CÂU HỎI

Một bệnh nhân vào viện có tiếng thổi đầu kỳ tâm trương, âm sắc cao, nghe ở khoang liên sườn III cạnh ức T, và tiếng thổi giữa kỳ tâm trương, âm sắc trầm ở mỏm tim. Tiếng thổi nghe rõ nhất ở cuối kỳ thở ra và cường độ tăng lên khi nắm tay chặt lâu. Ngoài ra, có tiếng T3, và tiếng thổi tống máu, mỏm tim lệch trái và trước. Mạch quay nảy mạch vào kỳ tâm thu, huyết áp là 170/70mmHg, mạch là 98 lần mỗi phút, nhịp thở 18 lần mỗi phút. Điện tâm đồ được làm và kết quả nào sau đây phù hợp nhất ở bệnh nhân này?

A. Đoạn ST chênh lên, và PR ngắn nhiều chuyển đạo.

B. Sóng Q ở các chuyển đạo trước tim.

C. Phì đại thất trái.

D. Điện thế thấp.

E. Lớn nhĩ phải.

TRẢ LỜI

Tiếng thổi ở bệnh nhân này phù hợp với bệnh nhân hở chủ mạn tính, tiếng thổi này thường có âm độ cao ở khoang liên sườn 3 cạnh ức trái, ngược lại tiếng thổi tâm trương ở đỉnh ở đỉnh giống như hẹp 2 lá (rung Austin- Flint) thường không biểu hiện. Biểu hiện của hở chủ ở mạch máu ngoại vi là chênh áp tâm thu và tâm trương rộng, và sự cân bằng áp lực giữa động mạch chủ và thất trái cuối kỳ tâm trương. Khi áp lực thất trái tăng, thất trái phì đại như là 1 cơ chế bù. Nhĩ trái, không phải là nhĩ phải thường có dấu hiệu giãn trên ECG nếu có hở van 2 lá mạn tính. Sóng Q ở các chuyển đạo trước tim bất thường là do nhồi máu cơ tim. Đoạn ST chênh xuống ở các chuyển đạo xa thường có ở phì đại thất trái nhiều. Điện thế thấp trên ECG thường gặp ở bệnh lý phổi tắc nghẽn, tràn dịch màng tim và thâm nhiễm màng tim. ST chênh lên lan tỏa và PR giảm thời gian thường gặp trong viêm ngoại tâm mạc.

Đáp án: C.

5/51 rating
Bình luận đóng