CHUỐI HỘT

Tên khác:             Chuối chát

Tên khoa học: Musa brachycarpa Back.

Họ Chuối (Musaceae)

MÔ TẢ

Cây thảo lớn, có thân rễ thường gọi là củ chuối. Thân mọc thẳng chính là thân giả do các bẹ lá to mọc ốp vào nhau. Lá mọc tụ tập ở ngọn, dài lm hay hơn, cuống mập hình máng, gân giữa lồi lên ở mặt dưới, gân phụ song song sít nhau.

Cụm hoa mọc ra từ giữa thân giả chính là thân thật thành bông dài bao bọc bởi nhiều lá bắc màu đỏ thẫm, trong mỗi lá bắc có nhiều hoa xếp đều đặn thành hai hàng mà khi quả chín, lá bắc rụng đi, gọi là nải; bao hoa có đài, tràng và nhị; bầu hạ.

Quả mọng to, có 5 cạnh, có hạt màu đen.

tác dụng của chuối hột
tác dụng của chuối hột

PHÂN BỐ, NƠI MỌC

Chuối hột phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Á, một số nước Đông Nam Á, Ấn Độ, Trung Quốc.

Ở Việt Nam, cây được trồng từ lâu đời ở các tỉnh miền núi, trung du và đồng bằng. Cây dễ sống, có thể mọc được ở góc vườn, dưới bóng các cây ăn quả khác, thậm chí ngay cạnh các gốc tre.

BỘ PHẬN DÙNG, THU HÁI, CHẾ BIẾN

Tất cả các bộ phận của cây chuối hột từ thân rễ, thân, lá đến hoa, quả, hạt đều được dùng. Thân rễ, thân và lá thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô. Hoa và quả thu hái đúng vào mùa sinh sản của cây; dùng tươi hay phơi, sấy khô.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Thân rễ chứa nước, tinh bột, acid amin, muối khoáng.

Quả xanh chứa nhiều tinh bột và chất chát. Khi quả chín, tinh bột chuyển thành đường sucrose, glucose, íructose. Hạt chứa tanin.

CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Trong các loại chuối, chuối hột có hương vị kém hơn cả, nhưng lại được dùng làm thuốc phổ biến trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian.

Củ chuối hột rửa sạch, cắt miếng rồi giã nát, vắt lấy nước uống chữa cảm nóng, sốt cao, háo khát, mê sảng. Củ chuối hột phối hợp với tầm gửi cây dâu, rễ cỏ tranh, thài lài tía (mỗi thứ 12g) thái nhỏ, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm hai lần trong ngày, chữa ho ra máu; với củ sả, tầm gửi cây táo hoặc vỏ cây táo (mỗi thứ 4g), sao vàng, sắc uống chữa kiết lỵ ra máu.

Đồng bào vùng núi cao lại dùng củ chuối hột sắc uống với củ chuối rừng và rễ cây móc (mỗi thứ 10 – 20g) để làm thuốc an thai.

Thân cây chuối hột non cắt đoạn, nướng chín, rồi ép lấy nước, ngậm với ít muối chữa đau nhức răng.

Lá chuối hột phơi khô (10g), mốc cây cau (20g), tinh tre (20g). Tất cả đốt tồn tính, tán nhỏ, sắc uống chữa băng huyết, nôn ra máu.

Hoa chuối hột thái nhỏ, luộc hoặc làm nộm ăn để tăng tiết sữa và chống táo bón ở phụ nữ mới đẻ.

Quả chuối hột còn non, thái mỏng, trộn với rau sống, ăn với nộm sứa, gỏi cá để giảm vị tanh và đề phòng tiêu chảy. Quả chuối hột xanh thái mỏng, sấy khô, sao vàng, hạ thổ trong vài ngày, mỗi lần dùng 50 – 100g sắc với nước cho đặc, uống làm 2 – 3 lần trong ngày vào lúc no, chữa sỏi bàng quang. Có thể dùng dạng nước hãm như pha trà mà uống hoặc tán dược liệu thành bột, rây mịn, uống mỗi ngày 30 – 50g chia làm hai lần. Để chữa đái tháo đường, uống nước sắc quả chuối hột xanh (30g) hàng ngày, đồng thời, ăn hạt đậu chiều và rau khoai lang đỏ luộc.

Dùng ngoài, lấy quả chuối hột xanh vừa ngắt khỏi cây, cắt đôi, lấy nhựa bôi chữa hắc lào.

Quả chuối hột chín ăn không ngon, nhưng thấy ra giun. Vỏ quả chuối hột chín (40g) phơi khô, sao hơi vàng tán bột; quế chi (4g), cam thảo (2g) tán bột. Trộn đều hai bột, luyện với mật làm viên, uống 2 – 3 lần trong ngày với nước ấm chữa đau bụng kinh niên. Để chữa kiết lỵ, lấy vỏ quả chuối hột chín (20g), rễ gai tầm xoọng (20g), vỏ quả lựu (20g), rễ tầm xuân (20g), búp ổi (10g), phơi khô, sắc uống trong ngày.

Hạt quả chuối hột chín (200g) giã nát, ngâm với rượu 40° (1 lít) trong 10 ngày, thỉnh thoảng lắc đều (để càng lâu càng tốt). Ngày uống 2 lần, mỗi lần 15 ml vào trước bữa ăn hay trước khi đi ngủ (có thể thêm đường cho dễ uống). Thuốc có tác dụng giảm đau, tiêu sưng, chữa đau lưng, chân tay nhức mỏi, thấp khớp.

Chữa các bệnh từ quả chuối hột

Chuối hột, còn gọi là chuối chát, là cây mọc hoang và cũng trồng nhiều, tỉnh nào cũng có. Quả chuối hột lành, khi chín ăn ngọt, nhưng có nhiều hột. Trong dân gian, thường dùng chuối hột chữa một số bệnh có kết quả tốt. Một số cách chữa bệnh dùng chuối hột như sau:

  1. Chữa sỏi thận

Chọn chuối thật chín, lấy hột phơi khô, tán nhỏ nấu lấy nước uống; cho 7 thìa nhỏ (thìa cà phê) bột hột chuối vào 2 lít nước đun nhỏ lửa, khi còn 2/3 nước là được; uống hàng ngày như nước trà, uống liền 2-3 tháng, cho kết quả khá tốt. Hoặc quả chuối hột đem thái mỏng, cho kết quả khá tốt. Hoặc quả chuối hột đem thái mỏng, sao vàng, hạ thổ 7 ngày; mỗi ngày lấy một vốc tay (chừng một quả) sắc với 3-4 bát nước uống vào lúc no.

  1. Chữa bệnh tiểu đường

Đào lấy củ cây chuối hột, rửa sạch, giã nát ép lấy nước uống, dùng thường xuyên và lâu dài có tác dụng ổn định đường huyết. Vì củ chuối không nhiều và đào củ phức tạp, có thầy thuốc đã cải tiến làm cách sau cũng thu được kết quả tốt, chọn cây chuối hột có bắp đang nhú, cắt ngang cây (cách mặt đất 20-25cm) và khoét một lỗ rỗng to ở thân chuối, để một đêm, sáng hôm sau múc nước từ lỗ rỗng (do gốc thân cây chuối tiết ra) mà uống. Dùng thường xuyên sẽ ổn định được đường huyết.

  1. Chữa cảm nóng sốt cao phát cuồng

Đào lấy củ chuối hột, rửa sạch, giã nát, vắt lấy một bát nước cho người bệnh uống sẽ giảm sốt và không nói mê.

  1. Chữa hắc lào

Lây một quả chuối hột còn xanh tươi nhiều nhựa, cắt đôi, cầm xát trực tiếp vào nơi hắc lào, bệnh đỡ nhanh dùng liên tục 7-8 ngày là khỏi.

  1. Trẻ em táo bón

Lấy 1-2 quả chuối chín đem vùi vào bếp lửa, khi vỏ quả ngả màu đen, ruột chín nhũn lấy ra để nguội, cho trẻ ăn, khoảng mươi phút sau là đi đại tiện được.

Ngoài ra, lá và vỏ quả chuối khô còn được sắc uống làm thuốc lợi tiểu và chữa được chứng phù thủng, nước sắc quả chuối hột chữa đái rắt. Rễ cây chuối hột sắc uống chữa cảm mạo.

0/50 ratings
Bình luận đóng