Mục lục
Đặc điểm về mắt ở người cao tuổi:
cuộc sống con người có mối quan hệ chặt chẽ với môi trường thiên nhiên, bao gồm các vếu tô như không khí, ánh sáng, vi sinh vật, vi khuan, virus, các tia bức xạ.
Mắt và cơ thể là khối thống nhất. Đặc biệt ở người cao tuổi có những diễn biến không bình thường trong cơ thể (ở các tế bào, các phủ tạng, hệ thần kinh, hộ tuần hoàn…) đều tác động đến các giác quan, nhất là đối với giải phẫu và sinh lý của cơ quan thị giác.
Ở tuổi từ 45 trở lên, không kể đến các yếu tố bệnh lý, những biến đổi sinh lý cũng có tác động đến chức năng thị giác, phổ biến nhất là hiện tượng giảm khả năng điều tiết của mắt và xuất hiện lão thị.
Thế nào là lão thị:
Mắt điều tiết bình thường cho phép đọc được rõ ràng và không mệt mỏi ở khoảng cách 30 cm (khả năng này sẽ giảm dần theo tuổi tác). Khi nhìn gần ở khoảng cách 33 cm, nếu cảm thấy khó chịu, không rõ là bắt đầu lão thị.
Thời gian bị lão thị tùy vào mỗi người, nhưng thường xảy ra ở tuổi 45 và cũng có thể xuất hiện sớm ở những người có chế độ dinh dưỡng kém hay thường xuyên phải làm việc nặng nhọc. Khi đó khoảng cách từ mắt đến điểm gần ngày càng xa (điểm gần xa chừng nào thì khả năng điều tiết xa chừng ấy).
Sự suy giảm khả năng điều tiết theo tuổi liên quan đến quá trình nhân của thể thủy tinh to, cơ mi yếu đi không còn khả năng làm giãn dây treo của thủy tinh và tới bao của thể thủy tinh, do đó làm giảm tính đàn hồi của dây treo và bao thể thủy tinh.
Cách phát hiện lão thị:
Lão thị xuất hiện ở tuổi trung niên (từ 40 – 50 tuổi). Khi nhìn gần, đặc biệt khi đọc ở khoảng cách 33 cm, cảm thấy khó khăn hoặc nhìn mờ. Nhưng khi để xa (ngoài 33 cm) thì có thể đọc được, nhưng thấy chóng mỏi mắt, đôi khi nhức đầu sau lúc làm việc hoặc vào buổi chiều.
Lão thị có thể xuất hiện sớm ở người bị viễn thị, bị tiểu đường do khả năng điều tiết giảm, bị glôcôm. khi nhìn thấy thì mờ, để xa mới rõ do đồng tử bị giãn rộng và cơ mi bị liệt nhẹ. Trái lại, lão thị xuất hiện chậm ở người cận thị.
Sử dụng kính lão thị:
Khi phát hiện lão thị, cần phải điều chỉnh bằng kính để nhìn gần được rõ ràng, chính xác. Có người không dùng kính, sợ làm tăng nhanh số kính, điều này hoàn toàn không có cơ sở. Thật ra một số ít người lão thị không dùng kính, cố gắng để xa vẫn đọc được, có khi phải nheo mắt để nhìn rõ nhất là dưới ánh sáng tốt. Nhưng sau khi đọc hay sau một ngày làm việc mệt mỏi, có khi bị nhức trán, nhức đầu do mắt phải điều tiết quá mức.
Người lão thị thì dùng kính hội tụ (kính lão), nên dùng kính không có màu để đọc, nhìn gần. Không nên dùng kính có độ quá cao hoặc quá thấp so với yêu cầu, làm mắt phải điều tiết nhiều gây mệt mỏi. Kính tốt là đọc được rõ ràng, dùng lâu vẫn cảm thấy nhẹ nhàng thoải mái, chất lượng của kính còn phụ thuộc vào kỹ thuật làm kính, độ nặng của gọng, độ chênh của mắt kính và khoảng cách giữa kính và mắt.
Thông thường dùng kính sau 3 – 5 năm phải thay số. Chú ý hiện tượng lão suy tí mắt có thể xảy ra sớm ở những người đọc viết nhiều. Nếu dùng kính lâu (quá 5 năm) vẫn đọc được hoặc dùng kính thấp hơn số đang dùng lại thấy rõ hơn. Hiện tượng đó cho thấy đã bắt đầu đục thủy tinh thể. Khi đó cần đi khám để chuẩn đoán chính xác.
Kính lão thị cho người viễn thị:
Viễn thị là một tật khúc xạ do đường kính trước sau của nhãn cần ngắn hơn bình thường (khả năng này cũng có thể xảy ra ở người trẻ tuổi). Nếu để quá lâu mới phát hiện bị viễn thị thì khả năng điều chỉnh là khó khăn.
Khi dùng kính lão thị, số kính ở người viễn thị sẽ cao hơn sô kính ở người chính thị (người không có tật khúc xạ).
Kính dùng cho người cao tuổi cận thị:
Cận thị là một tật khúc xạ do đường kính trước sau của nhãn cầu quá dài (cận thị trục), giác mạc quá cong hoặc do lực khúc xạ của thủy tinh thể quá cao (cận thị khúc xạ). Cận thị có thể là một bệnh của toàn bộ nhãn cầu gây tổn hại ở củng mạc, màng bồ đào và võng mạc. Đây là loại “cận thị bệnh” hoặc “cận thị ác tính” sẽ gây nhiều biến chứng trầm trọng rất nguy hại đối với chức năng thị giác.
Việc sử dụng kính ở người cao tuổi phải được đến bác sĩ để khám và đo cho chính xác để sử dụng kính hợp lý.