. Đặc điểm thực vật và phân bố             Dây leo quấn sang phải. Thân rễ phình thành củ ăn sâu xuống đất khó đào, củ hình chày dài có thể đến 1m, có nhiều rễ con, mặt ngoài màu xám nâu bên trong có bột màu trắng. Phần trên mặt đất, ở kẽ lá thỉnh thoảng có những củ con nhỏ, … Xem tiếp

TRẠCH TẢ-Alisma plantago aquatica

TRẠCH TẢ Rhizoma Alismatis             Dược liệu là thân rễ gọt vỏ phơi hay sấy khô của cây trạch tả – Alisma plantago aquatica L., họ Trạch tả – Alismataceae.             Trạch tả Trung quốc là loài A.orientalis (Sam.) Juzep. Đặc điểm thực vật và phân bố             Cây thảo cao 0,6-1 m. Lá mọc thành cụm ở gốc. Phiến là hình trứng đỉnh nhọn. Hoa hợp thành tán, đều, lưỡng tính, có 3 lá đài màu lục, 3 cánh hoa màu trắng, 6 nhị, nhiều lá noãn rời nhau … Xem tiếp