I. Các khối u lành (Adenom, Cystadenome)
1. Đại cương:
- U lành tính của tụy: hiếm gặp là loại u nang tụy.
- Có hai loại:
+ U nang thực: do ống tụy bị tắc, dịch tụy bị ứ lại làm ống dẫn dịch tụy giãn to ra.
+ Giả nang: (hay gặp hơn): thành của nang là tổ chức tụy và các cơ quan lân cận.
Giả nang là hậu quả sau viêm tụy cấp, chấn thương.
2. Triệu chứng học:
- Cơ năng: đau thượng vị âm ỉ, dữ dội (u to nhanh hoặc chảy máu)
- Khám: 1 u vùng thượng vị hoặc hạ sườn trái.
3. Chẩn đoán:
Lâm sàng có thể nhầm: u nang ống mật chủ, thận ứ nước.
- Chọc hút dịch u nang tụy: giầu men tụy (amylaza)
- Dùng siêu âm chẩn đoán xác định.
- Có khi chụp bơm hơi sau phúc mạc: loại trừ u nang thận.
4. Điều trị:
Phẫu thuật cắt bỏ u nang.
II. Ung thư tụy (u tụy không bài tiết)
1. Đại cương:
a. Định nghĩa.
Ung thư tụy là một khối u ác tính có thể thứ phát (u nơi khác di căn tới) hoặc ung thư của bản thân tụy (hiếm gặp).
b. Sự thường gặp
– ít gặp: chiếm 2% ung thư nói chung, 10% ung thư hệ tiêu hoá.
- Nam gấp 2 – 3 lần nữ
- Tuổi hay gặp: 40 – 60 tuổi.
- Viêm tụy mạn là yếu tố thuận lợi gây ung thư.
c. Giải phẫu bệnh
- Đại thể:
+ U cứng, rất cứng, có thể mềm như não, có khả năng là u nang.
+ U nhỏ ít triệu chứng. U to xâm lấn (nhiều triệu chứng).
- Vi thể: Epithelioma xuất phát từ ống tụy.
- Vị trí: 70% đầu tụy; 20% thân tụy; 10% đuôi tụy.
2. Triệu chứng học:
Cơ năng: (tuỳ vị trí u).
- Đau thượng vị âm ỉ hoặc dữ dội tăng lên sau khi ăn, lan ra sau lư ấn điểm sườn sống lưng hai bên đau.
- Kém ăn, ỉa lỏng: có khi ỉa lỏng nặng, nói chung ỉa chảy vừa phải, 3 lần/ngày, phân nát, sền sệt, sống phân.
- Gầy sút, có trường hợp gầy sút
- Sốt: ít khi gặp
- Tuỳ theo vị trí khối u có một số dấu hiệu cơ năng khác nhau:
+ U đầu tụy:
. Nổi bật là tắc mật
. ít đau, gầy sút ít.
. Vàng da tăng dần.
+ U đuôi tụy: ít triệu chứng cơ năng, có đau chỉ là đau âm ỉ.
+ U thân tụy:
. Đau thượng vị nổi bật nhất, đau dữ dội
. Gầy sút nhanh
. Rối loạn tiêu hoá cũng thường gặp.
Thực thể
- Sờ thấy khối u, tuỳ vị trí:
+ U thượng vị: nhầm với u dạ dày, gan mật.
+ U hạ sườn trái: nhầm thận, lách, đại tràng Nghe các khối u đôi khi thấy có thổi tâm thu.
- Ngoài tụy:
+ Tắc mật: vàng da, gan to, túi mật to
+ Lách to (hiếm) u tụy to gây tăng ALTMC gây lách to, nôn máu.
+ Hạch di căn
+ Gầy, phù nề, thiếu máu.
3. Chẩn đoán:
Chủ yếu dựa và cận lâm sàng:
- Chụp động mạch tụy
- Siêu âm động mạch tụy
- Siêu âm tụy kết hợp sinh thiết
- Chụp cắt lớp vi tính (CT)
- Ghi hình phóng xạ
- Chụp đường tụy ngược dòng
Tuỳ vị trí của khối u có xét nghiệm bổ sung.
- Với u đầu tụy: xét nghiệm hội chứng tắc mật. Chụp khung tá tràng.
- Với u thân tụy: chụp dạ dày nghiêng, SOB, xét nghiệm đường máu.
- U đuôi tụy: chụp dạ dày thẳng, nghiêng Cần chẩn đoán phân biệt:
- U đầu tuy với viêm tụy mạn thể u (đái đường + suy mòn).
- U thân tụy với viêm tụy mạn thể tắc ống dẫn tụy (siêu âm, chụp tụy ngược dòng).
III. U tụy có bài tiết.
1. Đại cương:
a. Định nghĩa:
U tụy có bài tiết là u xuất phát từ tế bào của đảo Langherhans. Lúc đầu là u lành sau thành u ác tính, kích thước u và triệu chứng bệnh không tương xứng với nhau.
b. Phân loại:
- U bài tiết Insulin (Insulinome) xuất phát từ tế bào A của đảo Langherhans: u đầu tụy, đuôi tụy có 1 u hoặc nhiều u, có khi không thấy u chỉ là quá sản với các Microadenome dưới
- U bài tiết gastrin (Gastrinome): hội chứng Zollinger – Ellison u xuất phát từ tế bào A hay D của đảo Langherhans chưa xác định rõ.
- Hội chứng Vemer – Morrison: khối u chưa rõ xuất phát từ tế bào nào (có thể là tế bào D). U tiết chất VII (Varoactive Intestinal petide chất này kích thích ruột bài tiết nước và điện giải.
2. Triệu chứng chẩn đoán mỗi loại
INSULINOME
a. Triệu chứng:
Cơn hạ đường máu lúc đói
b. Chẩn đoán dựa vào:
- Đường máu lúc đói hoặc lúc có cơn hạ đường máu giảm (bình thường: 3,9 – 6,6 mmol/l)
- Nghiệm pháp Conn: hạn chế ăn đường mỗi ngày dưới 50g theo dõi đường máu lúc đói trong 3 ngày liền.
- Nghiệm pháp Tolbutamid: sau khi uống Tolbutamid đường huyết không hạ hoặc hạ không đáng kể, không quá 20%.
- Định lượng Insulin trong máu tăng
GASTRINOME
a. Triệu chứng:
- U này gặp ở thân và đuôi tụy (55 – 60%) là u ác tính di căn gan, hạch. Khối u này tiết ra Gastrin (chất này gây nên quá sản niêm mạc dạ dày, tăng tiết dịch dạ dày HCl và Pepsin).
- Loét dạ dày tá tràng: loét tiến triển, tái phát điều trị bằng các thuốc chống loét không kết quả, có thể loét cả thực quản, ruột.
- ỉa chảy với phân có mỡ. (Stéatorrhee)
b. Chẩn đoán:
- Chụp dạ dày tá tràng có nhiều ổ loét
- Nội soi DDTT: nhìn thấy nhiều ổ loét
- Dịch vị tăng toan tăng tiết.
- Định lượng gastrin trong máu tăng
c. Điều trị:
- Nội khoa:
+ Tagamet (Cimetidin): 200 – 400mg x 3 lần/ngày
+ Ranitidin 150mg x 3 lần/ngày
Điều trị liều trên trong 4 tuần giảm dần rồi dùng liều duy trì 1 lần/ngày x 1 – 2 năm.
- Ngoại khoa:
+ Cắt bỏ u tụy, cắt dạ dày.
* Hội chứng VERNER – MORRISON (1958).
Triệu chứng:
– ỉa chảy mạn tính, ỉa chảy nặng, phân toàn nước dẫn tới giảm Kali máu (bình thường 3,5 – 5 mEq, 3,5 – 5 mmol/l)
– Không tăng tiết dịch vị mà giảm tiết giảm toan, vô toan.
– Lâm sàng ỉa chảy mạn, nặng
– Định lượng K máu giảm
Chẩn đoán:
- Dịch vị giảm tiết, vô toan, thiểu toan
- Chụp động mạch tụy, SA, CT hoặc đồng vị phóng xạ